Xem mẫu

  1. Tranh chấp thương mại: Trọng tài hay Tòa án Theo thói quen, chỉ là thói quen mà thôi, cho đến thời điểm này các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa áp dụng, thậm chí chưa biết, phương thức "Trọng tài thương mại" mỗi khi có tranh chấp, trong khi đây lại là "món khoái khẩu' của các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy, "món" này có những "mùi vị" ưu thế gì mà lại làm "vừa miệng" các doanh nghiệp nước ngoài đến thế. Hơn nữa, cũng đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần hiểu biết nhiều hơn về vấn đề này khi tiến trình hội nhập ngày một sâu rộng hơn, ngày càng có nhiều đối tác là các doanh nghiệp nước ngoài cùng làm ăn chung. Tìm hiểu để rồi xem, ăn "món nào ngon" hơn. Hiện có 2 gu (gout) rõ rệt khi đánh giá các "món" này "Trọng tài" vượt trội Gu ưu tiên món "trọng tài" để giải quyết tranh chấp dựa trên năm ưu điểm rõ rệt như sau: Đầu tiên, các bên chủ thể hợp đồng có nhiều hơn quyền định đoạt (tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành các hoạt động tố tụng của trọng tài...). Thứ hai, trọng tài viên có thể là các chuyên gia có chuyên môn sâu (thậm chí là đầu ngành) trong các lĩnh vực liên quan... Do vậy, khi xuất hiện các tranh chấp cần chuyên môn sâu, các chủ thể có thể chủ động tìm, lựa chọn những trọng tài đáp ứng yêu cầu nói trên.
  2. Thứ ba, nếu chọn món "trọng tài" việc xét xử được giữ bí mật. Việc này cực kỳ quan trọng trong các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh hay các lĩnh vực khác mà doanh nghiệp không muốn phổ biến rộng. Thứ tư, mọi tài liệu, chứng cứ liên quan của mỗi bên được trọng tài gửi cho bên kia để phản biện hay kiện lại. (Món "tòa án" cũng có quy định này nhưng thực tế lại gần như không thể thực hiện). Cuối cùng, chọn món "trọng tài" hầu hết rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết tranh chấp vì quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực cướng chế tức thì. Đối với món "tòa án", đương đơn có thể mất rất nhiều thời gian do phải qua hàng loạt cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm, tái thẩm. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào Lại có gu thích cả hai "món", họ cho rằng giữa "tòa án" và "trọng tài" không món nào có ưu thế tuyệt đối cả. Nhóm này cho rằng, phương thức xét xử nhiều cấp theo kiểu tòa án cũng có cái hay là khả năng “sửa sai” nếu có sai sót. Vì thế, khi chọn menu (xây dưng hợp đồng) doanh nghiệp cần cân nhắc từng phương thức để có thể đưa ra quyết định hợp lý. Thường thì, đối với những hợp đồng nợ vay đơn giản
  3. người ta chọn "món tòa". Còn đối với những hợp đồng thương mại phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu người ta lựa chọn trọng tài. Ý kiến "đầu bếp" Các "đầu bếp" (chuyên gia) trong lĩnh vực này cho rằng, với các giao dịch có yếu tố nước ngoài, trọng tài thường vẫn là món hợp khẩu vị nhất nếu các bên tranh chấp thuộc các quốc gia đều đã là thành viên Công ước Liên hiệp quốc về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài (theo Công ước New York với gần 150 quốc gia thành viên). Tất nhiên, nếu dùng món trọng tài thì phải thực sự tỏ ra là "người sành ăn", không được đại khái, qua loa. Phải cân nhắc thật kỹ từ việc chọn tổ chức trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài đến luật áp dụng của nước nào, địa điểm tiến hành trọng tài... Điều này là rất cần thiết cần thiết để tránh trường hợp điều khoản trọng tài vô hiệu. Đã từng có những vụ Trọng tài phải từ chối giải quyết tranh chấp vì trong điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ ghi chung chung rằng “nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết”.
nguon tai.lieu . vn