Xem mẫu

  1. 3 câu hỏi mang lại phản hồi hiệu quả Các câu hỏi và các câu trả lời luôn tốt. Nhưng để có được những câu trả lời chất lượng cho mình bạn cần có thói quen đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của người khác 3 câu hỏi sẽ nhận được phản hồi tích cực Không một nhà lãnh đạo nào không nhận được đánh giá từ người khác. Nhưng để được đánh giá tốt là việc hoàn toàn không dễ dàng. Hãy hỏi những người cộng sự của mình 3 câu hỏi sau để nhận được những thông tin phản hồi quý giá nếu bạn cần phải thay đổi: 1. Bạn nên dừng làm gì? Hãy hỏi nếu bạn đang dần tới thành công. 2. Bạn nên tiếp tục làm gì? Hãy hỏi nếu bạn băn khoăn liệu việc bạn đang làm có đúng và bạn nên làm tiếp hay không. 3. Bạn nên bắt đầu làm gì? Khi bạn dừng việc đang làm, bạn cần thời gian và dũng khí để bắt đầu công việc mới.
  2. Khi tôi còn là sinh viên, Phill Daniels, một trong số những giáo sư tâm lý học tại trường Đại học Brigham Young đã dạy cho chúng tôi về cơ chế của sự phản hồi, mà giáo sư gọi là quá trình SKS. Đó đơn giản là một quá trình khi chúng ta hỏi ý kiến của người khác về việc nên dừng lại (S), tiếp tục (K), hay bắt đầu làm một việc gì đó, với vai trò là giáo viên, bạn bè, vợ chồng, bố hay mẹ… Họ sẽ được yêu cầu trả lời giới hạn trong 3 câu hỏi được liệt kê sau đây. Thực tế, tôi đã giới thiệu quá trình SKS tới khoa thẩm định tại các trường đại học, cũng như đánh giá trực tiếp tại Wall Street. Tôi nhận ra rằng nó không chỉ giúp tôi mà cả những người khác tránh được những ảo tưởng về bản thân mình, hiểu rõ tầm quan trọng của việc nhận biết chính xác chúng ta nên từ bỏ, tiếp tục hay bắt đầu một mốc công việc nào đó một cách thực tế. Đặt câu hỏi cho người khác và chờ hồi đáp, áp dụng SKS, có thể rất quan trọng cho sự phát triển chuyên nghiệp. Cần lưu ý với bạn nên đề cập về SKS với cả những người cộng tác của mình. Và hãy đề nghị họ đánh giá bạn bằng phương pháp SKS và yêu cầu bạn phải có tránh nhiệm trả lời những gì họ đưa ra. Đây là một cách làm đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Thực hiện thường xuyên, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta phải từ bỏ vị trí thấp (cho vị trí cao hơn), dù cách giải quyết này sẽ khiến bạn phải từ bỏ một số thói quen hàng ngày. Bằng cách yêu cầu những đồng sự của mình trả lời 3 câu hỏi đơn giản, bạn sẽ thu được những hồi đáp quý báu: 1. Tôi nên dừng làm gì? 2. Tôi nên tiếp tục làm gì?
  3. 3. Tôi nên bắt đầu làm gì? Phương pháp SKS cũng giúp bạn chống lại khuynh hướng tránh nghe ý kiến của người khác về thái độ và hành vi của mình. Khi bạn thấy tồi tệ nhất về bản thân, bạn không muốn nghe phản hồi từ người khác. Bạn không muốn biết. Bạn đưa ra lý do vì mình đã chịu sự hà khắc từ chính bản thân, nên bạn không cần bất cứ ai trách cứ, chỉ triết bạn thêm nữa. Lý do này đã tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến bạn không muốn tìm hiểu những quan điểm khác hay yêu cầu sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Nếu bạn không chịu lắng nghe sự thật dù khó nghe từ những người khác, bạn không nhất thiết phải thừa nhận đó là sự thật. Quá trình SKS đã giúp phá vỡ sự ảo tưởng về chính mình. Nếu đồng sự của bạn cũng thực hiện SKS, hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây để nhận biết những hành vi có thể khiến bạn tiếp tục gặp rắc rối và những hành vi có thể giúp bạn thay đổi hướng đi: DỪNG LẠI:  Bạn có từng nghe rằng bạn nên từ bỏ việc mà bạn cảm thấy đó là kỹ năng và sức mạnh của bạn?  Phải chăng phản ứng đầu tiên của bạn là việc từ bỏ công việc này sẽ gây nên hậu quả thảm khốc?  Suy nghĩ kỹ, có thể bạn lại tái phạm sai lầm? Nếu bạn dừng làm một việc gì đó, bạn sẽ có cơ hội để thực hiện những công việc mới lạ?
  4. TIẾP TỤC:  Có việc gì đó bạn làm đúng và mọi người cũng cảm thấy bạn nên làm việc đó nhiều hơn nữa?  Bạn có từng vì một vài lý do đã hành xử hay dùng kỹ xảo tùy tiện chưa?  Chuyện gì có thể xảy ra nếu bạn tiếp tục công việc này? Sẽ ảnh hưởng thế nào tới hiệu quả và sự hài lòng với công việc của bạn? BẮT ĐẦU:  Có người nào đó giới thiệu bạn làm công việc mà bạn cảm thấy khác lạ và lo ngại?  Nó cảm thấy bạn bất an? Có phải vì bạn lo sợ rằng có thể bạn sẽ không biết mình phải làm gì?  Tại sao người đó lại giới thiệu bạn bắt đầu làm công việc mới này? Họ nhìn thấy tiềm năng gì từ bạn, nhóm của bạn hay công ty bạn? Chúng ta đều biết, thông tin phản hồi hiếm khi tệ như những gì chúng ta tưởng tượng. Trái lại đó là những điều quan trọng cho việc sớm bắt đầu một quá trình mới.
nguon tai.lieu . vn