Xem mẫu

  1. 10 cách giảm ho dai dẳng ở trẻ em Khi bị ho dai dẳng suốt ngày đêm, bạn vừa mệt mỏi vì sức khỏe giảm sút đồng thời công việc cũng bị ảnh hưởng. Những cách dưới đây có thể giúp bạn chế ngự các cơn ho khan: 1. Dùng thuốc long đờm. Các thuốc ho không cần kê đơn chứa chất long đờm như guaifenesin sẽ làm sạch chất nhầy và các dịch tiết khác, giúp bạn dễ thở hơn. 2. Dùng thuốc ho. Các thuốc ho không cần kê đơn thường chứa dextromethorphan, có thể tạm thời giảm ho khan. 3. Nhấm nháp trà xanh. Hàng trăm năm nay, uống trà nóng đã được xem như một cách giảm ho. Trà xanh giàu chất chống ôxy hóa có thể làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên.
  2. Thêm một chút mật ong vào sẽ làm tăng thêm tác dụng. 4. Giữ cho cơ thể đủ nước. Uống đủ nước luôn là một ý kiến hay, nhất là khi bạn bị ho. 5. Dùng thuốc ngậm. Loại thuốc này rất tốt trong việc làm dịu họng khô, và giảm cơn ho. Nếu không có thuốc ngậm, ngậm kẹo cứng cũng giúp giảm ho khan. Để có giấc ngủ đêm “yên ổn” hơn, những cách dưới đây giúp bạn kiểm soát ho: 1. Dùng chút mật ong. Mật ong thường được dùng để giảm ho cho mọi lứa tuổi. Nhưng mật ong có thể làm giảm ho ban đêm ở trẻ em. Thực chất mật ong hoạt động như các thuốc chứa dextromethorphan. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể chứa các tạp chất và nguy cơ ngộ độc ở trẻ nhỏ. 2. Hạ gục cơn ho bằng thuốc xịt. Dùng thuốc xịt hoặc làm ẩm không khí có thể làm ẩm đường hô hấp, giúp giảm ho khan.
  3. 3. Nằm gối cao khi ngủ. Nằm gối cao có thể làm giảm ho do ướt phía sau mũi. Ngủ theo cách này cũng giúp giảm bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (căn bệnh có thể gây ho). 4. Bôi dầu thơm. Bôi dầu menthol thơm giúp thông mũi, làm giảm ho ban đêm. 5. Đổi thuốc trị ho ban đêm. Thuốc kháng histamin có thể khiến bạn lơ mơ khi làm việc. Tuy nhiên, dùng vào ban đêm, thuốc sẽ giúp ngừng ho và bạn có thể ngon giấc đến sáng. Một điều rất quan trọng là khi bạn bị ho dài ngày mà không đỡ, hãy đi khám bệnh, vì ho có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn, như viêm xoang mạn, trào ngược, hen, viêm phế quản, viêm phổi. Đoán bệnh qua triệu chứng ho của trẻ Ho là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở trẻ bị bệnh, triệu chứng cũng dễ phát hiện hơn những bệnh khác như sốt, đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, tùy từng loại bệnh, trẻ có những cách ho khác nhau Ho do phù nề đường hô hấp trên: Ho do phù nề đường hô hấp trên thường có tiếng ho ông ổng. Viêm thanh quản sẽ có kiểu ho này do phù nề thanh khí quản. Viêm thanh quản thường là bệnh do nhiễm virus, đôi khi do dị ứng hay do thay đổi nhiệt độ vào ban đêm. Ở trẻ nhỏ, khí quản nhỏ có thể gây khó thở khi phù. Trẻ dưới 3 tuổi, khi bị viêm thanh khí quản sẽ bị nặng do đường dẫn khí khá hẹp. Tiếng ho có thể bắt đầu đột ngột vào ban đêm, trẻ có thể có tiếng rít, tiếng thở ồn ào khi trẻ thở vào. Khi trẻ bị ho lâu ngày, cần đưa đi khám.
  4. Ho gà: Ho gà gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis. Trẻ ho gà thường ho thành cơn dài, ho liên tục, ho rồi lại ho, đến nỗi trẻ quên thở và kết thúc cơn ho bằng một cái hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống con gà kêu nên gọi là ho gà. Trẻ thường sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ. Mặc dù ho gà có thể có ở bất kỳ lứa tuổi nào, hầu hết xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt ở trẻ chưa được tiêm chủng. Các bà mẹ cần chú ý lịch tiêm chủng của trẻ để nhớ đưa trẻ đi chích ngừa và việc mẹ nhớ các bệnh bé đã được chích ngừa cũng góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Ho gà được chích ngừa chung với bệnh bạch hầu và uốn ván, bé được chích vào lúc 2 – 3 – 4 tháng tuổi.
  5. Ho kèm khò khè: Trẻ khò khè, phát ra âm thanh khi trẻ thở ra, do bé bị hen hoặc viêm phế quản. Hoặc nghiêm trọng hơn là do trẻ ho sặc vật lạ vào phổi. Ho và khò khè thường là bệnh cần đưa trẻ đến bệnh viện. Ho về đêm: Nhiều bệnh ho nặng về đêm. Như khi trẻ cảm lạnh, đàm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi trẻ ngủ. Bệnh chỉ nghiêm trọng khi trẻ ho, không ngủ được. Trẻ bị hen cũng hay ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. Ho nhiều vào ban ngày: Không khí lạnh hay hiếu động có thể khiến trẻ ho nhiều vào ban ngày. Ngoài ra, các bà mẹ cần chú ý thuốc xịt phòng, chó, chim, mèo, hay khói thuốc lá, khói than... có thể làm trẻ ho. Ho và sốt: Ho, sốt nhẹ kèm sổ mũi là những dấu hiện thường gặp của cảm lạnh. Nhưng ho và sốt từ 390C, coi chừng bé bị viêm phổi, nhất là khi trẻ thở nhanh và yếu. Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Ho kèm ói: Trẻ em thường ho nhiều tới mức kích thích phản xạ hầu họng, gây ói. Tương tự, một trẻ ho do cảm cúm, hay do cơn hen có thể ói do nhiều đàm ứ đọng trong dạ dày. Thông thường, tình trạng này không đáng lo ngại, trừ khi trẻ ho, ói không ngừng. Ho kéo dài: Ho cảm cúm có thể kéo dài vài tuần, khi trẻ có những đợt cảm cúm liên tiếp nhau. Hen, dị ứng, viêm xoang mạn tính, viêm phế quản mạn tính có thể gây ho kéo dài. Ho trên 3 tuần là vấn đề cần đưa trẻ đi khám. Ho sặc sụa, tím tái: Trẻ đang ăn, uống, hay đang chơi đồ chơi nhỏ, bỗng dưng ho sặc lên, mặt đỏ gay hoặc tím tái... Đó là những dấu hiệu trẻ hít sặc vật lạ, vật lạ đó nhiều khả năng chui vào đường thở và gây nguy hiểm cho trẻ. Các bà mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách giải quyết.
nguon tai.lieu . vn