Xem mẫu

  1. TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Không ai tránh khỏi lỗi lầm, vấp váp và cả thất bại trên đường đời. tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa người thành công và kẻ thất bại về cách ứng xử khi gặp những vấn đề trên. Người thành công tìm nguyên nhân thất bại trước tiên từ bản thân mình, còn kẻ thất bại thường biện mình bằng những yếu tố bên ngoài như thiếu phương tiện, vốn, thời gian, không nhận được sự hợp tác của người khác…Thế nhưng chính ta mới là người tạo dựng cuộc sống hiện tại của mình. Tự chịu trách nhiệm có nghĩa là ý thức được rằng kết quả ngày hôm nay chính là hệ quả của những lựa chọn trực tiếp hoặc gián tiếp của bản thân được đưa ra trong quá khứ. Tự chịu trách nhiệm đồng nghĩa với trung thực nhận thức chính mình là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của mọi thành công hay thất bại. Người có tinh thần cầu tiến luôn biết tự chịu trách nhiệm với mọi hành động và kết quả mà mình nhận được. James Allen, tác giả cuốn sách “As a man thinketh” chỉ rõ: “Hiện tại bạn đang ở nơi mà những suy nghĩ đưa bạn tới và ngày mai bạn sẽ đến nơi mà suy nghĩ của bạn dẫn đường”. Nếu cứ tiếp tục giữ cách ứng xử cũ, thì cũng chỉ tiếp tục nhận được những kết quả hiện có, vì vậy nếu không vừa lòng với kết quả nhận được, hãy thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách phản ứng với ngoại cảnh. Không nên viện dẫn bất kỳ lý do nào để biện minh về sự thua kém hay hay những gì mình không đạt được. Khi dám chịu trách nhiệm, ta tự tin đặt mình vào vị thế chủ động đầy quyền lực để hành động nhằm thay đổi hoàn cảnh hiện tại theo
  2. hướng mục tiêu của mình. Cổ nhân có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Khi biện minh, đổ lỗi ta đóng vai trò nạn nhân trong tình thế bị động, yếu đuối, đánh mất dần sức mạnh bản thân, nên không khỏi trả giá đắt vì tự hủy hoại quyền lực tuyệt đối của bản thân để làm chủ cuộc đời mình. Khổng Tử dạy: “Người khôn ngoan tự hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác.” Thầy dở thường đổ thừa học trò dốt, người thất bại đổ thừa ngoại cảnh. Khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân, thì trách nhiệm cá nhân trở thành trái bóng được đá qua hết người này đến người khác. Sự thật có tệ hại thế nào chăng nữa nó vẫn tồn tại, do đó đừng lờ đi hay đổ lỗi mà hãy nghiêm túc tự kiểm điểm bản thân mình trước, vì dù có tìm ra bao nhiêu lỗi lầm ở người khác hay đổ lỗi cho người khác thì kết quả cũng không hề thay đổi, mà chỉ gây ra những mối bất đồng dẫn đến phá hủy mối quan hệ. V ì vậy, đừng phàn nàn sai đối tượng. Không thể thay đổi hoàn cảnh khách quan, không gian hay thời gian, nhưng hoàn toàn có thể tự thay đổi mình. Nhìn thẳng vào trách nhiệm của bản thân mới có thể tìm ra được giải pháp tích cực. Hãy là kiến trúc sư số phận của chính mình
nguon tai.lieu . vn