Xem mẫu

  1. Trí tuệ cảm xúc www.SAGA.vn - Có lẽ chúng ta đều biết nhau thông qua công việc hoặc cuộc sống cá nhân, chúng ta luôn bị dàng buộc bởi các quan hệ đó. Chúng ta luôn thắc mắc, tại sao có những người họ luôn biết họ cần nói gì và nói như thế nào để cho người khác không bao giờ cảm thấy khó chịu và buồn bực. Và kể cả khi họ không tìm ra giải pháp cho các vấn đề thì họ cũng luôn giữ được thái độ lạc quan và đầy hy vọng. Có lẽ chúng ta cũng biết một ai đó xung quanh chúng ta có khả năng kiểm soát được cảm xúc của họ. Họ không bao giờ tức giận trong khi bị căng thẳng. Thay vào đó, họ có khả năng nhìn ra được vấn đề và bình tĩnh tìm giải pháp. Họ đưa ra quyết định chính xác và họ biết khi nào trực giác của họ đúng. Tuy nhiên, bất kể điểm mạnh của họ là gì. Họ thường sãn sàng xem xét sự trung thực của chính bản thân mình. Họ biết cách chọn những lời phê bình tích cực và khi nào sử dụng chúng để cải thiện khả năng của mình. Những người như vậy là do họ có trí tuệ cảm xúc cao (EI). Họ rất hiểu về chính mình và họ cũng có thể cảm nhận được cảm xúc của nhiều người khác nữa. Bạn có muốn được nhiều hơn như vậy không? Khi càng ngày càng có nhiều người chấp nhận trí tuệ cảm xúc có vai trò quan trọng đối với thành công nghề nghiệp của họ. Khi khả năng phân tích, tổ chức được sử dụng trí tuệ cảm xúc ngày càng nhiểu trong việc thuê người và truyền thông. Ví dụ, một công ty mỹ phẩm lớn thời gian gần đây sửa lại quá trình tuyển dụng nhân viên bán hàng. Họ lựa chọn các ứng cử viên dựa trên trí tuệ cảm xúc. Kết quả ra sao? Lực lượng bán hàng của hệ thống mới đã bán hàng, trung bình hơn 91,000$ so với hệ thống bán hàng cũ. Vậy trí tuệ cảm xúc chính xác là gì? Và bạn có thể làm gì đề cải thiện nó? Trí tuệ cảm xúc là gì? Mỗi cá nhân có những đắc điểm khác nhau, nhu cầu và mong muốn khác nhau và cách thể hiện cảm xúc cũng khác nhau. Thông qua tất cả sự khéo léo và thông minh - đặc biệt là nếu chúng ta muốn thành công trong cuộc đời thì trí tuệ cảm xúc lại càng trở lên quan trọng hơn. EI là khả năng cảm nhận cảm xúc của chính bạn, hiểu được những gì người khác nói với bạn và cách mà cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn. EI bao gồm những cảm giác của bạn cũng như khi bạn hiểu
  2. được cảm xúc của người khác như thế nào, nó cho phép bạn kiểm soát được mối quan hệ của mình hiều quả hơn. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường thành công trong hầu hết với những công việc họ làm. Tại sao? Bời vì họ có những khả năng mà những người khác cũng muốn được như họ. Khi người có EI cao gửi một email, họ sẽ nhận ngay được câu trả lời. Khi họ cần được giúp đỡ, họ sẽ được giúp đỡ - Vì họ tạo cho người khác cảm thấy thoải mái. Cuộc sống của họ vì vậy mà được dễ dàng hơn những người hay bực tức và khó chịu. Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc Các chuyên gia tâm lý học Mỹ đã nghiên cứu và đúc kết 5 yếu tố nhận diện trí tuệ cảm xúc: Khả năng tự nhận thức: Người có trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng nhận thức rất tốt. Họ hiểu được cảm xúc của chính mình và bởi vì điều này, họ không cho phép cảm xúc của họ kiếm soát họ. Họ tự tin - bởi vì họ tin vào cảm giác của mình và không cho phép họ mất kiểm soát với những cảm xúc của chính mình. Họ cũng sẵn sàng nhìn thẳng vào sự trung thực của mình. Họ biết điểm mạnh, điểm yếu của mình và họ biết lĩnh vực nào là lĩnh vực họ có thể làm tốt. Nhiều người tin rằng khả năng tự nhận thức là quan trọng nhất trong trí tuệ cảm xúc. Khả năng tự điều chỉnh: Đây là khả năng kiểm soát những cảm xúc và sự bộc phát. Người có khả năng tự điều chỉnh này không cho phép mình trở nên quá giận dữ, đố kỵ và họ không được bốc đồng hay có những quyết định thiếu cẩn thận. Họ nghĩ trước khi họ hành động. Đặc điểm của khả năng tự điều chỉnh là có sự suy tính, thoải mái với những thay đổi, trung thực và có khả năng để nói không. Động lực: Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường là người có động lực. Họ sãn sàng tạo ra sự khác biệt để có thành công lâu dài. Họ làm việc với tốc độ cao, thích sự thách thức và có sự ảnh hưởng lớn đến những gì họ làm. Thấu cảm: Đây có lẽ là nhân tố quan trọng thứ 2 của trí tuệ cảm xúc. Thấu cảm là khả năng nhận ra và hiểu được những gì mà những người xung quang bạn muốn gì, cần gì và những quan điểm của họ. Người có khả năng thấu hiểu tốt sẽ cảm nhận được cảm xúc của người khác, ngay cả khi cảm giác đó không được rõ dàng. Kết quả là, người có khả năng thấu cảm thường quản lý rất tốt mối quan hệ, biết lắng nghe và những mối quan hệ liên quan. Họ tránh sự khuôn mẫu và phán đoán quá nhanh và sống cuộc sống của họ một cách rất mở và trung thực
  3. Kỹ năng xã hội: Một dấu hiệu khác của trí tuệ cảm xúc là người dễ dàng bắt chuyện và hòa đồng. Vì vậy mà những người mạnh về kỹ năng xã hội có khả năng làm việc rất hiểu quả. Thay vì họ tập trung vào thành công của họ trong lần đầu tiên thì họ thường giúp đỡ người khác phát triển và tỏa sáng. Họ có thể kiểm soát những cuộc tranh cãi, là người truyền tin tuyệt vời và họ còn là một nhà lãnh đạo tài ba trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Khi bạn có thể xác định được trí tuệ cảm xúc, có thể đó một chìa khóa để bạn thành công trong cuộc sống của bạn - đặc biệt trong nghề nghiệp của bạn. Khả năng quản lý người khác và các mối quan hệ là yếu tố quan trọng của tất cả các nhà lãnh đạo. Vì vậy, việc phát triển và sử dụng trí tuệ cảm xúc của bạn có thể là cách hay để cho người khác biết khả năng lãnh đạo bên trong bạn. Làm thế nào để cải thiện được trí tuệ cảm xúc của bạn Tin tốt là trí tuệ cảm xúc CÓ THỂ được dạy và phát triển. Nhiều quyển sách và nhiều bài kiểm tra có thể giúp bạn nhận ra chỉ số EI hiện tại của mình và nhận ra được bạn cần cải thiện thêm cái gì. Bạn cũng có thể tham khảo những lời khuyên sau: Quan sát cách bạn phản ứng với mọi người Bạn có vội vàng phán quyết một điều gì đó trước khi bạn biết tất cả sự thật không? Bạn có phải là người cứng nhắc không? Hãy xem xét một cách trung thực cách mà bạn nghĩ và giao tiếp với người khác. Cố gắng đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ và hãy cởi mở và chấp nhận những quan điểm và nhu cầu của họ. Xem môi trường làm việc của bạn Bạn có thể tìm kiếm được sự chú ý thông qua những thành tựu của mình? Khiêm tốn có thể là phẩm chất tuyệt vời và điều đó không có nghĩa bạn là người nhút nhát hay tự thấy thiếu tự tin. Khi bạn thực sự khiêm tốn, bạn có thể nói bạn biết những gì bạn đã làm và bạn có thể tự tin về điều đó. Hãy tạo cơ hội cho người khác tỏa sáng - tập trung vào họ và đừng quá lo lắng nhiều về những lời khen người ta dành cho chính mình. Tự đánh giá mình Điểm yếu của bạn là gì? Bạn có thừa nhận bạn là người không hoàn hảo và bạn có thể làm việc ở một vài lĩnh vực mà bạn làm tốt hơn người khác không? Nếu bạn có thể nhìn nhận mình một cách trung thực bạn có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Hãy xem cách bạn phản ứng với các tình huống cẳng thẳng Bạn trở nên khó chịu mỗi khi chậm trễ hay có một số chuyện xảy không như ý muốn của bạn? Bạn có hay đổ lỗi cho người khác hay trút cơn giận dữ vào họ,
  4. kể cả khi không phải lỗi của họ. Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong tình huống khó thường được đánh giá cao - trong thế giới kinh doanh cũng như bên ngoài nó. Hãy giữ cảm xúc của bạn dưới sự kiểm soát khi có những thứ đi lệch hướng. Chịu trách nhiệm về hành động của bạn Nếu bạn làm ai có cảm giác bị tổn thương, hãy xin lỗi trực tiếp - đừng bỏ qua những gì bạn đã làm và xa lánh người đó. Người ta thường sẵn sàng tha thứ và quên đi nếu như bạn thực sự trung thực cố gắng làm đúng. Hãy xem xét cách bạn hàng động sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào trước khi bạn hành động. Nếu quyết định của bạn ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Họ sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn làm như vậy? Bạn muốn có kinh nghiệm? Nếu bạn buộc phải hành động, bạn có thể làm cách nào để giúp người khác đối mặt với những ảnh hưởng đó. Mặc dù “thông minh” có vai trò quan trọng để bạn thành công trong cuộc sống, tuy nhiên trí tuệ cảm xúc cũng là chìa khóa để có mối quan hệ tốt và đạt được những mục tiêu của bạn. Nhiều người tin rằng trí tuệ cảm xúc là không quan trong bằng trí thông minh, tuy nhiên bây giờ có khá nhiều công ty tuyển nhân viên mới sử dụng bài test EI. Trí tuệ cảm xúc là sự nhận thức được hành động và cảm xúc của bạn – và cách chúng làm ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn. Nó cũng có nghĩa là bạn có giá trị với người khác. Hãy lắng nghe nhu cầu, mong muốn của họ và có khả năng thấu hiểu cũng như nhận ra họ ở những mức độ khác nhau. www.SAGA.vn - ngocvcu (Lược dịch từ http://www.mindtools.com)
nguon tai.lieu . vn