Xem mẫu

  1. 10 lỗi thường gặp trong quản lý và lãnh đạo Mọi người thường nói rằng “Thất bại là mẹ thành công”, mắc lỗi sai sẽ giúp người ta có thêm nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn không mắc bất cứ sai lầm nào ngay từ khi mới bắt đầu công việc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 10 lỗi thường gặp nhất mà các nhà quản lý và lãnh đạo thường gặp và hướng dẫn cách phòng tránh. Sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ biết cách bảo vệ mình tránh xa được các rắc rối mà không cần kinh nghiệm gì. 1. Không đưa ra ý kiến phản hồi Tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ rất điển hình: Sarah là 1 nhân viên bán hàng rất tốt, tuy nhiên cô ấy thói quen trả lời và nói chuyên với khách hàng qua điện thoại rất tồi. Người quản lý của cô ấy biết điều này nhưng thay vì nhắc nhở ngay lập tức, ông ấy lại chỉ ngồi đợi bản báo cáo làm việc của cô ấy vào cuối tháng và chỉ ra những lỗi sai. Chính vì sai lầm này, người quản lý đã để Sarah làm mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng.
  2. Theo 1 bản nghiên cứu ở công ty The Ken Blanchard, lỗi phổ biến nhất mà các nhà lãnh đạo mắc phải chính là thất bại trong việc đưa ra ý kiến phản hồi. Nếu bạn không cung cấp được phản hồi kịp thời, thì điều đó cũng có nghĩa là bạn đang đoạt mất cơ hội nâng cao kỹ năng của bản thân và nhân viên. Để tránh lỗi này, bạn cần học cách đưa ra các ý kiến phản hồi cho nhân viên thường xuyên, ví dụ như 2 lần 1 tuần. 2. Không dành đủ thời gian cho nhân viên Khi trở thành 1 nhà quản lý, bạn sẽ dễ dàng bị chìm trong khối lượng công việc lớn và quên mất việc dành thời gian cho nhân viên của mình. Ví dụ như: Bạn được phân chia làm trưởng nhóm cho 1 dự án mới, tuy nhiên vì quá bận rồn nên bạn không thể đến đúng giờ họp. Mặc dù các thành viên còn lại đều có mặt đầy đủ và đúng giờ, nhưng họ sẽ không biết mình phải làm gì và nhận được sự hỗ trợ, chỉ dẫn từ bạn để thực hiện dự án. Để tránh những lỗi này, bạn nên có 1 bảng lịch trình liệt kê tất cả những công việc cần làm, đặc biệt là với nhân viên của mình, và học cách lắng nghe từ họ. Hãy phát triển kỹ năng “Trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) để hiểu về nhân viên rõ hơn. 3. Không nắm bắt được tình trạng công việc Một thành viên trong nhóm vừa hoàn thành dự án rất quan trọng, tuy nhiên anh ta lại hiểu sai về đặc điểm, diễn giải của dự án và bạn đã không có mặt kịp thời ở đó để khắc phục. Và bây giờ bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với sự giận dữ của khách hàng. 4. Trở nên quá thân thiện
  3. Hầu hết những người quản lý đều muốn trở nên thân thiện và đối xử với nhân viên như bạn bè, người thân. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần phải đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến các thành viên trong nhóm và một trong số đó có thể lợi dụng mối quan hệ thân thiết giữa họ với bạn chỉ vì bạn quá thân thiện với họ. Điều này không có nghĩa là bạn không nên giao thiệp với nhân viên trong công ty, nhưng bạn cần biết cách cân bằng giữa việc làm quản lý và người bạn. 5. Thất bại trong việc xác định mục tiêu Khi nhân viên không có 1 mục tiêu rõ ràng và cụ thể, họ sẽ không biết mình cần làm gì và mọi việc trở nên rối tung lên. Họ sẽ không biết được mục đích của công việc, không đánh giá được tầm quan trọng của các công việc, dẫn đến việc sắp xếp sai lầm. Để tránh lỗi này, hãy chắc chắn là bạn hiểu rõ mục tiêu SMART (Specific – Measurble – Attainable – Relevant – Time-bound): Cụ thể - Đo lường được – Vừa sức – Thực tế - Có thời hạn. 6. Hiểu nhầm về động lực thúc đẩy Bạn có thực sự hiểu rõ động lực thúc đẩy làm việc của mọi thành viên trong nhóm? Rất nhiều nhà lãnh đạo đã mắc sai lầm khi cho rằng nhân viên của họ chỉ làm việc vì tiền. Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất. Có một số người hướng đến sự cân bằng công việc – gia đình, vì vậy họ ưu tiên những công việc thoải mái về thời gian. Tuy nhiên có những người lại được thúc đẩy bằng sự thăng cấp trong công ty. Vì vậy, hãy cố gắng hiểu rõ động lực thúc đẩy làm việc của nhân viên là gì và từ đó đưa ra những gì họ cần để tăng hiệu suất công việc.
  4. 7. Tuyển dụng quá vội vã Khi nhóm dự án của bạn quá bận rộn và không đủ nhân lực để giải quyết công việc, thì việc tuyển dụng thêm nhân lực là cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc vấn đề này kĩ càng vì tuyển dụng quá vội vã và nhanh chóng sẽ trở thành lỗi sai lầm rất nghiêm trọng. Điêu này có thể dẫn tới việc tuyển sai người vào nhóm: Những người không cộng tác hay hiệu suất kém. Những người này sẽ khiến bạn tốn thêm thời gian để đào tạo và làm giảm năng suất làm việc của các thành viên còn lại, tồi tệ hơn nữa là bạn không thể đào tạo được họ hoặc họ bỏ đi sau thời gian đào tạo. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu cách tuyển dụng hiệu quả và có trách nhiệm với kết quả của nó. 8. Làm gương xấu cho nhân viên Nếu bạn gọi điên thoại về vấn đề riêng tư trong giờ làm việc hoặc nói xấu sếp của mình sau lưng, thì liệu bạn có chắc rằng nhân viên của mình sẽ không làm điều y hệt? Là trưởng nhóm, bạn cần làm 1 hình mẫu tốt cho nhân viên. Điều này có nghĩa là nếu họ cần ở lại làm việc muộn, thì bạn cũng nên ở lại muộn để giúp họ. Hoặc nếu công ty có quy định cấm ăn uống tại bàn làm việc, bạn nên tuân thủ chặt chẽ. Tất cả thành viên trong nhóm đều đang quan sát và dõi theo từng hành động của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn điều chỉnh hành vi nhân viên thì việc đầu tiên cần làm là điều chỉnh chính bản thân mình trước. 9. Không ủy nhiệm công việc cho bất cứ ai
  5. Một số nhà quản lý không ủy nhiệm công việc của mình cho bất cứ ai bởi vì họ cảm thất không ai có thể hoàn thành các công việc quan trọng ngoài bản thân. Điều này có thể sẽ khiến họ lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Mặc dù việc ủy nhiệm sẽ cần tốn công sức và sẽ rất khó để tin rằng nhân viên sẽ hoàn thành công việc tốt, nhưng điêu này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thời gian và phát triển, đào tạo nhân viên. 10. Hiểu sai về nhiệm vụ của mình Sau khi trở thành quản lý, nhiệm vụ của bạn sẽ rất khác so với trước kia. Tuy nhiên, bạn dễ dàng quên rằng công việc và nhiệm vụ của mình đã thay đổi và đòi hỏi những kĩ năng khác nhau, không giống như yêu cầu như lúc bạn mới được tuyển dụng. Vì vậy, hãy trau dồi kiến thức về lãnh đạo và quản lý và kết hợp sử dụng 1 cách nhuần nhuyễn.
nguon tai.lieu . vn