Xem mẫu

  1. 100 bài học thú vị tôi đã học về nhiếp ảnh Martin Gommel là một nhiếp ảnh gia của trang Flickr nổi tiếng. Martin cũng có một blog mang tên KWERFELDEIN (viết bằng tiếng Đức). Sau đây là 100 bài học mà Martin Gommel đã đúc rút cho người chơi ảnh. 1. Không bao giờ nên có ý định chụp ảnh để trở thành ngôi sao nhạc rock. 2. Hãy thưởng thức mọi cái bạn đang chụp. 3. Chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi chụp. Để đến khi đang loay hoay chỉnh máy chụp cảnh bình minh mới nhận ra sắp hết pin thì đã quá muộn. 4. Luôn mang theo quần áo ấm khi đi chụp. 5. Chú ý tới những cảm nhận và suy nghĩ của mình trong khi chụp. 6. Đề ra các mục tiêu có thể đạt được. 7. Viết về các mẹo chụp ảnh bởi viết bài cũng là cách học hiệu quả. 8. Không bao giờ đi chụp mà không mang theo chân máy.
  2. 9. Hài lòng với những tiến bộ nhỏ. 10. Làm quen với những tay chơi ảnh sành điệu. 11. Quan sát nơi mình muốn chụp trước tiên với tình yêu và cảm hứng, sau rồi mới giơ máy lên ngắm. 12. Luôn giữ bình tĩnh. 13. Xác định thực tế mình luôn tự đánh giá quá cao bản thân. 14. Góc chụp là một sát thủ thực sự. 15. Cống hiến cho nhiếp ảnh nhưng cũng đừng hành hạ bản thân quá mức. 16. Tham gia vào các cộng đồng người chơi ảnh. 17. Luôn giữ máy ảnh sạch sẽ. 18. Đừng bao giờ so bì với người khác. 19. Đi tìm phong cách riêng cho mình. 20. Cố gắng tìm ra nhiều bố cục hơn và bấm nút ít hơn. 21. Tìm người nhận xét cho các bức ảnh mình chụp và học cách chấp nhận bị phê phán.
  3. 22. Hành động khác thường để khơi dậy sáng tạo. 23. Tạo cảm hứng từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác. 24. Phê phán chân thành và tôn trọng người khác. 25. Lắng nghe lời nhận xét của vợ hay bạn gái. 26. Đừng cố bắt chước phong cách của người khác. 27. Hành động táo bạo. 28. Chú ý tới qui tắc “tỷ lệ vàng”. 29. Ống kính góc siêu rộng 10mm thật tuyệt vời! 30. Hãy tự chụp chân dung chính mình. 31. Hãy đọc sách về nhiếp ảnh. 32. Tạo vẻ đẹp cho ảnh phong cảnh bằng sự hiện diện của một con người (có thể là chính mình). 33. Không có tình huống chụp nào giống tình huống nào. 34. Chú ý tới các đường cong chữ S và các đường viền. 35. Luôn chụp với định dang tệp ảnh thô RAW.
  4. 36. Giữ cảm biến sạch sẽ để khỏi mất thời giờ tẩy vết bẩn trên ảnh khi xử lý. 37. Tìm hiểu những thứ bạn cho là đẹp. 38. Để trở thành nhiếp ảnh gia có hạng rất tốn thời gian. 39. Thiết bị tốt nhất chính là những thiết bị bạn đang có. 40. Không thể chụp được tất cả mọi thứ. 41. Phá những nguyên tắc nhiếp ảnh một cách hiểu biết, đừng phá máy ảnh. 42. Chú ý tới hiệu ứng ánh sáng khác nhau ở các chỗ khác nhau trong quang cảnh muốn chụp. 43. Ánh mắt luôn tìm tới nhưng điểm tương phản. 44. Mây mù làm tăng bầu không khí trong phong cảnh. 45. Hãy lập nhật ký điên tử (blog) về ảnh và nhiếp ảnh. 46. Đón nhận lời khen và đừng quên nói “cảm ơn”. 47. “Ảnh đẹp” không phải là lời nhận xét có giá trị lắm. 48. “Tuyệt đẹp” cũng không phải là lời nhận xét có giá trị. Cố gắng nêu cụ thể điều gì bạn thích hay không thích về một bức ảnh.
  5. 49. Bạn không phải là chiếc máy ảnh của bạn. 50. Đặt một câu hỏi ở cuối lời nhận xét để có cơ hội tiếp tục trao đổi với người chụp bức ảnh. 51. Thường xuyên xem lại đống ảnh bạn đã chụp. Thời gian chơi ảnh càng dài thì đống ảnh cũ càng có giá trị. 52. Luôn xác định rõ tiêu điểm của bức ảnh sẽ là gì. 53. Không có bức ảnh nào giá trị bằng một bức ảnh tồi. 54. Mọi người đều phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé. 55. Quan điểm của bạn về nhiếp ảnh đóng vai trò rất quan trọng. 56. Đưa ra lời nhận xét hài hước nhưng có suy nghĩ chín chắn. 57. Nêu các kinh nghiệm của mình với bạn bè cùng chụp ảnh. 58. Giới hạn các bức ảnh theo chủ đề. 59. Tham gia các cuộc thi ảnh đẹp. 60. Xử lý sau khi chụp = Tạo hiệu quả tốt nhất cho từng bức ảnh 61. Thử nghiệm các mức độ phơi sáng càng nhiều càng tốt
  6. 62. Càng ít sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa photomatix càng tốt. Ảnh chỉnh sửa HDR luôn tạo cảm giác không trung thực 63. Luôn ghi nhớ điều khiến bạn muốn chụp một bức ảnh 64. Không bao giờ nên chụp một người không muốn “bị” chụp 65. Luôn chú ý quay lại đằng sau. Nhiều khi những hình ảnh đẹp nhất lại ở phía sau lưng bạn 66. Người chụp mới làm nên chuyện, máy ảnh không phải yếu tố quyết định. 67. Không sợ phạm sai lầm. Càng mắc nhiều sai lầm càng học được nhiều điều. 68. Nếu có một ý tưởng nhưng bạn còn ngần ngại thì nên cứ thử xem sao. Khi nghi ngờ bao giờ cũng nên bấm máy. 69. Tìm hiểu đồ thị ánh sáng histogram và luôn theo dõi đồ thị này khi chụp. Đồ thị này cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng về bức ảnh của bạn. 70. Tìm hiểu kỹ lưỡng chiếc máy ảnh của bạn. Tìm kiếm các chức năng trên menu trong đêm là thời gian bạn không bao giờ muốn phí phạm. 71. Bấm máy càng nhiều càng tốt.
  7. 72. Tin tưởng vào bản thân. 73. Đừng sợ bẩn chân tay hay quần áo. 74. Chú ý tới chất lượng ảnh bạn chụp. 75. Những bức ảnh bạn chụp chính là bản đồ tâm lý của bạn. 76. Luôn kiểm tra lại chế độ ISO. Thật khủng khiếp nếu phát hiện máy bị đặt sai chế độ. 77. Tỏ lòng biết ơn những lời nhận xét dài và có suy nghĩ đối với những bức ảnh của bạn 78. Đừng bao giờ tin vào màn LCD. Thường hình ảnh bao giờ cũng sáng và căng nét trên màn LCD. 79. Hãy chuẩn bị đủ ổ cứng chứa ảnh. Ổ cứng bây giờ giá rẻ và chơi ảnh kỹ thuật số rất cần lưu ảnh. 80. Học cách thưởng thức những khoảnh khắc tuyệt đẹp ngay cả khi bạn không đem theo máy ảnh 81. Luôn có mặt tại địa điểm chụp ảnh nửa tiếng trước khi mặt trời mọc hay mặt trời lặn vì bạn không nên chụp vội vã
  8. 82. Luôn nỗ lực hơn khả năng sức khỏe và trí lực cho phép. Chụp thêm vài kiểu nữa ngay cả khi bạn nghĩ “thế là đủ.” 83. Chú ý tới quang cảnh bầu trời và chờ đợi lúc quang cảnh bầu trời phù hợp với cảnh bạn định chụp 84. Năng tới chụp ở cùng một địa điểm càng nhiều càng tốt. Ánh sáng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho quang cảnh khác nhau 85. In phóng ảnh của bạn ở kích cỡ lớn. Bạn sẽ yêu thích những bức ảnh mình chụp 86. Căn chỉnh đồng bộ màu màn mình vi tính. Chỉnh sửa ảnh trên màn hình vi tính không trung thực về màu sắc chẳng khác nào phải làm việc với những kẻ bất tín, chỉ đem lại kết quả tồi tệ. 87. Đừng nghĩ ngợi những điều người khác có thể bình phẩm về bức ảnh của bạn. Nếu bạn thích một bức ảnh nào đó tức là bức ảnh đó đáng đem đăng. 88. Đừng bao giờ tự giày vò bản thân vì những sai lầm. Học từ sai lầm, nhìn về phía trước, đừng nhìn về phía sau. 89. Bỏ những thói quen lười nhác. Sự sáng tạo chỉ có được sau khi có ý thức kỷ luật. 90. Tự hỏi câu hỏi: “Mình muốn thể hiện điều gì trong bức ảnh của mình?”
  9. 91. Hãy suy nghĩ thoáng hơn, sưu tầm các ý tưởng mới trên các bức ảnh khác nhau và tự hỏi: “Sao lại không?” 92. Tìm người hướng dẫn, chỉ bảo. 93. Nhiếp ảnh không bao giờ lãng phí thời gian. 94. Cộng đồng nào cũng có lúc thăng trầm. Đừng bao giờ trở nên quá khích. 95. Bao giờ cũng có người không thích những việc bạn đang làm. 96. Henri Cartier-Benson nói rất đúng: “10 nghìn bức ảnh đầu tiên là những bức ảnh tồi nhất của bạn”. 97. Có máy ảnh tốt chưa chắc đã bảo đảm chụp được ảnh đẹp. 98. Bao giờ cũng nên nghĩ tới khi in ảnh trong lúc bạn chỉnh sửa ảnh. 99. Nhiếp ảnh là sân chơi công bằng: Bạn nổi tiếng vì những bức ảnh chất lượng. Trừ khi có kẻ đánh cắp ảnh của bạn, không có cách nào tự lừa dối tốt hơn như vậy. 100. Viết các mẹo chụp ảnh như 100 bài học này. BẢN ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT 1. Never do photography to become a rock-star.
  10. 1v. Không bao giờ nên có ý định chụp ảnh để trở thành ngôi sao nhạc rock. 2. Enjoy what you are shooting. 2v. Hãy thưởng thức mọi cái bạn đang chụp. 3. Prepare well for your shooting, realizing that your battery isn’t charge when you’re setting up for that sunrise shoot is too late! 3v. Chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi chụp. Để đến khi đang loay hoay chỉnh máy chụp cảnh bình minh mới nhận ra sắp hết pin thì đã quá muộn. 4. Always take one warm garment more than you actually need with you 4v. Luôn mang theo quần áo ấm khi đi chụp. 5. Pay attention to your thoughts and emotions while you are shooting 5v. Chú ý tới những cảm nhận và suy nghĩ của mình trong khi chụp. 6. Set goals you can achieve 6v. Đề ra các mục tiêu có thể đạt được. 7. Write tips about photography, because writing is also learning 7v. Viết về các mẹo chụp ảnh bởi viết bài cũng là cách học hiệu quả.
  11. 8. Never go shooting without a tripod 8v. Không bao giờ đi chụp mà không mang theo chân máy. 9. Be pleased with the little prosperities 9v. Hài lòng với những tiến bộ nhỏ. 10. Build relationships with potential photo buddies 10v. Làm quen với những tay chơi ảnh sành điệu. 11. Watch the place you want to shoot first with your heart then with the camera 11v. Quan sát nơi mình muốn chụp trước tiên với tình yêu và cảm hứng, sau rồi mới giơ máy lên ngắm. 12. Always stay calm 12v. Luôn giữ bình tĩnh. 13. Know that you tend to overestimate yourself 13v. Xác định thực tế mình luôn tự đánh giá quá cao bản thân. 14. Perspective is the killer
  12. 14v. Góc chụp là một sát thủ thực sự. 15. Dedicate yourself to photography, but never browbeat yourself too much 15v. Cống hiến cho nhiếp ảnh nhưng cũng đừng hành hạ bản thân quá mức. 16. Take part in a photography community 16v. Tham gia vào các cộng đồng người chơi ảnh. 17. Keep your camera clean 17v. Luôn giữ máy ảnh sạch sẽ. 18. Never compare yourself to others in a better or worse context 18v. Đừng bao giờ so bì với người khác. 19. Find your own style of photography 19v. Đi tìm phong cách riêng cho mình. 20. Try to compose more and to hit the shutter less 20v. Cố gắng tìm ra nhiều bố cục hơn và bấm nút ít hơn. 21. Seek out and learn to accept critique on your images
  13. 21v. Tìm người nhận xét cho các bức ảnh mình chụp và học cách chấp nhận bị phê phán. 22. Do something different to recover creativity 22v. Hành động khác thường để khơi dậy sáng tạo. 23. Get inspiration from the work of other photographers 23v. Tạo cảm hứng từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác. 24. Criticize honestly but respectfully 24v. Phê phán chân thành và tôn trọng người khác. 25. Get feedback from your lady 25v. Lắng nghe lời nhận xét của vợ hay bạn gái. 26. Don’t copy other photographer’s style 26v. Đừng cố bắt chước phong cách của người khác. 27. Be bold 27v. Hành động táo bạo. 28. Take care of the golden ratio
  14. 28v. Chú ý tới qui tắc “tỷ lệ vàng”. 29. 10mm rocks! 29v. Ống kính góc siêu rộng 10mm thật tuyệt vời! 30. Take selfportraits 30v. Hãy tự chụp chân dung chính mình. 31. Read books about photography 31v. Hãy đọc sách về nhiếp ảnh. 32. To give a landscapephotograph the extra boost, integrate a person (maybe yourself) 32v. Tạo vẻ đẹp cho ảnh phong cảnh bằng sự hiện diện của một con người (có thể là chính mình). 33. Every shooting situation is different than you expect 33v. Không có tình huống chụp nào giống tình huống nào. 34. Pay attention to s-curves and lines 34v. Chú ý tới các đường cong chữ S và các đường viền.
  15. 35. Always shoot in RAW 35v. Luôn chụp với định dang tệp ảnh thô RAW. 36. Keep your sensor clean, so you can save some work cleaning your image in post production 36v. Giữ cảm biến sạch sẽ để khỏi mất thời giờ tẩy vết bẩn trên ảnh khi xử lý. 37. Discover the things you think are beautiful 37v. Tìm hiểu những thứ bạn cho là đẹp. 38. It takes time to become a good photographer 38v. Để trở thành nhiếp ảnh gia có hạng rất tốn thời gian. 39. The best equipment is that what you have now 39v. Thiết bị tốt nhất chính là những thiết bị bạn đang có. 40. You can’t take photographs of everything 40v. Không thể chụp được tất cả mọi thứ. 41. Break the rules of photography knowingly, but not your camera
  16. 41v. Phá những nguyên tắc nhiếp ảnh một cách hiểu biết, đừng phá máy ảnh. 42. Pay attention to the different way that light falls on different parts of your scene 42v. Chú ý tới hiệu ứng ánh sáng khác nhau ở các chỗ khác nhau trong quang cảnh muốn chụp. 43. The eye moves to the point of contrast 43v. Ánh mắt luôn tìm tới nhưng điểm tương phản. 44. Clouds increase the atmosphere of a landscape 44v. Mây mù làm tăng bầu không khí trong phong cảnh. 45. Start a photoblog 45v. Hãy lập nhật ký điên tử (blog) về ảnh và nhiếp ảnh. 46. Accept praise and say “thank you” 46v. Đón nhận lời khen và đừng quên nói “cảm ơn”. 47. ‘Nice Shot’ is not a very useful comment to write 47v. “Ảnh đẹp” không phải là lời nhận xét có giá trị lắm.
  17. 48. ‘Amazing!’ isn’t useful either. Try to describe specifically what you like or don’t like about an image. 48v. “Tuyệt đẹp” cũng không phải là lời nhận xét có giá trị. Cố gắng nêu cụ thể điều gì bạn thích hay không thích về một bức ảnh. 49. You are not your camera 49v. Bạn không phải là chiếc máy ảnh của bạn. 50. Ask a question at the end of your comment on a photo to get a ping- pong conversation with the photographer 50v. Đặt một câu hỏi ở cuối lời nhận xét để có cơ hội tiếp tục trao đổi với người chụp bức ảnh. 51. Do a review of your archives on a regular basis, the longer you photograph - the more diamonds are hidden there 51v. Thường xuyên xem lại đống ảnh bạn đã chụp. Thời gian chơi ảnh càng dài thì đống ảnh cũ càng có giá trị. 52. Always clarify what the eyecatcher (focal point) will be in your image 52v. Luôn xác định rõ tiêu điểm của bức ảnh sẽ là gì. 53. No image is better than a bad one
  18. 53v. Không có bức ảnh nào giá trị bằng một bức ảnh tồi. 54. Everyone has to start little 54v. Mọi người đều phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé. 55. Your opinion about photography is important! 55v. Quan điểm của bạn về nhiếp ảnh đóng vai trò rất quan trọng. 56. Leave a funny but thoughtful comment 56v. Đưa ra lời nhận xét hài hước nhưng có suy nghĩ chín chắn. 57. Speak about your experiences with your photo buddies 57v. Nêu các kinh nghiệm của mình với bạn bè cùng chụp ảnh. 58. Limit your photograph to the substance 58v. Giới hạn các bức ảnh theo chủ đề. 59. Participate in Photocontests 59v. Tham gia các cuộc thi ảnh đẹp. 60. Post processing = Optimizing your image to the best result 60v. Xử lý sau khi chụp = Tạo hiệu quả tốt nhất cho từng bức ảnh
  19. 61. Shoot exposure latitudes as often as possible 61v. Thử nghiệm các mức độ phơi sáng càng nhiều càng tốt 62. Use photomatix as seldom as possible, HDR’s always have a synthetic flavor 62v. Càng ít sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa photomatix càng tốt. Ảnh chỉnh sửa HDR luôn tạo cảm giác không trung thực 63. Always remember what brought you to photography 63v. Luôn ghi nhớ điều khiến bạn muốn chụp một bức ảnh 64. Never shoot a person who doensn’t want to be photographed 64v. Không bao giờ nên chụp một người không muốn “bị” chụp 65. Always turn arround, sometimes the better image is behind you 65v. Luôn chú ý quay lại đằng sau. Nhiều khi những hình ảnh đẹp nhất lại ở phía sau lưng bạn 66. It’s who’s behind the camera, not the camera 66v. Người chụp mới làm nên chuyện, máy ảnh không phải yếu tố quyết định.
  20. 67. Mistakes are allowed! The more mistakes you make, the more you learn! 67v. Không sợ phạm sai lầm. Càng mắc nhiều sai lầm càng học được nhiều điều. 68. If you have an idea and immediately you think : No, this is not going to work - Do it anyway. When in doubt - always shoot. 68v. Nếu có một ý tưởng nhưng bạn còn ngần ngại thì nên cứ thử xem sao. Khi nghi ngờ bao giờ cũng nên bấm máy. 69. Understand and look to your histogramm while shooting. It delivers very important information about your image 69v. Tìm hiểu đồ thị ánh sáng histogram và luôn theo dõi đồ thị này khi chụp. Đồ thị này cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng về bức ảnh của bạn. 70. Know your camera, because searching the menu button in the night is time you don’t want to waste 70v. Tìm hiểu kỹ lưỡng chiếc máy ảnh của bạn. Tìm kiếm các chức năng trên menu trong đêm là thời gian bạn không bao giờ muốn phí phạm. 71. Shoot as often as possible
nguon tai.lieu . vn