Xem mẫu

  1. Bả đứng nhìn tui mà mặt mày tái mét, đưa tay ngoắc: - - Ông ơi! Ông phóng xuống đây, chạy lại đây, mau đi! Tui cười hề hề, thủng thỉnh bịt khăn đầu rìu qua trán, lấy cục đá mài, vác phản lên vai, bước xuống mô đất đi lại bên vợ tui. Bả nắm vai tui xoay ngược lại: - Ông ngó trở lại coi, kìa ! Tui nhìn lại cái mô đất mình mới vừa bước xuống. Úy trời đất, thánh thần, thổ võ ơi! Con rùa! Con rùa vàng lớn quá trời! Té ra tui ngồi mài phản trên lưng nó hồi hôm tới giờ mà hỏng hay. Xin chịu Có anh chàng kia, vốn ngốc đại là ngốc, mà lại phải đi làm - rể nên trong bụng rất lo. Biết tính con, nên trước khi đi bố mẹ gọi vào dặn dò: - Ở rể thì khó gì mà ngại. Chỉ cần bố vợ làm gì thì mình làm nấy, cho khỏi mất lòng ông là được. Anh ta nghe nói vững dạ vội khăn gói đi sang nhà vợ. Hôm ấy cũng ngồi ăn cơm với bố vợ, thấy bố vợ gắp thịt, anh cũng gắp thịt; bố vợ chấm rau cũng chấm rau, bố vợ cầm đũa tay trái anh cũng đổi đũa sang tay trái. Bố vợ vô ý đánh vãi mấy hạt cơm ra chiếu, anh cũng bỏ mấy hạt cơm ra chỗ mình ngồi. Bố vợ đang ăn canh miến thấy thế không nhịn cười được, bật phì cười, nào ngờ bị sặc. Một sợi miếng lòng thòng thò ra ngoài lỗ mũi. Anh ta nhìn bố vợ, ngẩn người ra, rồi đứng dậy chắp tay vái dài:
  2. - Thưa thầy, mấy trò khác thì con còn cố được, chứ trò này thì con xin chịu! Nói sao cũng được Ngày trước, có một người rất thích uống rượu, có rượu là - uống không biết chán, cho nên sinh ra nghiện nặng. Một lần, anh ta đến kinh thành làm ăn, tình cờ gặp người quen. Oái oăm là người quen này rất keo kiệt. Sau khi gặp người quen, anh nghiện rượu nêu ý kiến : - Lâu lắm rồi chúng ta mới gặp nhau, hiện giờ tôi đang thèm chén rượu. Chúng ta về nhà anh chơi, có chén rượu cho tôi giải sầu thì hay quá. Người quen nói : - Nhà tôi ở cách đây xa lắm, chẳng nỡ để anh vất vả vậy. Anh nghiện nói : - Không sao, xa lắm cũng chỉ hai ba mươi lý chứ mấy. Người quen nói : - Nhà tôi chật chội không dám mời anh. Anh nghiện rượu nói : - Chẳng hề gì, chỉ cần rộng bằng cánh cửa mở là được. Người quen nói : - Tôi không chuẩn bị cốc chén uống rượu, nên không uống
  3. được. Anh nghiện rượu nói ngay : - Xem anh nói đến mức nào nào, bao năm chúng ta là tri kỷ, không có chén cũng chẳng sao, bê cả lọ tu cũng được. Sĩ diện hão - Một anh đồ kiết đi tìm nơi dạy học. Ðường xa, người mệt, còn trong túi vài đồng, thầy vào quán ăn vài củ khoai cho đỡ đói. Thầy vừa ăn vừa uống nước ra vẻ ung dung lắm. Ăn hết củ thứ nhất, rồi củ thứ hai, thầy muốn chén củ nữa nhưng lại sợ hết mất tiền. Cái miệng vẫn thòm thèm. Nhân lúc cô hàng vào bếp, thầy vội vơ nắm khoai vắt lại bỏ vào mồm. Không ngờ, cô hàng quay ra, nhìn thấy. Thầy cố ra vẻ thản nhiên bảo: - Ta ăn thêm vắt xôi đậu. Cô hàng thừa hiểu, nhưng tảng lờ như không biết gì, bảo thầy: - Vậy xin thầy giả tiền cả vắt xôi đậu. Thầy bấm bụng đưa nốt đồng cuối cùng. Đậu phụ mắm tôm - Hai ông đồ rủ nhau vào hàng đánh chén. Nhìn vào đĩa đậu phụ trên mâm, một ông nói: - Tôi ra một câu, ông đối được cho thông thì tôi chịu tiền cả, đối không thông thì ông chịu tiền cả. Ông kia bằng lòng.
  4. - Nướng đậu phụ cho cha ăn. Ðối đi! Ông kia ngẫm nghĩ một lát, rồi đọc: - Sắc ích mẫu cho mẹ uống. Ông trả tiền nhé! Ông ra câu đối hơi hoảng. Nhưng rồi ông ta trấn tĩnh được thong thả nói: - Ðối sát đấy. Phụ là cha đối với mẫu là mẹ, uống đối với ăn. Có điều thông thì chưa thông. - Thông thế nào nữa? - Ðậu phụ không có mắm tôm thì ăn vói gì? Ăn với ích mẫu được ư? Ðối thế này mới thông: Lấy mắm tôm cho mẹ chấm. Ông trả tiền chứ! Sợ sét bà - Xưa có một thầy đồ ngồi dạy học ở một nhà người đàn bà goá. Bữa nào ăn cơm, bà cũng chỉ cho thầy ăn vừa sét bát thì thôi. Một hôm, trời mưa sấm sét dữ lắm. Người đàn bà sợ run cầm cập, còn thầy đồ thì thản nhiên như không. Người đàn bà thấy vậy hỏi: - Thầy không sợ sét ư? Thầy đồ đáp:
  5. - Tôi không sợ sét của trời, tôi chỉ sợ sét của bà thôi. Cứ mỗi ngày ba sét ba lượt thì tôi cũng chết đói mất. Bánh tao đâu Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi - ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu. Ðến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quang nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo: - Này, con cầm lấy! Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy. Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn. Thầy nhìn thấy, giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng. Ðến lúc ra về, thầy vẫn còn tiếc mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò: - Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao? Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt: - Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao? Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:
  6. - Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải. Trò ngơ ngác quay lại thưa: - Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy xin thầy bảo cho con nên thế nào cho phải ạ? Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo: - Thế bánh tao đâu...? - Mít nác gì - Một bác nọ ra tỉnh chơi. Trưa về, gặp thầy học của con mình, bác ta khẩn khoản mời thầy về nhà, để thết thầy một bữa. Bác ra sai bắt gà làm thịt rồi làm các món nhắm khác. Bụng thầy đói meo, mà chủ nhà vẫn từ từ chuẩn bị bữa ăn cho thật tươm tất. Bụng thầy càng cồn cào. Nhìn thấy quả mít trong gầm gường, miệng thầy thèm lắm. Chờ mãi, không thầy chủ nhà bưng mâm lên, thầy nói: - Thôi bác ạ, phiền phức quá, bác để tôi về. Chủ nhà sai con: - Có nác mới (nước chè xanh mới nấu), lấy ấm rót, mời thầy uống con. Cốt ý của gia chủ là muốn cầm chân thầy lại. Song thầy:
  7. - Mít nác gì, để tôi về thôi bác ạ! Lúc đó, bác ta mới nhớ là nhà mình có quả mít chín để ở gầm giường, liền sai con: - À quên, lấy quả mít, bố mời thầy xơi đã con! Đôi câu đối chọi - Thầy đồ thường dạy học trò đã đối thì phải đối cho chọi mới hay. Một hôm, thầy ra một vế đối: "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" (Thần nông dạy dân trồng ngũ cốc). Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trò nọ đã gãi đầu gãi tai: - Thưa thầy, chữ "thần" con xin đối với chữ "thánh" có chọi không ạ? Thầy nói: - Ðược lắm! Anh ta lại hỏi: - Chữ "nông", con đối với "sâu", có chọi không ạ? Thầy nói: - Ðược lắm! Anh ta lại hỏi tiếp: - Chữ "giáo" đối với "gươm", "dân" đối với "vua" có chọi không ạ?
  8. Thầy gật đầu: - Ðược lắm, được lắm! Anh ta lẩm nhẩm: "Nghệ" đối với "gừng", "ngũ" đối với "tam", "cốc" đối với "cò". Cuối cùng anh ta xin đọc: - Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là: "Thánh sâu gươm vua gừng tam cò". Tam đại con gà - Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ "tước" là chim sẻ, đến chữ "kê" là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: "Dủ dỉ là con dù dì". Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: - Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì...
  9. Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: - Chết chửa! Chữ "kê" là gà, sao thầy lại dạy ra "dủ dỉ" là con "dù dì"? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa", nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: - Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê" mà "kê" nghĩa là "gà" nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: - Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? - Thế này nhé! Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà. Ngưu là con bò tót Một thầy đồ dốt, ngồi dạy học ở nhà nọ. Có nhiều chữ - thầy không biết, nên phải đi hỏi người ngoài rồi mới về dạy lại. Một hôm, dạy đến chữ "bôn" nghĩa là chạy, chữ chồng lên nhau, đoán mãi không ra chữ gì, mới hỏi dò người ta: - Có giống gì khoẻ bằng ba con trâu không nhỉ? Có người bảo: - Có giống bò tót.
  10. Thầy về dạy học trò: - Ngưu là con bò tót. Một hôm khác, thầy lại đến dạy chữ "đinh", mặt chữ thì biết, mà nghĩa thì lại không hay, nhưng vội quá, không kịp đi hỏi. Thấy chữ viết giống như cái giằng cối xay, thầy bèn dạy liều: - Ðinh là giằng cối xay. Nhà chủ thấy thầy dốt quá, đành mời thầy cắp tráp ra cửa và đọc tiễn thầy một bài thơ: Ngưu là con bò tót Ðinh là giằng cối xay Thầy dạy hay chữ quá Xin thầy về đi cày... Đắp chăn - Một anh đi ở cho một lão nhà giàu, lão ta hẹn sau mười năm sẽ trả tiền công cho về mà làm ăn. Ðến kì hạn, lão nhà giàu muốn quịt, bèn đưa ra một cái chăn vừa ngắn vừa hẹp, bảo: - Anh phải làm sao đắp cái chăn này cho vừa người tôi thì tôi trả tiền công cho, bằng không thì một là anh về, hai là ở thêm mười năm nữa, sau đó tôi trả công cả hai mươi năm cho anh luôn thể. Nói xong, lão nhà giàu nằm thẳng chẳng ra giữa giường. Người lão rất dài, mà cái chăn thì rất ngắn, nên anh kia cố đắp mãi không xong, đắp được đằng đầu lại hụt mất đằng
  11. chân. Chợt nghĩ ra một mẹo, anh ta cầm chăn đắp từ trên đầu lão đắp xuống quá đầu gối, rồi lấy gậy vụt tới tấp vào hai ống chân lão. Lão đau quá co rụt ngay chân lại. Thế là cái chăn đắp lên người lão vừa khéo. Tệ Có một thầy đồ hay trách vặt. Mộ hôm đang buổi học, có - người đến xin phép thầy cho một học trò được nghỉ dở buổi học vì ở nhà có giỗ. Thầy liền cho em học trò ấy về ngay. Suốt ngày hôm ấy ai mời thầy đi đâu thầy cũng không đi. Thầy cầm chắc rằng, hôm nay sẽ được một bữa chén no nê, sao gia đình em học trò ấy lại không mời mình được! Quái! Chờ đã hết ngày cũng không thấy ai đến mời. Tối đến ngoài trời mưa tầm tã, trong nhà thầy vẫn chong đèn, ngồi ngóng tin mời. Trời càng khuya, gió thổi càng lạnh, đợi mãi không thấy, thầy đồ phải tắt đèn đi ngủ. Tuy vậy, thầy vẫn không dám ngủ. Song đôi mắt của thầy đâu có theo ý muốn của thấy. Nó cứ ríu dần, ríu dần, thầy đồ đã ngủ mơ. Chợt có tiếng động rèm, thầy đồ giật mình thột dậy. Trong bụng tưởng như có cờ phất, thầy liền hỏi: - Sao đến khuya thế con? Khuya thế?... Mãi không có tiếng đáp lại. Thầy đồ thắp đèn lên xem, thì chẳng thấy ai cả, chỉ thầy một con chó lông ướt mẹp đang đứng cạnh rèm, cái đuôi ngoắt ngoắt, đôi mắt lấm lét nhìn chủ. Thầy đồ bực quá, bụng bảo dạ: "Sáng mai phải cho thằng này bài học mới được! Ðồ tệ!". Sáng hôm sau, lớp học vẫn tiến hành như thường lệ, học
  12. trò đến lớp đông đủ. Ðang buổi học nghĩa, em học trò nọ giở sách ra, chỉ vào chữ thứ nhất của hàng đầu, bài thầy mới viết, hỏi thầy: - Thưa thầy chữ gì đây? - Chữ "tệ". Thầy cắt nghĩa luôn: "tệ là tệ". Em học trò không hiểu ý thầy nên vẫn điềm nhiên học: "tệ là tệ", "tệ là tệ". Hỏi sang chữ thứ hai, thầy vẫn bảo đó là "tệ" và cũng cắt nghĩa "tệ là tệ". Chữ thứ ba, thứ tư, thứ năm, thầy cũng bảo như vậy. Sang chữ thứ sáu, vừa nghe thầy nói đó cũng là chữ "tệ" xong, em học sinh ngơ ngác hỏi: - Thưa thầy, tệ cả hàng phải không ạ? Với giọng như ngậm roi trong miệng, thầy đáp: - Phải, nhà mày tệ cả họ chứ không chỉ cả hàng đâu!!! Tri kỷ Một ông quan võ tính thích thơ nôm. Ở bên cạnh nhà, có một anh chỉ khéo tán ăn. Hễ làm được một bài thơ nào, ông quan võ thường gọi anh ta sang đọc cho nghe, anh ta tán tụng khen hay. Thế là lại cho ăn uống. Một hôm, quan cho gọi anh ta sang chơi. Lúc ngồi ăn nói: - Tôi mới làm được một cái chuồng chim ở sau vườn, nhân nghĩ được một bài tứ tuyệt, đọc bác nghe xem có được không? - Dạ, xin ngài cứ đọc.
  13. Ông quan võ vừa gật gù vừa ngâm: Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời, Ðứa thì bay bổng đứa bay khơi. Ngày sau nó đẻ ra con cháu Nướng chả băm viên, đánh chén chơi. Anh kia nức nở khen: - Hay lắm, xin ngài đọc lại từng câu cho được thưởng thức hết cái hay của bài thơ. Quan đọc lại: Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời Anh kia tán: - Hay! Tôi nghiệm như câu này, có lẽ ngài sẽ làm đến quan tứ trụ triều đình. Quan lại đọc: Ðứa thì bay bổng đứa bay khơi Anh kia tán: - Ngài còn thăng quan chưa biết đến đâu! Quan đọc đến câu: Ngày sau nó đẻ ra con cháu Anh kia tán:
  14. - Hay tuyệt! Con cháu ngài còn là vô số. Quan tiếp : Nướng chả băm viên đánh chén chơi! Anh kia ngập ngừng rồi lại khen: - Hay quá! Cảnh ngài về sau tha hồ mà phong lưu, phú quí. Ông quan võ, mũi nở bằng cái thúng, đắc chí, rung đùi, rót rượu mời anh kia và bảo: - Thơ tôi được cái tự nhiên. Bây giờ nhân có thi hứng, tôi làm thử một bài tức cảnh nữa, anh nghe xem thế nào nhé! - Bẩm thế thì hân hạnh quá! Quan nhìn chung quanh, trông thấy con chó, làm luôn bài thơ rằng: Chẳng phải voi, chẳng phải trâu, Ấy là con chó cắn gâu gâu. Khi ngủ với nhau thì phải đứng, Cả đời không ăn một miếng trầu. Anh kia gật gù khen hay. Hai người mời nhau uống trà tàu, rồi anh kia cũng xin họa một bài: Quanh quanh đằng đít lại đằng đầu, Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu Ăn hết của thơm cùng của thối Trăm năm chẳng được chén trà tàu.
  15. Nhưng nó phải bằng hai mày! Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: - Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi. Cải vội xoè năm ngon tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm: - Xin xét lại, lẽ phải về con mà! Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm gón tay mặt, nói: - Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày! Hổ phụ sinh hổ tử Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi. Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo:
  16. - Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp! Đóng oản Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà kia. Trong nhà có người ốm. Chủ nhà chạy mời thầy cúng mãi không được, phải nhờ thầy đồ cúng hộ. Cúng thì phải có hương vàng, oản, chuối. Chọn được ngày lành rồi, đêm đến, chủ nhà hỏi: - Thưa thầy phải đóng bao nhiêu oản? Thầy vốn tham ăn, bảo: - Ra ngoài trời đếm được bao nhiêu sao thì đóng bấy nhiêu oản! Không ngờ hôm ấy trời đầy mây, chủ nhà ngó một hồi vào thưa: "Trời tối quá, thưa thầy chỉ thấy có một ngôi sao thôi ạ!". Thầy giật mình, nhưng nhanh trí bảo: - Ừ thì đóng một oản, nhưng lấy cái mủng mà đóng nhé! Sĩ diện Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: "Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được." Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.
  17. Hôm sau, bạn hỏi ông ta: "Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?" Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: "Có lẽ con chó đó ăn cám mà tớ không biết." Sợ vợ Có anh nọ xưa nay rất là sợ vợ. Vợ nó quát tháo thế nào, anh ta cũng ngậm miệng, không dám cãi một lời. Anh ta đi đánh bạc, mãi xẩm tối mới về. Thổi cơm ăn xong, chị vợ ngồi chờ chồng mỏi mắt. Chị ta tức lắm. Khi anh chồng vừa mới ló mặt vào ngõ, chị ta đã chạy ra túm ngực lôi vào nhà, gầm rít. Anh ta vừa gỡ tay vợ túm ngực, vừa kêu xin: - Bỏ tôi ra! Tôi xin bu nó! Chị vợ được thể càng làm già, túm luôn tóc ấn đầu anh ta xuống. Anh ta liền vung tay gạt ngã chị vợ, tát cho luôn chị vợ mấy cái, rồi trợn mắt, quát: - Người ta đã sợ thì để cho người ta sợ chứ! Sao chưa mời tôi ăn? Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn. Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi.
  18. Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát: - Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả? Chửi Án Tiêu Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển, tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không được vì ông là người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với Án Tiêu và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ. Lần ấy, Án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược ăn giỗ. Lão bắt dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ quạt đón rước thật long trọng. Sáng sơm mai, Án Tiêu mới về thì chiều nay đường làng đã được quét sạch như chùi, cây cối hai bên đường phát quang cả. Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn (Thanh Hoá gọi ớt là hạt tiêu). Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông thấy bãi cứt có cắm quả hạt tiêu, ông lại chửi: "Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu". Án Tiêu nằm trong cáng nghe tiếng chửi, biết là Xiển chửi mình nhưng không đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không chịu đôn đốc dân phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng truyền lệnh rằng: "Quan
  19. huyện trong người khó ở, mọi người không được to tiếng, ồn ào!" Quan đấy Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che. Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi: - Chó bao nhiêu? Xiển trả lời: - Quan đấy! Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi: - Ai xui mày ăn nói như thế? Xiển đáp: - Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua. Quan hỏi: - Mày là con cái nhà ai? Xiển trả lời: - Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ!
  20. Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm. - Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không? Xiển đáp: - Bẩm quan, con là học trò giỏi nhất vùng này ạ, quan lớn không đi học nên không biết đó thôi. Thấy Xiển vẫn tìm cách xỏ mình, quan nổi giận: - Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này. Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn. Quan đọc: "Roi thất phân đánh đít mẹ học trò". Xiển hỏi: - Xin phép hỏi: "Roi" đối với "lọng" có được không ạ? Quan đáp: - Ðược. Xiển lại hỏi: - Thế "đít" đối với "đầu", "mẹ" đối với "cha" có được không ạ? Quan lại đáp: - Ðược! Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát: - Không được hỏi nữa. Ðối đi! Xiển liền đối: "Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!" Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để
nguon tai.lieu . vn