Xem mẫu

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

18 MỘT SỐ YẾU TỐ NGOẠI CẢNH Ở BỆNH PHÒNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hà Thị Huyền*

TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh giấc ngủ của trẻ trước và trong thời gian nằm viện, đồng thời mô tả một số yếu tố của
môi trường bệnh phòng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng của nghiên cứu là
những trẻ nằm điều trị nội trú tối thiểu 05 ngày.
Kết quả: Cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa thời gian ngủ/ngày của trẻ ở nhà và ở viện tại cả
hai thời điểm mùa hè (ở nhà = 11,2 giờ, ở viện = 10,9 giờ) cũng như mùa đông (ở nhà = 12,2 giờ, ở viện = 10,5
giờ). Trong số các yếu tố môi trường được nghiên cứu, cường độ tiếng ồn, cường độ ánh sáng sáng, nhiệt độ
buồng bệnh, số bệnh nhân trong phòng và tần suất đi lại của người nhà có liên quan nghịch biến đến thời gian
ngủ của trẻ. Ngược lại, có mối liên quan đồng biến giữa diện tích buồng bệnh và thời gian ngủ của trẻ.
Kết luận: Như vậy, thời gian ngủ của trẻ khi nằm viện giảm đáng kể so với trước khi vào viện. Các yếu tố
môi trường bệnh phòng liên quan cả đồng biến lẫn nghịch biến với thời gian trẻ ngủ. Do đó, điều dưỡng cần có
biện pháp can thiệp phù hợp để nâng cao giấc ngủ của trẻ trong thời gian điều trị nội trú.
Từ khóa: Trẻ em, giấc ngủ.

ABSTRACT
ENVIRONMENTAL FACTORS AFFECTING CHILDREN’S SLEEP AFTER HOSPITALIZATION IN
NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL
Ha Thi Huyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 160- 165
Objectives: To compare pediatric patients’ sleep before and after hospitalization, and investigate the
relationships between environmental factors and children’s sleep.
Methods: Descriptive study.
Results: Showed a significant reduction in sleeping time of children after hospital admission in both summer
(at home = 11.2 hours, in hospital = 10.9 hours) and winter (at home = 12.2 hours, in hospital = 10.5 hours). The
intensity of noise, light, and the temperature of the room, number of roommates, and frequency of walking around
of caregivers negatively associated with children’s sleep. In contrast, size of the patients’ room was positively
related to children’s sleep.
Conclusions: The sleeping time of children significantly reduced after hospitalization. There were many
environmental factores both negatively and positively associated with children’s sleep. This study pointed to a
need for a proper nursing intervention with regard to improve pediatric patients’ sleep after hospital admission.
Key words: Children, sleep.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ và nghỉ ngơi là một trong các nhu
cầu cơ bản của con người. Giấc ngủ có vai trò
* Trường Đại học Dân Lập Thăng Long.
Tác giả liên lạc: CN. Hà Thị Huyền, ĐT: 0976084696,

160

như một quá trình phục hồi và tái tạo năng
lượng của cơ thể (2,1,4,7,8). Nhu cầu ngủ khác
nhau theo tuổi, sự phát triển tâm thần, thể
chất và các yếu tố môi trường. Nhóm người

Email: huyenha84@gmail.com

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
già, người ốm đau bệnh tật và trẻ em có nhu
cầu ngủ cao hơn. Đặc biệt đối với bệnh nhi thì
việc chăm sóc, điều trị cần thể hiện tính toàn
diện, vừa chữa khỏi bệnh vừa đảm bảo trẻ
phát triển bình thường về thể chất và tâm
thần(6). Tìm hiểu về ảnh hưởng của một số yếu
tố đến giấc ngủ bước đầu có thể gợi ý người
điều dưỡng đưa ra giải pháp nâng cao chất
lượng chăm sóc bệnh nhi nói chung và chăm
sóc giấc ngủ cho bệnh nhi nói riêng. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, tuy nhiên
trong khuôn khổ đề tài này nhóm nghiên cứu
chỉ đề cập đến một số yếu tố thuộc môi
trường bệnh phòng vì đây là những yếu tố
liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chăm sóc
người bệnh của điều dưỡng viên.

Mục tiêu nghiên cứu
So sánh giấc ngủ của trẻ trước khi vào viện
và trong thời gian nằm viện.
Mô tả một số yếu tố của môi trường bệnh
phòng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Nghiên cứu Y học

Tình trạng giấc ngủ: Có 3 mức đ ộ: Ngủ sâu,
ngủ hay giật mình và ít ngủ hay quấy khóc.
Các thông tin trên được nghiên cứu viên
theo dõi và phỏng vấn qua người chăm sóc
chính của trẻ.

Yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
Âm lượng tiếng ồn TB (dB).
Cường đ ộ ánh sáng TB (lux).
Nhiệt đ ộ phòng TB (oC).
Số trẻ trong phòng (bệnh nhi).
Số trẻ nằm cùng giường (bệnh nhi).
Tổng số người chă m sóc (người).
Số lượt ra – vào của nhân viên y tế (lượt).
Số lượt ra – vào của người nhà bệnh nhân
(lượt).

Phương pháp và công cụ nghiên cứu
Phỏng vấn: Sử dụng phiếu theo dõi thời
gian ngủ và tình trạng giấc ngủ của trẻ trong 05
ngày tại bệnh viện.

viện Nhi Trung Ương và nhóm các đối tượng

Đo âm lượng tiếng ồn và cường độ ánh sáng
tại vị trí đầu giường trẻ nằm, đếm số trẻ nằm
cùng giường (ghép giường), tính thời gian ngủ
và quan sát tình trạng giấc ngủ của trẻ. Đồng
thời lấy các thông số về nhiệt độ phòng, tổng số
trẻ trong phòng, tổng số người trông trẻ, số lượt
người ra – vào phòng (bao gồm cả nhân viên y
tế và người nhà của trẻ).

chăm sóc chính cho trẻ. Loại trừ các trẻ mắc

Xử lý số liệu

bệnh tâm thần, đang sử dụng thuốc an thần

Sử dụng phần mềm Epi Data nhập và xử lý
số liệu, tính ra tỷ lệ %, sử dụng T-test và test
ANOVA để so sánh các số trung bình, tìm mối
tương quan nhị biến.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 109 bệnh nhi điều
trị nội trú tối thiểu 05 ngày tại khoa Ngoại, khoa
Tiêu hoá, khoa Tim mạch, khoa Hô hấp - Bệnh

hoặc đang sốt, khó thở.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Nội dung và biến số nghiên cứu
Thời gian ngủ và tình trạng giấc ngủ
Mỗi trẻ sẽ được thu thập các thông tin sau:

Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành tại bệnh viện Nhi TW
vào mùa hè và mùa đông năm 2009.

KẾT QUẢ

Thời gian ngủ trung bình/ ngày trước khi
vào viện (giờ/ ngày).

Nhóm bệnh nhi hay gặp nhất là từ 12-24
tháng (45,9%), tuổi trung bình là 21,0 ± 2,7 tháng
với nam 58,7%, nữ 41,3%.

Thời gian ngủ trung bình/ ngày khi nằm
viện (giờ/ ngày).

Bệnh nhi phân bố tương đối đồng đều giữa

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

161

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học

các khoa nghiên cứu, khoa Ngoại 22,9%; khoa
Tim mạch 26,6%; khoa Tiêu hoá 24,8%; khoa Hô

hấp 25,7%.

So sánh thời gian ngủ của trẻ trước khi vào viện và khi nằm viện
Bảng 1. So sánh thời gian ngủ của trẻ.
Mùa đông
Trước vào viện Sau khi vào viện

Thời điểm ngủ

p

Mùa hè
Trước vào viện Sau vào viện

p

Sáng 7h30 - 11h30

1,9 ±0,8

1,2 ±1,2

< 0,05

1,2 ± 1,2

0,9 ± 0,8

< 0,05

Trưa 11h30 - 13h30

0,8 ±0,8

0,6 ±0,6

< 0,05

1,0 ± 0,4

0,8 ± 0,6

< 0,05

Chiều 13h30 – 17h00

1,6 ±1,3

1,4 ±1,3

< 0,05

1,7 ± 1,2

1,3 ± 1,3

< 0,05

Từ 17h00 -7h30 hôm sau

7,9 ±3,1

6,8 ±3,0

< 0,05

7,3 ± 2,8

7,4 ± 2,5

> 0,05

Giờ ngủ TB/ngày

12,2±3,1

10,5 ±3,3

< 0,05

11,2 ± 2,9

10.9 ± 2.9

< 0,05

* Nhận xét: Thời gian ngủ của trẻ khi nằm
viện đều giảm so với trước khi vào viện. So sánh
giữa 2 mùa thấy có sự khác biệt về thời gian ngủ
ở hai thời điểm là sáng từ 7h30-11h30 (p
nguon tai.lieu . vn