Xem mẫu

  1. Xu hướng của học sinh Chúng ta cũng đã không ít lần bắt gặp những bài văn của các cô cậu học sinh viết một cách ngô nghê như không hiểu gì về tiếng Việt, những câu trả lời ngây thơ không thể tưởng tượng được về kiến thức lịch sử Việt Nam. Có những học sinh tốt nghiệp THPT rồi mà không thể hình dung vị trí các tỉnh, thành trải dài trên dải đất hình chữ S. Hay những cô cậu học trò giỏi Toán, giỏi Tin học nhưng không thể hoàn chỉnh một bài văn miêu tả. Ở các gia đình có điều kiện, do quá lo xa về tương lai "hội nhập thế giới" của con sau này, nên ngay từ bậc tiểu học đã tập trung cho con học ngoại ngữ mà xao lãng tiếng Việt. Thậm chí, một số gia đình còn gửi con hẳn vào trường quốc tế, với những giáo viên nước ngoài. Nguyên nhân do đâu? Tình trạng học lệch đang diễn ra lâu nay trong nền giáo dục nước nhà như hậu quả tất yếu của sự phát triển kinh tế đất nước. Về mặt khách quan, có cầu ắt có cung. Khi nhu cầu việc làm cho những ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cao, mọi người sẽ đương nhiên đổ xô vào những lĩnh vực đó. Còn khi học ngành xã hội, ra trường lại chẳng biết
  2. dùng vào việc gì, nhu cầu việc làm ở ngành này không nhiều, nếu phải đi làm trái ngành trái nghề thì thật uổng phí. Về mặt chủ quan, nhiều bậc phụ huynh vì lo cho tương lai của con cái sau này nên thích con cái theo các ngành "hot" có tương lai như kinh tế, ngân hàng, tài chính, ngoại thương, ngoại giao, y dược hay những ngành kỹ thuật như viễn thông, công nghệ thông tin... và ép con phải học tốt những ngành này. Tâm lý coi nhẹ những ngành nghề "nhiều chữ" mà "không làm ra tiền" hoặc có thì thu nhập thấp đã khiến cho những ngành xã hội trở nên "thất thế". Học đều để hoàn thiện nhân cách Ở nước ta hiện nay, tình trạng học lệch đang trở nên rất phổ biến, thậm chí ngay từ bậc tiểu học. Việc cha mẹ quan tâm lo lắng cho tương lai của con cái và định hướng cho các con là hoàn toàn chính đáng, nhưng nếu quá thiên lệch trong việc định hướng học tập sẽ không tốt đối với sự phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ. Theo các nhà giáo dục, có rất nhiều hậu quả của việc học lệch giữa các môn tự nhiên và xã hội. Sau này trẻ có thể trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, kém tự tin trước đám đông, giao tiếp kém nên có thể sẽ không có cơ hội phát huy những kiến thức của mình. Nghiêm trọng hơn, học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Trẻ
  3. học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến "thiếu cân bằng" về tư duy. Các bậc phụ huynh nên hướng cho con học đều tất cả các môn ngay từ khi học tiểu học. Con có thể học và ưu ái hơn cho các môn yêu thích và theo định hướng nghề, nhưng vẫn dành thời gian cho các môn xã hội, đó là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp học tốt hơn, và những kiến thức xã hội sẽ giúp trẻ học tốt hơn các môn tự nhiên
nguon tai.lieu . vn