Xem mẫu

  1. 14 nhầm lẫn trong việc giữ gìn sức khỏe (Phần 1) Bạn có nhớ lần cuối cùng mình ngủ đủ 8 tiếng là khi nào không? Lần cuối cùng bạn đến phòng tập thể dục là khi nào? Bạn không nhớ ư? Đừng lo, bạn không phải là người duy nhất không nhớ những điều này đâu vì những phụ nữ khôn ngoan nhất cũng khó có thể giữ được những thói quen lành mạnh. Ngay cả nhiều người rất “am hiểu” trong việc giữ gìn sức khỏe cũng có thể mắc những sai lầm này. Đọc những điều dưới đây xem bạn có phải là một trong số đó không? Những thói quen xem ra có vẻ như tốt cho sức khỏe nhưng thực tế lại làm cho sức khỏe của bạn có vấn đề. Các chuyên gia sẽ tiết lộ một số điều có thể làm bạn ngạc nhiên và sẽ chỉ cho bạn điều chỉnh những thói quen này.
  2. Các món salad có nhiều sốt có lượng calories rất cao. 1. Luôn ăn món salad Đừng nghĩ rằng rau trộn luôn luôn là món ăn tốt nhất cho sức khỏe. Thật ra, các loại salad bạn mua ăn tại nhà hàng hay mua
  3. mang về bản chất giống như một cái bánh hamburger được bỏ trong tô, Brie Turner McGrievy, một chuyên viên nghiên cứu về sức khỏe ở Washington DC cho biết. Đó là vì các thứ bán kèm theo như gà rán, bánh mì nướng, và chứa nhiều chất béo, natri và các yếu tố không tốt cho sức khỏe. Ví dụ như món salad thịt xông khói dùng với gà chiên giòn của cửa hàng thức ăn nhanh chứa 540 calories và 35 gram chất béo, 1 phần Big Mac chứa 540 calories và 29 gram chất béo. Cách điều chỉnh: không cần phải loại bỏ món salad ra khỏi thực đơn của mình; bạn chỉ cần dùng một vài nguyên tắc khôn khéo trước khi bạn gọi món. Tránh các món dùng kèm có hàm lượng chất béo cao như kem chua, bánh mì nướng, thịt xông khói và các món sốt béo từ phô mai. Chọn các loại salad có chứa nhiều chất xơ như salad có kèm thêm rau, cà rốt và bắp cải lá đỏ. Và bạn nên tìm hiểu trước vì hầu hết các cửa hàng bán thức ăn nhanh đều cung cấp thông tin dinh dưỡng về các sản phẩm của họ nên bạn có thể lựa chọn các món ăn tốt nhất cho mình. 2. Nghe nhạc quá lớn
  4. Tai bạn vẫn còn văng vẳng âm thanh sau khi nghe nhạc một lúc lâu. Bạn nên kiểm tra âm lượng của máy nghe nhạc. Bác sĩ tai mũi họng Andrew Cheng, tại trường đại học Y New York khuyên rằng, âm lượng trung bình của một máy nghe nhạc là từ 60 đến 120 đề xi ben. Nếu bạn nghe nhạc liên tục với âm lượng trên 85 đề xi ben thì khả năng giảm thính lực sẽ xảy ra. Nếu sợ, bạn có thể nhờ ai đó đứng gần bạn khi nghe nhạc bằng tai nghe, nếu họ nghe được thì âm lượng bạn đang nghe là quá lớn. Cách điều chỉnh: Để bảo vệ tai, bạn nên nghe nhạc ở mức từ 10 đến 50% âm lượng cực đại của máy nghe nhạc. Một số máy MP3 có chức năng điều chỉnh cố định ở một âm lượng nhất định. Hoặc bạn có thể sử dụng loại tai nghe có chức năng lọc âm thanh, chúng sẽ lọc các tiếng ồn, nhờ đó bạn có thể nghe nhạc rõ hơn mà không cần điều chỉnh âm lượng lớn.
  5. 3. Sợ theo dõi cân nặng cơ thể Các bác sĩ gọi hiện tượng này là chứng sợ cân. Có nhiều ý kiến đằng sau hiện tượng này: nếu tôi không chắc mình đã tăng cân thì tôi sẽ không cân, tôi né tránh việc kiểm tra trọng lượng cơ thể sau một vài ngày hay vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng sau khi đã thỏa sức ăn uống. “Đối với một số người trong trường hợp này, theo dõi trọng lượng cơ thể trở lại là một giải pháp tốt”, tiến sĩ Kelly Brownell, giám đốc trung tâm nghiên cứu về chứng rối loạn cân nặng và chế độ ăn uống của Đại học Yale cho hay. Nếu bạn cân thường xuyên, bạn có thể nhận ra được khi nào cơ thể giảm hay tăng trọng lượng dễ dàng. Nhưng bạn đừng để bị ám ảnh bởi những con số đó. Cân nặng của bạn có thể thay đổi mỗi ngày thậm chí là mỗi giờ. Cách điều chỉnh: Nếu bạn đang cố gắng làm giảm cân, hãy theo dõi trọng lượng cơ thể hàng tháng. Tốt nhất là cân vào buổi sáng, cân khi không mặc đồ và cân sau khi đi vệ sinh buổi sáng. Cũng nên theo dõi cân nặng như thế trong những ngày hành kinh.
  6. 4. Dùng kem chống nắng không đúng cách Bạn luôn nghĩ mình am hiểu về kem chống nắng, nhưng không hẳn vậy. Như bạn biết, kem chống nắng rất quan trọng trong việc giúp da không bị rám nắng, hoặc ngăn các nếp nhăn xuất hiện và đề phòng ung thư da. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã kết luận 9 trên 10 người không sử dụng kem chống nắng đúng cách. Chỉ có 25% số người được hỏi nói rằng họ thoa kem đều hết các vùng trên cơ thể và hầu hết mọi người đều dùng kem chống nắng một cách bất cẩn. Cách điều chỉnh: Để sử dụng kem chống nắng đúng cách, bạn nên chú ý thoa từng vùng trên cơ thể, đừng quên thoa kem lên các vùng như bàn chân, tai, thái dương, và sau gáy. Và dùng một lượng kem vừa đủ: bạn cần ít nhất khoảng 28g kem chống nắng để thoa lên toàn cơ thể. Nếu dung tích của hộp kem chống nắng của bạn là 100g, bạn không nên sử dụng nhiều hơn 4 lần thoa. Nặn kem trực tiếp lên da và dùng các đầu ngón tay để thoa đều kem; đổ kem lên tay trước khi thoa lên da sẽ làm cho kem dính nhiều lên lòng
  7. bàn tay. 5. Quên làm sạch răng bằng chỉ nha khoa Chúng ta phải mất hàng triệu năm tiến hóa để có được hàm răng trắng như ngọc trai, nhưng nhiều người không bỏ ra khoảng 5 phút mỗi ngày để làm sạch răng bằng chỉ nha khoa. Theo báo cáo của Học viện Nha khoa Hoa Kỳ mới đây, ít nhất 23% phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 54, và 44% phụ nữ trên 55 tuổi bị bệnh về nướu. Đây là một loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới các mô xung quanh một hoặc nhiều răng và các xương nâng đỡ cho răng. Đây là nguyên nhân chính gây hư răng ở Mỹ và điều này không chỉ dừng lại ở yếu tố thẩm mỹ. Khi các vi khuẩn ở nướu tấn công vào máu, chúng sẽ gây ra các chứng viêm nhiễm mãn tính. Các nhà khoa học cho rằng, khi cơ thể thường xuyên ở tình trạng viêm nhiễm thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch,
  8. ung thư và thậm chí là sinh non sẽ tăng lên. Phụ nữ cần phải chú ý đặc biệt hơn tới sức khỏe răng miệng. Sử dụng chỉ nha khoa là hết sức cần thiết vì sự thay đổi các nội tiết tố trong độ tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh vì trong các giai đoạn này vi khuẩn răng miệng phát triển mạnh hơn bình thường. Cách điều chỉnh: Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần trong ngày. Bạn nên xem đây là một thói quen không thể thiếu giống như chải răng và tắm rửa hàng ngày. Các nha sĩ hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa như sau: lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30 cm và cuốn 2 đầu chỉ vào 2 ngón tay giữa. Nắm chặt chỉ giữa các ngón cái và ngón trỏ sau đó luồn chỉ vào các kẽ răng và kéo nhẹ. Khi chỉ chạm vào nướu, xoay chỉ theo hình chữ C quay về phía 1 răng và nhẹ nhàng kéo chỉ qua lại ở khoảng trống giữa nướu và răng. Nhẹ nhàng cọ xát chỉ vào cạnh răng, rồi rút chỉ khỏi nướu và cọ chỉ theo chiều lên xuống ở kẽ răng.
  9. Nâng tạ là để làm cho cơ thể bạn săn chắc và mảnh mai hơn. 6. Không tập nâng tạ Một số phụ nữ không muốn tập nâng tạ vì nghĩ rằng nâng tạ sẽ làm giảm đi nét nữ tính của mình, biến dáng vóc của họ trở nên thô cứng hơn. Đó là những suy nghĩ sai lầm. Phần đông phụ nữ không có các yếu tố di truyền để các cơ bắp phát triển mạnh, tiến sĩ Cedric Bryant cho biết. Để có được cơ bắp phát triển thì phụ nữ cần phải có một lượng nội tiết tố nam ngang bằng
  10. với nam giới, cộng với việc bổ sung nhiều chất sắt. Một phụ nữ bình thường đơn giản là không có đủ lượng nội tiết tố nam để hình thành cơ bắp cuộn nên phụ nữ không cần phải lo lắng về điều đó khi nâng tạ. Bạn hãy nghĩ việc nâng tạ là để làm cho cơ thể bạn săn chắc và mảnh mai hơn, để có cánh tay hấp dẫn như Jennifer Aniston và đôi chân như Heidi Klum. Mục tiêu của bạn không nhất thiết là giảm cân, thực tế là khi bạn bắt đầu tập, bạn có thể nhận thấy mình tăng cân một ít, nhưng đừng lo ngại về điều này. Bạn có cảm giác cơ bắp mình đang lớn dần lên, nhưng trên thực tế nó chỉ săn chắc lại và lượng mỡ trong cơ thể đang tiêu hao đi trong quá trình tập. Vì cơ trông gọn hơn mỡ nên chúng chiếm ít chỗ hơn, giúp bạn mặc đồ trông đẹp hơn. Tập nâng tạ đều đặn có thể giúp bạn giảm cân. Hơn nữa, các cuộc nghiên cứu ở đại học Alabama ở Birmingham đã chứng minh rằng phụ nữ tập tạ liên tục trong khoảng 25 tuần sẽ giảm được lượng mỡ ở vùng bụng, dấu hiệu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường.
  11. Cách điều chỉnh: Bạn không cần phải tốn nhiều thời gian để tập. Chỉ cần 2 đến 3 lần tập trong một tuần cách ngày và khoảng 30 phút cho mỗi lần tập. Hội thể dục Hoa kỳ cho rằng, các loại tạ nhẹ giúp duy trì sự săn chắc của cơ bắp.
nguon tai.lieu . vn