Xem mẫu

  1. 4 sai lầm lớn về nhân sự của doanh nghiệp nhỏ 10 sai lầm phổ biến của chủ doanh nghiệp nhỏ 4 sai lầm ngớ ngẩn nhất trong việc tuyển dụng Tránh những sai lầm trong quyết định tuyển dụng Tôi từng nhận được email từ một nhân viên của một công ty nhỏ, người này muốn biết làm cách nào để từ chối sự “đề bạt” của sếp: l àm một lúc 2 việc mà không được trả thêm lương, không chức danh, và cũng không có thêm khoản thưởng nào. Cô ấy viết trong thư như sau: “Công ty này ép nhân viên phải làm một lúc quá nhiều việc vượt quá khả năng của họ mà không trả công. Họ lấy cớ rằng họ l à công ty nhỏ, và nhân viên phải sẵn sàng làm một lúc nhiều việc. Họ động viên tôi rằng tôi rất có tiềm năng với những công việc này và rồi một ngày nào đó tôi sẽ được đề bạt. Có thể đúng thế thật, nhưng tôi vẫn thấy áp lực hơn vì phải làm đến 2 công việc mà chỉ được nhận 1 khoản lương.” Cái tâm lý “vì chúng ta nhỏ nên mọi người đều phải cố gắng 110%!” này rất phổ biến. Nhưng khi lợi nhuận tăng lên, người nhận được nhiều hơn vẫn là chủ doanh nghiệp, chứ hiếm khi là nhân viên. Chủ doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng hi sinh vì thành công của công ty, và họ cho rằng nhân viên của mình cũng cần phải sẵn lòng hi sinh như vậy. Suy xét kĩ hơn, bạn sẽ thấy tâm lý này có thể gây hại cho doanh nghiệp nhỏ bằng nhiều cách. Dưới đây là bốn trong số đó: 1. Bạn mong chờ nhân viên sẽ đối xử với mình như người một nhà “Vì chúng ta nhỏ, nên chúng ta giống như một gia đình.” Nghe thì rất hay, nhưng rồi bạn sẽ nhận ra rằng mỗi gia đình đều tiềm ẩn một vấn đề nào đó. Có thể bạn nghĩ rằng đối xử với nhân viên “như người một nhà” sẽ khiến họ sống chết làm việc gì “gia đình”. Nhân viên của bạn không hề muốn
  2. được đối xử như vậy. Họ muốn được trả lương, được thưởng và muốn có một ranh giới rõ ràng trong mối quan hệ này. Không gọi điện lúc nửa đêm, không bắt buộc phải có mặt trong mọi buổi li ên hoan, và mời đi ăn tối – đó là những gì họ muốn. 2. Cho rằng “vào sau, ra trước” là một chính sách nhân sự hợp lý Vào thời kỳ khó khăn, bạn có thể phải sa thải bớt nhân vi ên. Điều này chắc chắn là một trong những quyết định khó khăn nhất, khổ sở nhất mà bạn phải đưa ra. Để giảm nỗi đau cho mình, chủ doanh nghiệp thường quyết định dựa trên sự gắn bó và số năm làm việc của nhân viên tại công ty, thay vì dựa trên giá trị mà họ đóng góp cho công ty. Người bạn cần giữ lại là những nhân viên tốt nhất, chứ không phải những nhân viên “già” nhất. 3. Bạn là miếng “thịt mỡ” cho bạn bè và họ hàng Bạn tin tưởng bạn bè và họ hàng mình, do đó thuê họ hẳn là quyết định hợp lý? Chà, chỉ khi nào họ đúng là người bạn cần cho công việc đó mà thôi. Bạn có thể sa thải em trai của mình, nhưng sau đó mẹ bạn sẽ gọi điện yêu cầu bạn cho em trai tiếp tục làm việc, bạn sẽ giải quyết thế nào? Còn người bạn thân hồi cấp 3 có thể nói chuyện với bạn rất hợp, nhưng liệu anh ta có thực sự lên kế hoạch marketing cho bạn được không? Hãy tuyển dụng dựa trên năng lực thay vì quan hệ, bạn sẽ hạn chế được nhiều vấn đề trong dài hạn. 4. Chờ quá lâu mới sa thải những nhân viên có vấn đề Sa thải là việc khó khăn, khủng khiếp đối với cả người phải sa thải và người bị sa thải. Nhưng trừ khi công ty của bạn thực sự là một khối đoàn kết chặt chẽ (điều này rất khó xảy ra), nếu không bạn có thể sai thải nhân viên mà bạn cảm thấy có vấn đề bất cứ lúc nào bạn muốn, chỉ cần việc đó không vi phạm bộ luật lao động là được. Nếu bạn thấy nhân viên của mình có vấn đề, hãy thông báo bằng văn bản, cảnh cáo, rồi sa thải. Nếu bạn thấy băn khoăn, bạn có thể hỏi ý kiến của
  3. chuyên gia (ví dụ như một luật sư), nhưng đừng chần chừ quá lâu, cũng đừng mong chờ rằng nhân viên đó sẽ thấy chán nản và tự bỏ việc.
nguon tai.lieu . vn