Xem mẫu

  1. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN THẦN ĐỒNG B ố đẻ của Gia Cát Khác là ông Gia Cát Tử Luân. Vì Gia Cát Tử Luân có khuôn mặt dài, cho nên nhiều người thường nói đó là khuôn mặt ngựa. Một hôm, Tôn Quyền mở tiệc mời khách. Đang lúc đông đủ như thế, Tôn Quyền cho một người dắt vào một con ngựa. Trên đầu mặt con ngựa có viết bốn chữ ''Gia Cát Tử Luân''. Con trai của Gia Cát Tử Luân là Gia Cát Khác, năm đó còn ít tuổi, cũng có mặt trong bữa tiệc đó. Nhìn thấy trên mặt con ngựa có bốn chữ họ tên bố mình, Gia Cát Khác nhanh trí cầm bút viết thêm hai chữ “Ngựa của” lên phía trước bốn chữ kia. Thế là dòng chữ “ngựa của Gia Cát Tử Luân” hiện ra trước mắt mọi người. Tất cả tướng sĩ dự tiệc hôm ấy được chứng kiến một cậu bé thần đồng. Tôn Quyền vui lắm, ra lệnh ban thưởng cho Gia Cát Khác. THẦN THÁNH TRỪNG PHẠT N gày trước, rất nhiều ngưới trong Kinh Thành mê tin đồng bóng. Một ông quan võ tên là Trần Ngũ không tin thần thánh, nhưng vợ Trần Ngũ thì cực kỳ mê tín. Trần Ngũ rất bực tức về chuyện mê tín này nhưng chưa có cách nào để lột tẩy trò bịp bợm này. Một hôm, Trần Ngũ ngậm một quả mận xanh lệch sang một bên má, làm cho má bên đó sưng lên. Trần Ngũ chỉ cho vợ biết má mình bị sưng đau lắm và cả ngày chẳng ăn uống được gì Vợ Trần Ngũ rất lo lắng, liền đi mời bà đồng về xem bệnh cho chồng. Bà đồng tới, làm một loạt những động tác chả hiểu là ý nghĩa gì, bà đồng nói: . - Má quan Trần Ngũ mọc một ổ bọc,rất khó chữa. Cũng vì thường ngày, quan Trần Ngũ không tin thần thánh cho nên thần thánh trừng phạt đấy! Cả nhà nghe nói như vậy, sợ hãi và hoang mang. Vợ Trần Ngũ phải lấy lược ra chải đâu cho bà đồng, nói khó để bà đồng cứu giúp. Bà đồng để cho cả nhà Trần Ngũ phải lo lắng, tận tình quan tâm đến mình rồi mới nhận lời cứu chữa. Trần Ngũ nằm trên giường la đau dữ dội, gọi vợ vào, bảo: - Bệnh tôi nặng lắm, đau lắm, phải nhờ bà đồng vào xem và cứu chữa ngay! www.vuilen.com 60
  2. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Bà đồng vào lượn đi luợn lại quanh giường Trần Ngũ nằm, sau đó mới đưa tay vào sờ mó cái má bị sưng của Trần Ngũ. Chờ cho bà đồng thò tay vào mồm mình, Trần Ngũ nhổ phì quả mận xanh vào mặt bà đồng. Trên tay, Trần Ngũ túm tóc bà đồng lôi xuống và tát cho một cái đỏ đom đóm mắt. Trần Ngũ chửi: - Đồ súc sinh, đồ bịp bợm! Cả nhà Trần Ngũ chứng kiến sự việc như thế, từ đó về sau mới từ bỏ hẳn mê tín đồng bóng. HẠT GIỐNG CÂY BÁCH Đ ổng Tam Tuyền là một ông quan thanh liêm, làm quan mười mấy năm, được phong đến chức Thái Thú, mà cũng chỉ có hai bộ quần áo vải đen và một đôi giày vải. Lúc Đổng Tam Tuyền chuẩn bị đến Tứ Xuyên nhận chức, con cái của Đổng Tam Tuyến nói: Thưa cha, bình sinh cha rất giản dị, rất chú ý tiết tháo, chúng con rất hiểu và tự hào về cha. Nhưng, nay tuổi tác của cha đã cao, nơi cha đến nhận chức là Tứ Xuyên là vùng có nhiều gỗ tốt, cha cũng nên lo sắm cho mình một cô hậu sự chứ ạ. Đổng Tam Tuyền gật đầu: - Được! Một thời gian khá dài nhận chức làm quan ở Tứ Xuyên, vì tuổi cao rồi nên triều đình chấp nhận cho Đổng Tam Tuyền từ quan về quê dưỡng già. Trong niềm vui đón cha vê các con của Đồng Tam Tuyền lại nhắc đến chuyện gỗ làm hậu sự cho cha: - Thưa cha khi sắp đi nhậm chức ở Tứ Xuyên, chúng con có nói đến việc lo gỗ làm cổ hậu sự cho cha, không biết tình hình bây giờ thế nào ạ. Đổng Tam Tuyền nói: - Cha nhớ chứ, người ta nói gỗ bách tốt hơn gỗ sao. Các con hỏi ngay. - Vâng ạ, thế cha chuẩn bị gỗ bách rồi à? www.vuilen.com 61
  3. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Đổng Tam Tuyền gật đầu, thò tay vào túi lấy ra nắm hạt giống cây gỗ bách, nói: - Đây là hạt giống cây gỗ bách! DIỀU HÂU VỒ GÀ T hời nhà Tống, có ông quan huyện họ Trương làm quan ở huyện Thần Tuyền. Nhìn dáng vẻ bên ngoài cũng như chỉ nghe quan huyện họ Trương nói, ai cũng nghĩ rằng quan là người liêm khiết, công minh. Nhưng, thực chất của quan huyện họ Trương thì hoàn toàn ngược lại, tìm đủ mọi cách để vơ vét tiền của không chỉ của dân mà cả của những người thân cận. Một hôm, quan huyện họ Trương viết một tờ cáo thị dán ở cổng huyện nhự sau: “Ngày... .tháng... là ngày sinh nhật của bản quan. Bản quan thông cáo để nhân viên các cấp trong phủ huyện biết: Không được quà cáp biếu xén gì cả!” Xem xong tờ cáo thị đó, một ông quan nhỏ chuyên ngành tố tụng, nói với mọi người: - Việc quan huyện họ Trương viết tờ cáo thị này, bản thân nó đã là thông báo cho mọi người biết rằng ngày ấy tháng ấy là ngày sinh của quan. Quan viết: ''Không được quà cáp biếu,xén gì cả'' chỉ là mang ý khiêm nhường thôi! Mọi người đều cho rằng ý kiến của quan tố tụng là hoàn toàn đúng. Đến ngày sinh của quan huyện họ Trương, mọi người mang lễ đến mừng, nào là lụa, gấm nào là chim cu, gà thiến, có người còn may hẳn một cái áo ''Thọ y" đến mừng. Quan huyện họ Trương nói dăm ba câu khiêm nhường chung chung, cuối cùng là cảm ơn sự quan tâm của mọi người. Chúc tụng một lúc mọi người cáo từ ra về. Đoàn người chưa ra hết, ông quan tố tụng đi sau cùng, ngoái đầu lại nhìn, thấy quan huyện họ Trương đã thu hết các thứ lễ vật ôm vào phòng trong. Sau đấy chẳng bao lâu, quan huyện họ Trương lại viết tờ cáo thị và dán ở cổng phủ huyện như sau: “Ngày... tháng sau là ngày sinh của phu nhân huyện lệnh, mọi người không nên quà cáp biếu xén”. Xem tờ cáo thị ấy, nhiều người khịt mũi, nhở nước bọt. Người nào đó đã viết hai câu thơ sau đây, dán dưới tờ cáo thị: “Mới đầu, cứ tưởng bồ câu Về sau mới rõ diều hau vồ gà!” www.vuilen.com 62
  4. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN TỐT THÔI T hời kỷ Đông Hán, có một người người tên là Tư Mã Huy. Tư Mã Huy có một đặc tính làm cho mọi người chú ý, đó là dù nói chuyện với ai, về ai, chuyện gì, Tư Mã Huy đều không bao giờ chê bai, nói xấu, mà chỉ: “Tốt thôi”. Người khác, chào Tư Mã Huy, Tư Mã Huy nói: - Tốt thôi! Người ta hỏi thăm: - Ông đã xơi cơm chưa? . Tư Mã Huy: - Tốt thôi! Một người buồn bã nói với Tư Mã Huy về việc đứa con của người đó xấu số đã chết cách đây mấy hôm. Tư Mã Huy trả lời: - Tốt thôi! Vợ Tư Mã Huy trách chồng: - Ông ăn nóí lạ lùng thật đấy? Người ta coi ông là người có đức hành, tôn trọng ông nên muốn được ông san sẻ nổi buồn, vậy mà ông lại trả lời: “Tốt thôi!”. Nghe vợ trách móc như vậy, Tư Mã Huy thông thả nói rành rọt: - Ý kiến của bà, tốt thôi! Những đời sau, cho đến ngày nay, người ta thường ám chỉ ai đó không có thái độ dứt khoát, nói chung chung, là chủ nghĩa “ba phải” chủ nghĩa “tốt thôi”. PHẠT ĂN THỊT L ý Tải Nhân là hậu duệ của vương triều nhà Đường, trong thời kỳ đi lánh nạn ở Giang Lăng, được Nam Bình vương Cao Quý Hưng ủy nhiệm cho làm quan án sát tạm thời. www.vuilen.com 63
  5. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Lý Tải Nhân là người có tính cách chậm chạp, dù làm bất cứ việc gì cũng thong thả, ung dung, không bao giờ nóng nay hoặc vội vàng. Một đặc tính nữa của Lý Tải Nhân là không bao giờ ăn thịt lợn. Một hôm, Lý Tải Nhân mới trèo lên lưng ngựa, chuẩn bị đến nhiệm sở làm việc, bỗng thấy hai đứa nô bộc cãi nhau và xông vào đánh nhau. Lý Tải Nhân không hài lòng về chuyện này, nảy ra ý phải xử phạt bọn nô bộc. Lý Tải Nhân bảo hai đứa nô bộc vào bếp lấy bánh nướng và thịt lợn ra, bắt hai đứa ngồi đối diện nhau mà ăn bánh nướng và thịt lợn. Hai đứa nô bộc hiểu đặc tính của chủ cho rằng ăn thịt lợn là một hình phạt. Bởi vậy, hai đứa nô bộc vừa ăn vừa làm ra bộ khổ lắm. Nhưng chỉ loáng mút cái, bánh nướng và thịt lợn đã xong veo. Lý Tải Nhân còn răn đe và cảnh cáo bọn nô bộc: - Liệu hồn đấy, từ nay về sau mà còn đánh nhau thì tao không chỉ bắt ăn bánh nướng và thịt lợn đâu, mà còn bắt đem thịt lợn rán lên rồi mới phải ăn kia đấyl Hai đứa nô bộc cúi đầu vâng lệnh. Lý Tải Nhân mới giục ngựa đi ra khỏi cổng, hai đứa nô bộc mỉm cười, bảo nhau: - Ngày mai lại đánh nhau nhé! THỬ GẬY T hời nhà Tùy, ở cùng Hàn Châu có một ông tổng quan tên là Yến Vinh. Một hôm, Yến Vinh đi thị sát xuống địa phương, có người hầu đi theo. Trên đường đi, Yến Vinh nhìn thấy bên đường có mấy bụi hèo (Họ song mây) rất tốt, nghĩ ngay đến việc dùng cây hèo này làm gậy, khi cần dùng để đánh bọn phạm pháp. Yến Vinh sai người hầu xuống chặt lấy mấy cây. Cây hèo được mang lên, chặt thành đoạn bảng cái gậy vừa tầm tay. Gậy hèo làm xong, Yến Vinh cầm một cái thứ gậy bằng cách vụt vào người hầu. Người hầu hoảng hốt kêu xin: - Thưa đại nhân, tôi không có tội! Yến Vinh mỉm cười, nól: - Ta thử gậy đấy! Thôi đuợc, đòn vừa rồi là để trừ cho lần sau mày có tội. www.vuilen.com 64
  6. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Người hầu bị đòn vừa đau vừa oan, nhưng nghe nói như vậy cũng phần nào bớt đau. Về sau, người hầu bị một tí sai lầm, quan tổng quan quản Yến Vinh liền rứt gậy ra đánh. Người hầu kêu lên: - Thưa đại nhân, lần trước đại nhân đã đánh con để trừ cho lần này rồi ạ! Yến Vinh trừng mắt, quát: - Lần trước mày không phạm tội còn bị đánh, huống chi lần này phạm tội, phải đánh nhiều hơn! Nói xong, quan tổng quản vụt gậy hèo vào mông người hầu. QUAN CHÂU ĐÁNH CỜ A n Trọng Bá là tên quan châu ở Giản Châu, tỉnh Tứ Xuyên, là kẻ tham ô nhũng nhiễu, vơ vét tiền của khắp cả vùng, mà thủ đoạn của hắn cũng rất xảo quyệt. Khi đó, trong châu phủ có một người họ Đặng, làm nghề bán dầu, đánh cờ tướng vào loại khá. An Trọng Bá gọi ông Đặng vào đánh cờ với hắn. Lúc đánh cờ, quan châu ngồi, còn ông Đặng thì phải đứng. Mỗi nước đi, quan châu làm ra vẻ nghĩ ngợi tính toán, kéo dài gần tiếng đồng hồ. Vì vậy, cả ngày chỉ đi được độ mười nước cờ. Thế là cả ngày hốm ấy, ông Đặng chẳng bán được hàng, không có thu nhập. Cả ngày phải, đứng để hầu cờ quan châu, thân thể ông Đặng mệt mỏi rã rỡi mà còn bị bỏ đói nữa chứ. Hôm sau, quan châu lại cho gọi ông Đặng vào đánh cờ Ông Đặng đem chuyện đánh cờ với quan châu nói cho mọi người nghe và không quên ca cẩm rằng mình đã không bán được hàng, không được ăn cơm mà còn mệt mỏi đến khổ sở. Một số người không lạ gì mẹo vặt của quan châu, chân tình nói với ông Đặng: - Sao ông khờ thế, ai còn lạ gì mưu mẹo xấu xa của tên quan châu họ An. Hắn là đứa tham ô nhũng nhiễu, kể cả chổi cùn giẻ rách hắn cũng không từ. Hắn gọi ông vào đánh cờ, nhưng sự thật có phải là muốn đánh cờ đâu. Ông Đặng thật thà: Thật mà, quan châu suy nghĩ đi nước cẩn thận lắm! Một người nói: www.vuilen.com 65
  7. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Đó là mẹo vặt của quan châu. Làm như vậy là để kéo dài thời gian, hành hạ cho ông mỏi mệt vì ông chưa biết điều! Ông Đặng hỏi ngay: - Biết điều là thế nào? Người kia cười mỉm, thông cảm cho ông Đặng: - Ông đưa cho hắn vài đồng là thôi, không gọi ông vào đánh cờ nữa đâu! TRÁNH MẶT ANH H uyện Đông Thành, tỉnh An Huy có một người họ Phương, nổi tiếng là keo kiệt, đúng như mọi người gán cho cái tên “Cục cứt sắt”. Một lần, anh trai của anh ta tứ nhà quê đến chơi. Khi anh trai đến nhà thì trời đã xế chiều, anh ta sợ anh trai ở lại nhà mình ăn cơm chiều, cho nên không ra gặp anh trai mà tìm chỗ trốn mặt. Anh ta bảo người nhà nới dối rằng mình đi vắng, để cho anh trai nhịn đói mà đi ngủ. Nửa đêm, một con chuột to chui vào chuồng gà nhà anh ta, vồ bắt gà con, đàn gà nháo nhác loạn xạ, gà mẹ quang quác kêu cứu và đuổi chuột. Anh ta tiếc của, sợ chuột bắt mất gà con, vội vàng kêu to lên đuổi chuột: “Vậy, vậy!”. Người anh trai vì bị bỏ đói, bụng réo sôi không ngủ được, bỗng nghe tiếng em trai đuổi chuột, vội hỏi ngay: - Chú còn ở nhà đấy à? Anh ta chống chế ngay: - Không phải tôi đâu, tôi đi vắng rồi! TRÁNH MẶT ANH Đ ời nhà Tống, có một người tên là Vương Anh Thạch, con trai của Vương An Thạch là Vương Nguyên Trạch. Từ lúc còn nhỏ, Vương Nguyên Trạch đã được mọi người yêu mến vì sự thông minh, cơ trí. www.vuilen.com 66
  8. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Một hôm, có một người ở nơi khác đến, muốn thử xem Vương Nguên Trạch thông minh ra sao. Người này đóng một cái chuồng bằng gỗ, bên trong nhốt một con hươu và một con sơn dương, mang đến biu Vương An Trạch. Lúc đó, Vương Nguyên Trạch cũng có mặt ô đó xem cái chuồng bên trong có hai con thú. Người biếu quà hỏi Vương Nguyên Trạch: - Cháu nói cho bác xem nào, con nào là con hươu, con nào là con sơn dương? Vương Nguyên Trạch chẳng biết con nào là hươu, con nào là sơn dương, nhưng cặp mắt trong sáng và thông minh, chớp chớp mấy cái, nói: - Bênh cạnh con hươu là con sơn dương, bên cạnh con sơn dương là con hươu! www.vuilen.com 67
nguon tai.lieu . vn