Xem mẫu

  1. 14 nhầm lẫn trong việc giữ gìn sức khỏe (Phần 2) Bạn có nhớ lần cuối cùng mình ngủ đủ 8 tiếng là khi nào không? Lần cuối cùng bạn đến phòng tập thể dục là khi nào? Bạn không nhớ ư? Đừng lo, bạn không phải là người duy nhất không nhớ những điều này đâu vì những phụ nữ khôn ngoan nhất cũng khó có thể giữ được những thói quen lành mạnh. Ngay cả nhiều người rất “am hiểu” trong việc giữ gìn sức khỏe cũng có thể mắc những sai lầm này. Đọc những điều dưới đây xem bạn có phải là một trong số đó không? Những thói quen xem ra có vẻ như tốt cho sức khỏe nhưng thực tế lại làm cho sức khỏe của bạn có vấn đề. Các chuyên gia sẽ tiết lộ một số điều có thể làm bạn ngạc nhiên và sẽ chỉ cho bạn điều chỉnh những thói quen này.
  2. Mời bạn xem bài bằng slideshow tại đây 14 nhầm lẫn trong việc giữ gìn sức khỏe (Phần 1) Bạn chỉ nên đeo kính áp tròng khi nào cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. 7. Xem thường những cơn đau, nhức Khi bận rộn với việc chăm con, nội trợ trong nhà, và cáng đáng công việc ở cơ quan, đôi khi bạn có thể bị ho, nhức lưng hay đau bụng và bạn nghĩ những biểu hiện đó là bình
  3. thường. Nhưng bạn không nên xem nhẹ những triệu chứng đó. Một vài năm trước, chị Stephanie Golder, 37 tuổi, có 4 con, vẫn đi làm bình thường dù buổi sáng chị thức dậy với cảm giác khó tiêu. Nhưng đồng nghiệp của chị ở bệnh viện Baptist, Miami chỉ nhìn chị và cho chuyển chị vào phòng cấp cứu ngay. Lúc đó, chị hiểu rằng cảm giác khó tiêu đó thực ra là một cơn đau tim. Mặc dù phụ nữ thường có xu hướng đi khám bệnh thường xuyên hơn nam giới, và trong gia đình phụ nữ là người chăm sóc tất cả thành viên và mọi thứ khác nhưng họ lại ít quan tâm đến chính bản thân mình nhất. Các nghiên cứu đã cho rằng một số phụ nữ hay coi thường những cơn đau và sự mệt mỏi hay những triệu chứng cho đến khi gia đình đưa họ đi khám. Cách điều chỉnh: Bạn nên kiểm tra kỹ về sức khỏe của mình xem bạn có mắc các triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm nào không, hoặc tìm hiểu về các nguy cơ mắc bệnh, và báo cho bác sĩ bất kỳ dấu hiệu bất thường của cơ thể.
  4. Đừng bao giờ bỏ xét nghiệm hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ vì nhờ những lần kiểm tra này mà bạn có thể phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và chữa trị kịp thời. 8. Luôn đeo kính áp tròng Nếu đang đang kính sát tròng, bạn nên chuyển sang đeo kính gọng khi cảm thấy khó chịu trong người. Khi bị cảm lạnh hoặc bị sốt, nếu đang đeo kính áp tròng, bạn nên chuyển sang đeo kính gọng. Mắt của chúng ta thường không hoạt động tốt như bình thường khi cơ thể đang có bệnh. Sự thay đổi trong việc tiết nước mắt làm cho người đang đeo kính áp tròng có thể bị viêm màng kết. Cách điều chỉnh: các chuyên gia về nhãn khoa khuyên bạn chỉ nên tiếp tục dùng kính áp tròng khi cơ thể bạn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. 9. Không ngủ đủ giấc
  5. Giành ít thời gian để ngủ có thể là một cách làm thông mình để có nhiều thời gian hơn cho công việc, nhưng những phụ nữ bận rộn này có thể sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho chính sức khỏe của mình. Mặc dù không có con số cụ thể về thời lượng cần cho giấc ngủ của mỗi người, nhưng nhìn chung người trưởng thành nên ngủ trung bình khoảng từ 7 tới 9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, theo số liệu của các cuộc khảo sát mới nhất từ cơ quan nghiên cứu về giấc ngủ Hoa kỳ cho thấy, 20% người Mỹ ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm. Chỉ có 28% người được hỏi cho biết họ ngủ 8 tiếng trở lên mỗi đêm. Khi ngủ đủ giấc, bạn sẽ không có nguy cơ bị thức dậy với cảm giác xây xẩm mà ngay cả cà phê cũng không giải quyết được. Phụ nữ ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm liên tục trong vòng 10 năm sẽ có nguy cơ bị bệnh tim. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng sự thiếu ngủ có thể dẫn đến hiện tượng mất cân bằng của các hormone liên quan đến cân nặng cơ thể, làm cho các tế bào tích lũy chất béo, làm giảm khả năng tiêu hủy chất béo của cơ thể dẫn đến tình trạng tăng cân
  6. nhanh và bệnh béo phì. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra sự liên quan giữa thiếu ngủ với chứng suy nhược và bần thần, cũng như các bệnh về tim mạch và tiểu đường tuýp 2. Theo tổng kết mới đây của Cơ quan quản lý an toàn giao thông Hoa Kỳ, nhiều tai nạn giao thông đã xảy ra do tài xế ngủ gật làm hơn 40.000 người bị thương và 1.500 người chết. Cách điều chỉnh: Bạn nên chấp nhận rằng chúng ta không thể cố làm công việc của 26 tiếng trong vòng 24 tiếng. Bạn nên giảm bớt lượng công việc lại. San sẻ việc gia đình cho các thành viên khác, chồng hay con. Lập ra giờ giấc ngủ cho riêng bạn, và làm đúng như vậy mỗi tối. Tránh uống cà phê vào buổi chiều và tối. Và bạn đừng xem rượu như là một cách để ngủ dễ hơn, vì thực tế rượu có thể làm cản trở tới giấc ngủ cả đêm của bạn. Bạn cũng có thể cải thiện giấc ngủ của mình bằng cách đọc sách, nghe nhạc hay tắm nước ấm trước khi ngủ.
  7. Để luôn khỏe khoắn, phụ nữ nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày 10. Món ăn chế biến ở nhà luôn tốt cho sức khỏe hơn món ăn bán ở ngoài Món ăn tự chế biến ở nhà thường tốt hơn các món ăn mua ở nhà hàng hay quán ăn, và sách dạy nấu ăn không hướng dẫn các món ăn tốt cho vóc dáng như bạn nghĩ. Nên chú ý đến thông tin dinh dưỡng trong quá trình kiểm tra các công thức chế biến món ăn. Khi các chuyên gia
  8. nghiên cứu về thực phẩm ở Đại học Cornell phân tích 18 bài hướng dẫn nấu ăn đăng trên sách hướng dẫn nấu ăn The Joy of Cooking – một ấn bản có uy tín, cập nhật 10 năm một lần, họ đã nhận thấy rằng lượng calories trung bình trong mỗi phần ăn tăng lên gần 40% từ năm 1936 tới nay. Mặc dù các món ăn như mì ống và phô mai, bánh socola hạnh nhân và bánh nhân táo về cơ bản là không có gì khác biệt nhưng thành phần giàu dinh dưỡng hơn và được chế biến với kích cỡ lớn hơn làm tăng lượng calories. Cách điều chỉnh: Hãy sử dụng phương pháp kiểm soát phần ăn của mình để đảm bảo rằng bạn có thể tính được khẩu phần ăn thực tế. Sau đó, giữ phần thức ăn còn dư vào tủ lạnh theo phần ăn của từng người vì vậy bạn có thể ăn đủ một phần ăn, không phải cùng lúc ăn hơn một phần ăn như trước đây nữa. 11. Luôn dùng nước sinh hoạt ở một nhiệt độ nhất định Khi nấu ăn hoặc uống nước, bạn nên dùng nước mát. Khi rửa tay, bạn nên dùng nước nóng.
  9. Khi rửa tay bằng xà phòng sau khi sử dụng nhà vệ sinh, bạn nên rửa bằng nước nóng để diệt vi khuẩn. Nhưng khi uống nước và nấu ăn, bạn nên dùng nước lạnh. Nước nóng chứa nhiều chì hơn vì nó hòa tan chì có sẵn trong ống nước nhanh hơn nước lạnh. Nước uống chiếm 15% lượng chì được đưa vào cơ thể. Lượng chì trong máu cao có liên quan đến nhiều vấn đề trầm trọng về sức khỏe. Chỉ cần 4ug/dl (micrograms/deciliter) có thể nhân đôi nguy cơ bị bệnh tim và cùng một lượng đồng đó cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ, bác sĩ dịch tễ học Eliseo Guallar cho biết. Cách điều chỉnh: Nếu bạn không sử dụng vòi nước hơn 6 tiếng, bạn nên xả bỏ nước trong ống khoảng 1 phút trước khi dùng để bỏ đi nước đã bị nhiễm chì có sẵn trong ống. 12. Người thân của bạn có những thói quen không tốt cho sức khỏe Nếu sống cạnh những người như vậy, bạn cần phải xem lại tình trạng sức khỏe của mình.
  10. Nếu một người bạn thân của bạn bị thừa cân thì khả năng bạn cũng sẽ bị thừa cân tăng lên tới 57%. Theo một nghiên cứu của Đại học Havard, nếu người bạn đó đồng giới với bạn, thì tỉ lệ đó tăng lên tới 71%. Có những người bạn như vậy bên cạnh sẽ làm cho bạn có những khái niệm mơ hồ vè dáng vóc chuẩn, và do đó tình trạng thừa cân sẽ lây qua bạn giống như một căn bệnh trong xã hội. Uống rượu cũng vậy, bạn cũng có thể bị ảnh hưởng về thói quen uống rượu từ những người sống quanh mình. Nếu đồng nghiệp của bạn thường hay nhậu nhẹt, thì bạn cũng có thể có thể tự cho phép mình uống rượu nhiều hơn. Các nhà khoa học ở Đại học Texas đã kết luận rằng khả năng trở thành người uống nhiều rượu sẽ tăng lên 82% khi bạn hay đồng nghiệp của bạn có những quan điểm dễ dãi về việc uống rượu. Cách điều chỉnh: Bạn phải luôn giữ vững được niềm tin của mình về những gì tốt cho sức khỏe và tránh bị dao động bởi bạn bè và sự tăng cân của họ. “Chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh theo nhiều cách mà
  11. chúng ta không nhận thấy được”, Christakis cho biết. Khi ăn uống cùng bạn bè, dù họ đang dùng những thứ tuy ngon miệng nhưng không có lợi cho sức khỏe, bạn vẫn nên chọn những món có lợi cho sức khỏe của mình. 13. Hãy đóng kín cửa khi lái xe hoặc đeo khăn bịt mặt khi đi xe máy Đi lại nhiều trong môi trường ô nhiễm có thể gây nguy hiểm cho phổi của bạn. Các nhà khoa học ở Đại học Nam California đã nghiên cứu trên những người thường xuyên đi lại ở vùng thành thị và thấy rằng mặc dù họ ngồi trên xe hơi chỉ chiếm 6% thời gian của một ngày nhưng trong khoảng thời gian đó họ phải tiếp xúc với 45% lượng khí ô nhiễm mà họ tiếp xúc trong vòng 24 giờ. Như vậy, đi làm bằng xe hơi trong trung tâm thành phố là yếu tố nguy hại lớn cho sức khỏe đứng thứ 2 sau hút thuốc. Cách điều chỉnh: Trong suốt thời gian đi lại, đóng kín cửa
  12. xe hơi hoặc đeo khăn bịt mặt cũng giúp một phần nào đó để bạn không hít phải khói bụi ô nhiễm và nhất là khí cacbon được tạo ra từ khí thải giao thông. 14. Không tìm hiểu kỹ về tay nghề của bác sĩ sẽ chữa trị cho mình Báo cáo số liệu y tế của 474.000 bệnh nhân đã qua phẫu thuật cho thấy rằng kinh nghiệm của các bác sĩ là những lời tiên đoán mạnh mẽ nhất cho người có khả năng cứu chữa và người không thể cứu chữa. Kết quả này đã phủ định lại một số lời khuyên rằng chọn bệnh viện lớn đảm bảo được phẫu thuật an toàn. Có hai ví dụ: Các bệnh nhân ung thư tuyến tụy có nguy cơ tử vong sau phẫu thuật cao hơn gấp 4 lần và các bệnh nhân thay van tim có nguy cơ tử vong cao hơn 44% khi các công đoạn phẫu thuật được tiến hành bởi các bác sĩ ít kinh nghiệm. Cách điều chỉnh: Để kiểm tra được kinh nghiệm của bác sĩ, bạn nên gọi đến văn phòng của họ hoặc hỏi thăm những người có kinh nghiệm để kiểm tra xem lịch sử nghề nghiệp
  13. và tay nghề của họ, họ có bằng cấp chuyên ngành phẫu thuật không, họ đã tiến hành bao nhiêu ca phẫu thuật trong lĩnh vực bạn cần, tỉ lệ phẫu thuật thành công của bác sĩ đó như thế nào so với tỉ lệ trung bình của quốc gia, họ có từng bị xử lý hay tước giấy phép vì có sai suất trong phẫu thuật không.
nguon tai.lieu . vn