Xem mẫu

  1. Trẻ tăng động giảm chú ý: Không phải là trẻ ngỗ nghịch! Trẻ bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) thường là những trẻ không điều chỉnh được hành vi của mình và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống. Nếu trẻ mắc ADHD không được hiểu đúng và cư xử đúng cách, sẽ có thể dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc. Vậy để dạy dỗ và uốn nắm trẻ ADHD dần dần thành những đứa trẻ bình thường các bậc cha mẹ và nhà trường đã phải làm những gì? Để nhận biết trẻ ADHD Để giúp các bậc cha mẹ kịp thời nhận biết hội chứng ADHD ở con trẻ, theo healthday.com, Thư viện về y học quốc gia Mỹ liệt kê một số triệu chứng phổ biến ở trẻ mắc ADHD. Đó là: 1. Bất cẩn trong học tập cũng như tham gia các hoạt động ở trường; 2. Hay đánh mất các vật dụng cá nhân hoặc dụng cụ học tập; 3. Khó tập trung lâu; 4. Không chịu lắng nghe và thực hiện theo các chỉ dẫn của người lớn; 5. Hay quên và dễ bị xao nhãng; 6. Khó ngồi yên một chỗ hoặc hành động nhẹ nhàng; 7. Nói nhiều và thường hay gây mất trật tự trong lớp học. Theo các chuyên gia, trẻ mắc hội chứng ADHD cần được cha mẹ, người thân chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ kiểm soát được hành vi của mình. Hấu hết trẻ đều có lúc trông như "hiếu động và lơ là" nhưng sự thật là sự lơ là và hiếu động là những dấu hiệu của hội chứng ADHD - rối loạn tăng động, giảm chú ý. Hội chứng chỉ xảy ra ở 1 đến 2 trẻ trong khoảng 20 trẻ dưới 12 tuổi. Trẻ bị hội chứng ADHD thường có biểu hiện thiếu tập trung, bốc đồng, hoạt động quá mức và không thể ngồi yên được. Chúng rất dễ bị xao nhãng, thường hành động 1 cách bốc đồng và gặp khó khăn trong việc tập trung khi lắng nghe hoặc theo
  2. dõi những sự kiện xảy ra quanh mình. Đồng thời chúng cũng gặp những vấn đề về giấc ngủ. Khi con bạn đang chập chững biết đi, bạn có thể sẽ lo lắng khi sẽ có những biểu hiện của sự hiếu động nhưng nếu so sánh trẻ với những đứa bé khác ở cùng độ tuổi bạn sẽ nhận ra đó là biểu hiện thông thường của trẻ ở độ tuổi này. Ở vào giai đoạn từ 2 và 3 tuổi trẻ thường rất hiếu động bốc đồng và thường dành thời gian cho việc tập trung rất ngắn. Tất cả trẻ đều trông có vẻ rất mau mắn và dễ bị sao nhãng. Ví dụ như khi chúng rất mệt hay rất hào hứng khi làm 1 việc gì đó đặc biệt hoặc trẻ lo đang lo lắng khi bị đặt ở 1 nơi lạ cùng những người lạ. Nhưng trẻ mắc hội chứng hiếu động thường có những biểu hiện hoạt động nhiều hơn dễ mất tập trung hơn và phấn kích hơn mức bình thường của những trẻ cùng lứa. Điều quan trong là những trẻ này trông có vẻ là không thể trật tự, im lặng được bất cứ ngày nào và thái độ của chúng sẽ tiếp diễn suốt những năm chúng đi học. Mặc dù hầu hết với những trẻ hiếu động đều có trí tuệ bình thường, Chúng vẫn thường xuyên không biểu hiện tốt ở chương trình học. Đó là bởi chúng không thể tập trung hoặc theo dõi những chỉ dẫn ban đầu để hoàn thành bình thường. Chúng thường chậm hơn trong việc hình thành sự kìm chế tính bốc đồng và những cảm xúc của mình, cũng như chậm hơn trong việc phát triển khả năng chú ý và tập trung. Khi ở độ tuổi thích hợp, chúng có xu hướng nói nhiều hơn, dễ bị xúc động, hay đòi hỏi, khó bảo và không tuân thủ mệnh lệnh hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Hành vi của trẻ mắc hội chứng này thường sót lại sự không trưởng thành qua suốt thời thơ ấu và thời niên thiếu; chúng thường dẫn đến các rắc rối trong những việc mà chúng muốn
  3. làm ở nhà, ở trường và với bạn bè. Do không có được sự ủng hộ hay đối xử tử tế, trẻ bị hội chứng ADHD gặp khó khăn trong việc phát triển lòng tự trọng.
nguon tai.lieu . vn