Xem mẫu

  1. 19 lời khuyên khi chụp ảnh đường phố Cảnh đường phố luôn gợi ra một không khí hiện đại trẻ trung. Những người ham thích chụp ảnh cũng thường nêu ra các câu hỏi về máy ảnh nào thích hợp nhất để chụp đường phố, ý tưởng về chụp chân dung trên đường phố, các mẹo chụp đường phố, v.v.. Dưới đây là kinh nghiệm của một số nhiếp ảnh gia chụp ảnh đường phố. Thế nào là nghệ thuật chụp ảnh đường phố? “Chụp ảnh đường phố quả thực có sức hấp dẫn; đó chính là hội họa, ghi lại một khoảnh khắc, một nơi chốn, hay đơn giản là để chúng ta mỉm cười – tuy nhiên để đạt được điều này, trước tiên người chụp ảnh phải biết sưu tầm. Trong trường hợp của tôi, việc liên tục sưu tầm lưu giữ những bức ảnh đường, quá trình đuổi theo những bức ảnh với một dòng chảy thơ ca ngầm, khó mà thờ ơ được với thế giới của nhiếp ảnh đường phố”, theo nhiếp ảnh gia Andrew Stark. Loại ống kính nào tốt nhất cho nhiếp ảnh đường phố? “Cá nhân tôi thích sử dụng loại ống kính rộng (24mm, 28mm, 35mm hoặc full frame 35mm) để có thể tiến sát đến chủ thể và ghi lại cái nhìn cận cảnh vào trong bức ảnh. Tôi khuyên bạn hay bắt đầu từ ống kính 75mm hoặc 50mm trước hết để giữ khoảng cách, sau đó mới tiến lại gần”, nhiếp ảnh Markus Hartel chia sẻ. Làm thế nào để có thể chụp được những bức ảnh đường phố đẹp? “Tôi thường dành nhiều thời gian để ngắm ảnh hơn là chụp ảnh. Giá sách của tôi cũng có vài hàng chuyên về sách dạy chụp ảnh. Cái gọi là nhiếp ảnh gia giỏi chỉ
  2. nên được coi là nguồn cảm hứng và động lực giúp bạn chụp đẹp hơn. Những nhiếp ảnh gia như Elliott Erwitt, Henri Cartier-Bresson, Mario Giacomelli, Robert Frank, Sylvia Plachy và Tony Ray-Jones có thể được kể đến”, nhiếp ảnh gia David Gibson nói. Còn nhà nhiếp ảnh Blake Andrews cho rằng: “Theo tôi, một nhiếp ảnh gia chụp ảnh đường phố giải cần có cả sự chính xác lẫn cơ hội. Cái tôi tập trung vào không hề diễn ra tình cờ, nhưung cũng có những khoảnh khắc của số phận – thường là những giây cuối cùng – cho nhiếp ảnh gia chụp. Vì thế công việc thường xuyên của tôi là đi dạo quanh với vài chiếc máy ảnh và sự tập trung cao độ, thế nhưng không bao giờ tôi biết chính xác mình sẽ chụp gì”. “Nhiếp ảnh đối với tôi không phải là một nghề nghiệp, nhưng nó cũng không phải là một sở thích đơn thuần. Đó là cách nhìn thế giới – thế giới ở đây là con người – và cũng là cách kết nối những gì tôi nhìn thấy. Vị trí không quan trọng bằng cảm xúc, cảm xúc càng thoảng qua một tinh tế càng tốt. Đó chính là nhiếp ảnh, phải không?”, nhà nhiếp ảnh Lev Tsimring đúc kết. Địa điểm tốt nhất để chụp ảnh đường phố? “Càng ở trong đám đông thì khoảnh khắc riêng tư của mỗi người lại càng ít đi. Đồng thời, không gian của mỗi người còn phụ thuộc vào nền văn hóa. Ở một số nước mọi người có thói quen đứng nói chuyện và chạm vào nhau ở nơi công cộng trong khi ở một số nước khác lại không như vậy. Nhưng có những luật bất thành văn. Tiếp cận quá gần, ngay trước mặt họ sẽ làm cho người khác cảm thấy căng thẳng, mặc dù là họ cũng không biết vì sao. Ở một hội chợ, giữa đường phố của lễ hội hóa trang, sự kiện thể thao, diễu hành, buổi hòa nhạc hay là một nghi lễ, mọi người thường không có nhiều không gian riêng tư. Những sự kiện như thế này kích thích cảm xúc của mọi người nên họ không cần không gian riêng cho mình. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người
  3. đều cảm thấy rất vui vẻ nên gương mặt có vẻ rất thư giãn”, theo nhiếp ảnh gia Michael Reichmann. Làm thế nào để chụp ảnh người lạ “Chụp ảnh người lạ có lẽ là một trong những khía cạnh khó nhất của nhiếp ảnh đường phố. Nhiều người cho rằng chụp trộm là cách tốt nhất của nhiếp ảnh đường phố, nhưng vẫn có một số ý kiến cho rằng điều này trái với quy phạm đạo đức và cần phải tránh. Thông thường một nhiếp ảnh gia đường phố sẽ chụp mà không can thiệp hay thay đổi sự tự nhiên của cảnh. Tuy nhiên, lén lút chụp người khác sẽ bị quy kết là những tay săn ảnh paparazzi. Xin phép để được chụp ảnh ai đó không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất: Rõ ràng là đặt máy ảnh trước mặt, mọi người có xu hướng ngừng làm những việc trước đó, họ còn sửa lại tóc, cười và nhìn vào máy ảnh…”, theo nhà nhiếp ảnh Nitsa. “Tôi cố gắng ẩn mình đi (một nhiếp ảnh gia trong bộ đồ jeans rất dễ hòa lẫn vào đám đông trên đường phố). Một khi ai đó trông thấy bạn, mọi chuyện sẽ khác đi. Bạn sẽ không chụp được cái mà bạn vừa nhìn thấy.” (Khi ai đó cảm nhận được ánh mắt của nhiếp ảnh gia này, cô ấy không hề ngại. Nếu người đó kêu lên “Đừng chụp tôi!” thì cô ấy sẽ giải thích rằng “Tôi có chụp đâu!” rồi đi mất), nhiếp ảnh gia Vivian Cherry chia sẻ.
nguon tai.lieu . vn