Xem mẫu

  1. - Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ lầm tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà Hoàng thượng cứ ngồi im, nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu Hoàng thượng là kẻ hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họn lầm tưởng là ngài điếc. Vua biết Xiển chửi mình, tức uất người nhưng không đủ lý lẽ để bắt tội được. Con chó săn dũng cảm rời mới rạng đông, nghe con heo nái trong chuồng hộc hộc, tui biết là con heo rừng nọc chiếc vô nhảy đực heo nái mình nữa rồi. Tui chộp cây mác thong, kêu con chó Nô nhảy ra. Con chó Nô là loại chó nòi, giỏi vô cùng, nhưng lúc này nó đang có chửa gần đẻ nên cũng hơi ột ệt. Lúc tui chạy tới thì con heo nọc chiếc cũng vừa bỏ chuồng đi ra rồi. Nó to cỡ con bò, màu lông vàng hực, da lăn dầu chai, có u có nần. Vừa đi, nó vừa nghếch cái mõm như cây đàn bầu lên táp bốp bốp, nghe chẳng khác mình cầm cái mủng dừa úp lại. Hai cục bọt trắng xóa đóng hai bên mép miệng, gần chỗ cặp nanh trắng ơn, cong vút. Thấy tui với con Nô đuổi theo sát, nó quay lại, mái đít ngồi nhìn. Mũi nó khịt khịt như gà lôi kêu. Biết là gặp tay địch thủ đáng gờm, tui đứng chân chữ đinh, cầm phân hai cây mác, nhử nhử. Con nọc chiếc tưởng tôi đâm thiệt nên hất mõm qua bên. Tui lẹ làng thu lại, đâm một nhát chí tử vào nách nó. Coi như con nít chơi, con nọc chiếc liền hất trở lại một cái trông nhẹ hều làm
  2. cán mác của tui gãy làm hai. Tui chới với suýt cắm đầu, tay chỉ còn cầm khúc cán mác, đứng xơ rơ. Thấy chủ sắp lâm nguy, con Nô nhảy vô, nhưng vừa nhập vào liền bị con nọc chiếc đánh cho một cái văng bắn ra, va vào một gốc cây tràm đánh ẳng một tiếng, quỳ xuống đẻ ra một bầy con. Tám con chó mới đẻ liền nhào tới cắn bốn cái giò heo. Con Nô tuy bị thương, nhưng lại nhảy vô chính diện. Chẳng ngờ nó lại bị con nọc chiếc đánh bồi thêm một cái nữa, làm cho sọ đầu bể làm tư. Nó nằm giãy tê tê. Thấy vậy, tui nhảy lại bứt nắm cỏ thuốc dây, dóc kiền cái đầu nó lại. Con chó ngồi dậy nghỉ một lúc cho đỡ mệt, rồi lại xáp trận nữa. Lần này thì con nọc chiếc có mà chạy đường trời. Tám con chó con cắn bốn cái giò căng ra, con Nô táp dính cái đuôi kéo nhủng nhẳng, còn tui thì xách khúc cán mác còn lại nhắm ngay đầu nó bổ xuống. Quần nhau một hồi, con nọc chiếc mệt lả, há họng thở dốc. Nhanh như chớp, tui thọc cho nó một cán mác vô họng thấu tuốt ra sau đít. Lũ chó con còn sung sức nên sủa gâu gâu. Con Nô, tuy cái đầu mới bể được ràng lại, chưa ăn khớp hoàn toàn nhưng cũng cất tiếng sủa trợ chiến cho lũ con "cạch, cạch... cạch cạch..." Nai trầm thủy Năm nọ, tui đi rừng, gặp cái bàu lớn. Giữa trưa đang lúc nóng nực nên tui hăm hở lội ngay xuống tắm. Tui cởi áo ra, ngáng lên nhánh chà kề bên mé bàu. Vừa khoác nước kỳ cọ, tui vừa khoan khoái nghĩ: "Chà, không ai sướng bằng ta lúc này. Giữa rừng, ngồi tắm mát một mình mà còn có chổ máng áo khô sạch nữa. Đã thiệt...". Tui thò tay xuống lần mở mối lưng, cởi ra thêm chiếc quần đùi. Tui vừa vói tay sang nắm lấy nhánh chà, định máng tiếp cái quần thì bất ngờ... cái nhánh chà "giật mình" vụt
  3. đứng dậy phóng chạy... - Ơ... ơ. Nai trầm thủy. Trời. Nai trầm thủy! Tui sợ mất cái áo , quýnh quáng tức tốc đuổi theo con nai : - Nai ơi... tao tưởng mày là nhánh chà, mày trả lại tao cái áo. Trả... lại tao! Nghe có tiếng người chạy đuổi theo kêu la vang rừng phía sau nên con nai càng sải bốn chân phóng hết tốc độ. Mệt quá, không còn cách nào khác, tui buộc lòng phải đứng lại, vừa thở hổn hển vừa chắp tay lên miệng làm loa, la lớn: - Nai ơi... nai! Tao nói thiệt, đừng chạy nữa! Mày không có áo "bận" thì tao tặng cho mày cái áo đó. Còn gói thuốc trong túi áo mày nhớ trả lại giùm. Tao ghiền... tội nghiệp tao, nai ơi, nai ơi!... Mô đất biết đi Đang mùa phát đất, mà nước đầy ắp cánh đồng. Cái năm gì thiệt kỳ cục! Nước Sông Đốc màu ngà dâng lên, nước U Minh đen cuộn tràn xuống. Gió nam thổi hù hù. Trên ruộng mà sóng bủa ba đào. Chuột bọ, rắn rít hết chỗ dựa, trôi tấp vào các ngọn cây đeo có đùm. Nước U Minh đỏ thẫm như nước trà, chảy ngập tới đâu thì cây cỏ èo ọp tới đó. Lợi dụng lúc này phát đất là tốt nhất. Bữa đó tui vác phản ra đồng như thường lệ. Nghĩa là nghe cúm núm kêu chừng hết canh tư thì tui đã có mặt ngoài ruộng. Đồng nước mênh mông ngập tới ba đì lạnh
  4. run lên, không tìm được một mô đất mà để viên đá mài phản. Tui lội vòng vo cho tới hừng đông, may thang gặp được một mô đất thật cứng, cao hơn mặt nước độ hai gang tay. Tui rề lại, để viên đá mài lên, ngồi mài phản. Mài "nước lớn", tui lại mài "nước ngót" rồi liếc mép. Xong đâu đó, tui còn mở gói thuốc giồng ra vấn một điếu hút phì phèo. Đến khi trời sáng rõ mặt, tui trực nhìn lên: - Ủa ! Ở đâu mà vườn tược rậm rạp, trông lạ vậy kìa! Quái lạ ! Tại sao lại ở ngay hè nhà mình? Rõ ràng, bên tay phải tui là cái chuồng trâu, tay trái chuồng heo, chính giữa có bếp nấu cơm. Bà vợ tui đang lom khom chụm bếp. Thiệt là như chiêm bao, tui không tài nào hiểu được. Cuối cùng tui phải cất tiếng kêu bả để hỏi sự tình. Chẳng ngờ bả chạy ra, ngẩng lên, vụt la oi ói : - Bớ người ta ơi! Làm ơn cứu chồng tui! Tui bật cười hỏi : - Bộ bà điên rồi hả ? Bả đứng nhìn tui mà mặt mày tái mét, đưa tay ngoắc: - Ông ơi! Ông phóng xuống đây, chạy lại đây, mau đi! Tui cười hề hề, thủng thỉnh bịt khăn đầu rìu qua trán, lấy cục đá mài, vác phản lên vai, bước xuống mô đất đi lại bên vợ tui. Bả nắm vai tui xoay ngược lại: - Ông ngó trở lại coi, kìa !
  5. Tui nhìn lại cái mô đất mình mới vừa bước xuống. Úy trời đất, thánh thần, thổ võ ơi! Con rùa! Con rùa vàng lớn quá trời! Té ra tui ngồi mài phản trên lưng nó hồi hôm tới giờ mà hỏng hay. Sân quạ Ở Phong Lưu, Cạnh Đền có một sân chim, mỗi lần người ta bắt hàng vạn con còng cọc, cò long bong, cò quắm, vạc, diệc mốc... chở ra chợ bán. Sau hậu đất tui thì có "sân quạ", chuyện mới lạ đời! Số là mùa hạn năm đó, nắng khô hết đìa bàu. ao vũng xứ này. Trâu bò phải đi kiếm nước uống ở những cái giếng giữa đồng xa. Tui có bầy trâu tất cả là tám con. Nhưng chiều bữa đó, chúng đi ăn về lại lạc mất con đực pháo. Sau đó mấy tháng lăng xăng chạy kiếm đủ chỗ, tui mới gặp nó đứng chổng khu uống nước ở một cái giếng trong đầu ngàn hậu đất. Gần đi tới, tui thấy con đực pháo rùng mình lúc lắc, mặc dù bốn cái chân nó còn lún sâu dưới thềm đìa. Tới thêm chút nữa, tui thấy con trâu như nghe được tiếng động, nó cựa mình vùng lên. Gần lại nữa, tui thấy nó run run, giật giật. Lấy làm lạ, tui đi gần lại xem. Con trâu làm như hoảng hồn, lúc lắc nhổ bốn cái chân lên, nhưng bốn chân nó ngay đơ không làm sao nhúc nhích được. Con trâu lại cất tiếng kêu "ọa ọa". Rồi nó trân mình đứng dựng tại chỗ, run rẩy. Thấy đít con trâu lủng một lỗ, tui vội quơ nùi rơm nhét nó lại, rồi đưa tay với sợi dây định dẫn nó về. Nhưng con trâu cố giãy giụa, mà vẫn đứng tại chỗ. Cuối cùng tui phải về, kêu bả ra lôi tiếp con trâu về nhà.
  6. Sau đó, tui với bả bàn mài dao xẻ con trâu. Nào ngờ phèo phổi, ruột gan, thịt thà bên trong con trâu đều bị lũ quạ khoét đít chui vô hồi nào mà ăn sạch trọi. Tui với bả bắt ra được ba trăm hai mươi sáu con quạ vừa lớn vừa nhỏ. Hông tin hả? Hỏi bả thử coi! Nói sao cũng được Ngày trước, có một người rất thích uống rượu, có rượu là uống không biết chán, cho nên sinh ra nghiện nặng. Một lần, anh ta đến kinh thành làm ăn, tình cờ gặp người quen. Oái oăm là người quen này rất keo kiệt. Sau khi gặp người quen, anh nghiện rượu nêu ý kiến : - Lâu lắm rồi chúng ta mới gặp nhau, hiện giờ tôi đang thèm chén rượu. Chúng ta về nhà anh chơi, có chén rượu cho tôi giải sầu thì hay quá. Người quen nói : - Nhà tôi ở cách đây xa lắm, chẳng nỡ để anh vất vả vậy. Anh nghiện nói : - Không sao, xa lắm cũng chỉ hai ba mươi lý chứ mấy. Người quen nói : - Nhà tôi chật chội không dám mời anh. Anh nghiện rượu nói :
  7. - Chẳng hề gì, chỉ cần rộng bằng cánh cửa mở là được. Người quen nói : - Tôi không chuẩn bị cốc chén uống rượu, nên không uống được. Anh nghiện rượu nói ngay : - Xem anh nói đến mức nào nào, bao năm chúng ta là tri kỷ, không có chén cũng chẳng sao, bê cả lọ tu cũng được. Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ "tước" là chim sẻ, đến chữ "kê" là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: "Dủ dỉ là con dù dì". Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
  8. - Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì... Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: - Chết chửa! Chữ "kê" là gà, sao thầy lại dạy ra "dủ dỉ" là con "dù dì"? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa", nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: - Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê" mà "kê" nghĩa là "gà" nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: - Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? - Thế này nhé! Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà. Ngưu là con bò tót Một thầy đồ dốt, ngồi dạy học ở nhà nọ. Có nhiều chữ thầy không biết, nên phải đi hỏi người ngoài rồi mới về dạy lại. Một hôm, dạy đến chữ "bôn" nghĩa là chạy, chữ chồng lên nhau, đoán mãi không ra chữ gì, mới hỏi dò người ta: - Có giống gì khoẻ bằng ba con trâu không nhỉ? Có người bảo:
  9. - Có giống bò tót. Thầy về dạy học trò: - Ngưu là con bò tót. Một hôm khác, thầy lại đến dạy chữ "đinh", mặt chữ thì biết, mà nghĩa thì lại không hay, nhưng vội quá, không kịp đi hỏi. Thấy chữ viết giống như cái giằng cối xay, thầy bèn dạy liều: - Ðinh là giằng cối xay. Nhà chủ thấy thầy dốt quá, đành mời thầy cắp tráp ra cửa và đọc tiễn thầy một bài thơ: Ngưu là con bò tót Ðinh là giằng cối xay Thầy dạy hay chữ quá Xin thầy về đi cày... Nhưng nó phải bằng hai mày! Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: - Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi. Cải vội xoè năm ngon tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
  10. - Xin xét lại, lẽ phải về con mà! Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm gón tay mặt, nói: - Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày! Hổ phụ sinh hổ tử Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi. Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo: - Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp! UỐNG THUỐC ĐỘC KHÔNG CHẾT Có một anh nhà giàu nghiện ruợu, sợ đầy tớ uống vụng, nên cố chọn nuôi một người lù khù . Anh ta có việc phải đi vắng, bảo người ớ trông nhà . - Mày ở nhà, phải trông coi lấy cái chân giò treo đó, với con gà sống thiến trong chuồng, kẻo chó mèo nó tha đi, nghe . Và chỉ vào hai ve rượu : - Còn hai ve này là thuộc độc đế bảy chuột . Uống chết đấy !
  11. Anh ta đi rồi, người đầy tớ ở nhà bắt con gà sống thiến làm thịt, luộc chân giò lên ăn, lại lấy cả hai ve rượu uống hết, say mềm cả người . Khi anh ta về thấy người đầy tớ nằm sắp dưới đất, hơi mem nồng nặc, liền đánh thức dậy hỏi gà, đùi heo và hai ve kia đâu . Người đầy tớ khóc mà thưa rằng : - Con vânng lời ông ớ nhà coi nhà, rủi có con mèo và con chó chạy lại, con mèo thì tha cái chân giò, con chó thì cắp con gà sống thiến chạy mất . Con sợ ông mắng nên lấy hai ve thuốc độc uống cho chêt, không ngờ vẫn chưa chêt ! THỐI QUÁ, THỐI THẬT Hai anh đại nịnh ngồi hầu chuyện cụ lớn . Bất thần, cụ đánh một cái trung tiện . Một anh giả vờ lắng tai nghe, rồi nói: -- Y hi ! Quản huyền chi âm ! (Ôi! Nghe như tiếng đàn tiếng sáo) Một anh hếch mũi lên ngửi, rồi nói: -- Phảng phất ngọc lan chi vị . (Thoang thoảng như múi hoa ngọc lan). Cụ lớn có ý buồn, bảo: -- Ta nghe nói trung tiện là uế khi, nó ra ngoài, mùi nó thối mới phải, chứ nó thơm thì ta e rồi không thọ được bao lâu nữa ! Một anh nghe nói vậy, vội đưa tay lên như bắt hơi, hít di hít lại, rồi bẩm:
  12. --Bẩm, bây giờ đã có mùi thối ạ ! Anh kia cũng vờ khịt luôn hai ba cái, nói tiếp: - Bẩm bây giờ thì thối thật, thối quá ! Sao Phí Quá Thế Một người hà tiện chết xuống âm phủ . Vua Diêm vương mắng: - Mày ở trên trần, chỉ thích bo bo giữ của không chịu đỡ đần kẻ đói, cứu giúp người nghèo . Tội mày không tha được, phải bỏ vạ dầu . Lúc quỉ sứ đưa anh ta đến chồ vạc dầu, anh ta nói: - Ngần ấy dầu kia à ? sao phí quá thế! xin hãy đem dầu ấy bán lấy tiền cho tôi, rồi bỏ vào vạc nước sôi cũng được . Sát Sinh Tội Nặng Lắm Một người đánh cá đem cá vào chợ bán. Có nhà sư trông thấy, bảo: - Ngày nào ngươi cũng sát sinh, tội nặng lắm! Ðể nhà chùa làm lễ sám hối cho, có bằng lòng không? Người đánh cá hỏi: - Sám hối thì phải thế nào? Sư bảo: - Bán rẻ cá cho nhà chùa để nhà chùa phóng sinh, thả xuống ao. Người đánh cá nói: - Vâng! Nhưng xin nhà chùa cho mỗi con năm tiền, chứ kém không được. Sư nói:
  13. - Nam mô phật! Sao đắt thế! Xưa nay nhà chùa vẫn mua cá rán ở hàng cơm cũng chỉ có ba tiền một con, nữa là cá chưa rán. Quan Lớn Mua Vàng Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì cũng chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ. Một ông quan nọ vừa đến nhậm chứa, bảo hiệu vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dữ như cọp, mói bẩm: - Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được. Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi: - Mua bán xong rồi, còn đứng đấy làm gì? Chủ hiệu vàng đáp: - Con chờ quan lớn trả tiền cho. Quan bảo: - Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa? Chủ hiệu vàng đáp: - Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng. Quan nổi giận: - Nhà ngươi lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa
  14. cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì! NGHE QUA THÌ BIẾT Có một lão nhà giàu nọ đã dốt nát lại hà tiện . Con đã lớn mà không cho đi học, sợ mất tiền . Một ông khách thấy vậy hỏi : - Sao không cho thằng nhỏ đi học trường ? - Vô trường học, sợ học trò lớn ăn hiếp . - Rước thầy về nhà cho nó học vậy . - A nó chưa có trí, biết nó học đặng hay không ? - Có khó gì, thầy sẽ tuỳ theo sức nó mà dạy . Nay dạy chữ nhất là một, một gạch, nó thuộc, qua ngày mai dạy nó chữ nhị là hai, hai gạch, nó thuộc, qua ngày mai dạy nó chữ tam là ba, ba gach, lần lần như vậy thì nó phải biết chứ . Khách ra về, thằng con ra bảo cha : - Thôi, cha đừng rước thầy về, tốn kém ! Mấy chữ ấy, con đã thuộc rồi, nghe qua thì biết . Người cha biếu nó viết chữ nhất, chữ nhị, chữ tam, nó đều viết được, người cha khen giởi gồi biếu nó viết chừ vạn . Nó nói thủng thẳng rồi nó viêt . Có việc vào xóm, buối chiều về người cha lại biếu nó viết chữ vạn . Nó thưa :
  15. - Chữ vạn mắc quá, con viết gần nữa ngày mới đặng có 500 gạch mà thôi . Nhà Giàu Keo Bần Một anh nhà giàu keo bẩn, không hề thết khách bao giờ . Một hôm, có kẻ thấy người ở nhà anh ta đem rổ bát ra cầu ao rửa, mới hỏi đùa: - Nhà hôm nay mời khách đấy à ? Người ở nói: - Ôi chà ! Ông chủ tôi mà mời khách, thì có hoạ đến ngày chết! Anh ta đi qua đấy, thấy người ở nói vậy liền dừng lại mắng : - Mày biết khi chết tao có mời ai hay không mà mày dám hẹn trước như thế ! NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI Một lão nhà giàu có anh đầy tớ tính rất bộp chôp. thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu đuôi gì cả . Lão mới gọi anh ta bảo : - Mày ăn nói chẳng có đầu duôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày . Từ nay nói cái gì thì phải nói chó có đầu có đuôi nghe không ? Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ . Một hôm lão măc quần áo sắp sữa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói : Thưa ông, con tằm nó nhả ra tơ, người ta mang tơ bán
  16. cho người Tầu, người Tầu đem về dệt thành the rồi bán sang ta . Ông đi mua the về may thành áo . Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc . Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy .Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi . Diệu Kế Một quan võ có tính sợ vợ. Một hôm, đang cầm cự với giặc ở biên thùy, bỗng nghe tin mật báo là phu nhân đang ở sau lưng xông tới để hỏi tội quan về việc quan đem nàng hầu đi theo, quan bèn triệu tập ban tham mưu lại vấn kế. Kẻ đưa kế này, người bày mưu nọ, tướng quân đều thấy không ổn. Bỗng một viên quân sư, vốn dòng râu quặp, tiến lại tâu rằng: - Trước mặt, địch quân như gió bão, sau lưng phu nhân như nước lũ. Song lọt vào tay giặc không nguy bằng lọt vào tay phu nhân. Chỉ có nước tướng quân hàng giặc, để thoát khỏi tay phu nhân là hay hơn cả. Ông tướng vỗ đùi khen: - Diệu kế! Tuyệt diệu kế! Đã chết với tao chưa? Một anh, nhà có giồ, vợ vừa làm cố xong đặt lên bàn thờ thì có một con ruồi đến đậu ngay lên đĩa thịt . Chị vợ vội kêu lên : - Thôi chết tôi rồi ! Mâm cơm cúng ông bà mà anh không coi cấn thận đế ruồi nó đậu vào, làm uế tạp mât rồi . Anh chồng nghe thế giận con ruồi lắm, nghĩ bụng : -Hai vợ chồng lòng thành làm đuợc mâm cơm mà con
  17. ruồi nó làm ô uế, giờ có cúng ông bà cũng không về hưởng nữa . Anh liền lên huyện kêu : - Bấm lạy quan lớn, chúng tôi vất vả quanh năm. Hôm nay mới làm được mâm cơm cúng ông bà, thế mà con ruồi nó sa vào, làm ô uế cả . Xin quan lớn xứ cho con được nhờ . Quan nghe xong bảo : - Tao cho phép mày từ nay hế thấy nó bất kỳ ớ đâu cứ đánh cho chết . Quan vừa nói dứt lời thì có một con ruồi đến đậu ngay trên má quan . Anh kia vừa trong thấy, mím môi giang tay đánh bốp vào mặt quan, chứi : - Bố mày ! Đã chết với tao chưa ? Dân Giần Quan Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngay, thấy quan đã ác lại hay ăn tiền, cứ có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc xì tiền ra mới thôi. Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau, nói xấu quan. Một anh bảo: - ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem! Quan quán quạt chi quàn quan Dân dấn dận chi dần dân
  18. Quan là quan, quan quàn dân Dân là dân, dân giần quan. Chẳng ngờ quan đi qua nghe được trợn mắt hỏi: - Bay nói gì thế? Anh kia nói chữa: - Bẩm quan, con bảo: "Quan quản dân, dân... cần quan. Không có quan thì ai cai trị dân". Cứ Bảo Tuổi Sửu Có Được Không? Ðồn rằng có một ông quan huyện rất thanh liêm, không ăn của dút bao giờ. Bà huyện thấy tính chông như vậy cũng không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy: - Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy la tôi cơ đấy! Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách:
nguon tai.lieu . vn