Xem mẫu

  1. Vượt qua ưu phiền bằng giúp đỡ người khác
  2. Má tôi bỏ nhà hồi tôi 9 tuổi và ba tôi mất hồi tôi 12 tuổi. Ba tôi bị chết vì tai nạn giao thông, còn má tôi thì từ khi bỏ nhà đi, cách đây 19 năm, tôi không được gặp mặt, cả hai đứa em gái nhỏ má tôi dắt theo tôi cũng không được gặp. Vượt qua ưu phiền bằng giúp đỡ người khác Trong bảy năm đầu, tôi không nhận được bức thư nào của má tôi hết. Má tôi đi được ba năm thì ba tôi bị tai nạn và mất. Hồi đó, ba tôi có chung vốn với một người bạn mở một tiệm cà phê trong một tỉnh nhỏ ở Missouri, và trong khi ba tôi bận đi buôn bán ở nơi khác, thì người bạn kia liền bán lại tiệm cà phê rồi bỏ trốn. Một người bạn thân gọi điện gọi ba tôi về ngay; và trong khi vội vàng, ba tôi chẳng may bị xe hơi cán ở Salines. Hai người cô tôi, vừa già, vừa nghèo, vừa hay đau yếu, nhận nuôi ba đứa trong số năm anh em chúng tôi. Nhưng không ai chịu nuôi tôi và em tôi hết.
  3. Chúng tôi bơ vơ trong tỉnh. Chúng tôi rất lo bị người đời đối xử với chúng tôi như thường đối xử với trẻ mồ côi. Nỗi lo sợ đó hiện thực ngay. Trong một thời gian ngắn, tôi sống nhờ một gia đình nghèo trong tỉnh. Nhưng thời buổi khó khăn, vì ân nhân của tôi mất việc, không nuôi tôi được nữa. Sau nhờ được ông bà Loftin dắt tôi về nuôi tôi tại trại ruộng, cách tỉnh độ 13 cây số. Ông Loftin 70 tuổi và đau yếu, phải nằm ở giường ho ài. Ông bảo tôi: "Hễ không nói dối, không ăn cắp và bảo gì làm nấy thì ở mãi được". Tôi thuộc lời ấy như lời Thánh kinh và theo đúng như vậy. Tôi được đi học, nhưng ngay tuần đầu, mỗi lần trở về nhà là la khóc khổ sở. Những bạn học chọc ghẹo, chế giễu cái mũi lớn của tôi, bảo tôi là đồ ngu và kêu tôi là thằng "mồ côi thò lò mũi xanh". Tức giận quá tôi muốn đánh tụi nó, nhưng ông Loftin khuyên tôi "Con nên nhớ rằng biết nhịn và tránh cuộc xô xát, ẩu đả, là có một nghị lực tinh thần lớn lắm". Tôi nhịn cho tới bữa kia một đứa nhở hốt bãi phân gà trong sân trường và ném vào mặt tôi. Tôi liền xông vào đánh nó; vài đứa khác cho như vậy là đáng kiếp cho thằng nọ và từ đó chúng chơi với tôi. Tôi lất làm tự hào có chiếc mũ mà ông Loftin đã mua cho. Một hôm, một đứa bạn gái lớn giật mũ tôi đang đội, đổ đầy nước vào, thành thử chiếc mũ bị hỏng. Nó nói "đổ nước như vậy để cho cỏ rác trong đầu óc tôi khỏi khô". Ở trường tôi không bao giờ khóc, nhưng về nhà tôi thường sụt sùi kể lể. Rồi một hôm, bà Loftin khuyên tôi một lời mà tôi hết u uất, lo buồn và từ đó, kẻ thù của tôi thành bạn thân của tôi. Bà khuyên thế này: "Ralph ơi, bọn đó sẽ không hành hạ con, không gọi con là "thằng mồ côi thò lò mũi xanh" nữa, nếu con nghĩ tới chúng và tìm cách giúp chúng".
  4. Tôi theo lời khuyên ấy. Tôi ráng học, chẳng bao lâu đứng đầu lớp mà không bạn nào ganh tị hết, vì tôi đã tìm hết cách giúp họ rồi. Tôi giúp nhiều bạn làm bài dịch và bài luận, có khi làm sẵn cả b ài cho nữa. Một đứa xấu hổ không dám cho người nhà biết là nhờ tôi phụ đạo, nên xin phép má nó đi săn, nhưng lại nhà tôi, buộc chó vào cột, rồi nhờ tôi giảng giùm bài học. Tôi chép bài cho một đứa khác và bỏ nhiều buổi tối dạy toán cho một bạn gái. Cảnh chết chóc và đau lòng xẩy tới bên hàng xóm. Hai người chủ trại chết, rồi một người bỏ vợ. Trong bốn gia đình, chỉ có tôi là đàn ông. Tôi giúp những người đàn bà goá đó trong hai năm. Khi đi học và lúc ở trường về, tôi ghé vào trại họ, giúp họ bửa củi, vắt sữa bò, cho súc vật ăn uống. Thành thử không ai chế nhạo tôi nữa mà biết ơn tôi. Khi tôi giải ngũ, ở Hải quân về, tôi được thấy tình cảm của họ. Ngày đầy tiên tôi về nhà, hơn 200 người tới thăm tôi. Có người đi hơn 120 cây số tới thăm tôi, và tấm lòng của họ đối với tôi thật chân thành. Tôi đ ã vượt qua sự ưu phiền của bản thân bằng sự chịu khó và vui vẻ giúp đỡ người khác. Đã 13 năm nay, không còn ai gọi tôi là "thằng mồ côi thò lò mũi xanh” nữa.
nguon tai.lieu . vn