Xem mẫu

TÌNH TRẠNG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2009 TÓM TẮT BÁO CÁO Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh MỤC LỤC Chương 1: Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh: Thực trạng hiện nay..................2 Chương 2: Tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh....................................................7 Chương 3: Chuỗi các dịch vụ chăm sóc tổng hợp theo thời gian và địa điểm: Rủi ro và cơ hội......................................................10 Chương 4: Tăng cường hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh...................................................................17 Chương 5: Cùng nhau phấn đấu vì sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.............23 Các chỉ số Cận Sahara của Châu Phi.......................................................................26 Đông và Nam Phi.....................................................................................28 Tây và Trung Phi......................................................................................30 Trung Đông và Bắc Phi............................................................................32 Nam Á......................................................................................................34 Đông Á và Thái Bình Dương...................................................................36 Châu Mỹ La tinh và Caribê......................................................................38 Trung và Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập...............................40 Các nước công nghiệp hóa.....................................................................42 Các nước đang phát triển........................................................................44 Các nước kém phát triển nhất.................................................................46 1 Đối với một đứa trẻ thì những ngày đầu mới chào đời là dễ bị tổn thương nhất. Gần 40% trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi - với con số 3,7 triệu năm 2004, là năm gần đây nhất có con số ước tính chắc chắn - xảy ra trong khoảng thời gian 28 ngày đầu sau khi sinh, trong đó ¾ bị tử vong vào khoảng thời gian 7 ngày đầu. Nguy cơ tử vong cao nhất là vào ngày đầu tiên sau khi sinh, vì theo ước tính có khoảng từ 25% đến 45% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh xảy ra trong ngày đầu mới lọt lòng mẹ. Chênh lệch về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng rất rõ rệt: khả năng tử vong trong vòng 28 ngày tuổi của một đứa trẻ sinh ra ở một nước kém phát triển nhất cao gấp khoảng 14 lần so với một đứa trẻ sinh ra ở một nước công nghiệp hóa. Cũng như với tình trạng tử vong ở trẻ em, tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Châu Phi và Châu Á quá cao so với các châu lục khác: số trường hợp tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh của hai châu lục này cộng lại lần lượt chiếm tới 95% và khoảng 90% trên toàn thế giới. Vẫn tồn tại mức chênh lệch lớn giữa các nhóm đối tượng xã hội trong phạm vi mỗi nước, đặc biệt trong mối tương quan với tình trạng nghèo đói. Kết quả điều tra dân số và sức khỏe tiến hành trong giai đoạn 1995 - 2002 cho thấy trong phạm vi mỗi khu vực, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong nhóm ngũ vị phân (20%) nghèo nhất cao hơn 20% - 50% so với nhóm ngũ vị phân giàu nhất. Sự bất bình đẳng tương tự cũng xảy ra với tình trạng tử vong ở bà mẹ. 1 ©UNICEF/HQ06-2706/Shehzad Noorani Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh: Thực trạng hiện nay Giờ đây chúng ta đã hiểu rõ thời điểm và nguyên nhân xảy ra tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Hầu hết các trường hợp tử vong ở bà mẹ là do các biến chứng sản khoa -như xuất huyết sau khi sinh, nhiễm trùng, sản giật và đẻ khó - và các biến chứng khi nạo phá thai. Hình 1.1 Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ theo khu vực* Việc người phụ nữ mang thai và sinh con nói chung mang lại niềm vui cho các ông bố, bà mẹ và cho cả gia đình. Song ở nhiều nước và cộng đồng, đó còn là giai đoạn rủi ro cao đối với sức khỏe và tính mạng của người mẹ và đứa con mới sinh. Mỗi ngày có tới 1.500 phụ nữ bị tử vong do các biến chứng trong lúc mang thai và khi sinh. Kể từ 1990 đến nay, số ca tử vong ở bà mẹ mỗi năm trên toàn thế giới ước tính trên 500.000 với tổng số gần 10 triệu ca trong vòng 19 năm qua. Có lẽ chênh lệch về tỷ lệ tử vong ở bà mẹ lớn hơn chênh lệch về mọi yếu tố khác khi so sánh giữa các nước công nghiệp hóa với các khu vực đang phát triển, đặc biệt với các nước kém phát triển nhất. Kết luận này xuất phát từ các con số thống kê: căn cứ theo số liệu của năm 2005, tính trung bình, nguy cơ tử vong do những biến chứng trong lúc mang thai và khi sinh trong đời người phụ nữ ở các nước kém phát triển nhất lớn gấp hơn 300 lần so với phụ nữ ở các nước công nghiệp hóa. Không có tỷ lệ tử vong nào lại chênh lệch lớn như vậy. Hơn nữa, hàng triệu phụ nữ nếu sống sót sau khi sinh nở thì cũng bị thương tổn, nhiễm trùng, bệnh tật và khuyết tật xuất phát từ việc mang thai, và thường để lại hậu quả suốt đời. 2 Tử vong ở bà mẹ năm 2005 Đông Á/Thái Bình Dương 45,000 (8%) 187,000 (35%) Châu Mỹ La tinh/Caribê Các nước công nghiệp hóa 830 (<1%) Trung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập 2,600 (<1%) Đông/Nam Phi Trung Đông/ 103,000 (19%) Bắc Phi 21,000 (4%) Tây/Trung Phi 162,000 (30%) * Tổng các tỷ lệ này có thể không phải là 100% vì được làm tròn số. Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Ngân hàng Thế giới, Tử vong ở bà mẹ năm 2005: Các con số ước tính của WHO, UNICEF, UNFPA và Ngân hàng Thế giới, WHO, Giơnevơ, 2007, tr. 35. 3 Hình 1.2 Chiều hướng, mức độ và nguy cơ tử vong trong đời của các bà mẹ Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, 1990 và 2005 Tây/Trung Phi Bệnh thiếu máu, lại thêm sốt rét, HIV và các tình trạng ốm đau bệnh tật khác, làm gia tăng nguy cơ tử vong ở bà mẹ do xuất huyết. Những nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất tới sức khỏe của trẻ sơ sinh là các trường hợp nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng (như nhiễm khuẩn/viêm phổi, uốn ván và tiêu chảy), ngạt thở và trẻ đẻ non. Cả ba vấn đề đó cộng lại là nguyên nhân chính gây ra tới 86% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh. 1,100 1,100 Đông/Nam Phi Nam Á Trung Đông/Bắc Phi 210270 Đông Á/Thái Bình Dương 150 220 Châu Mỹ La tinh/Caribê 130 80 Trung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập 463 Các nước công nghiệp hóa 8 Thế giới Khu vực Cận Sahara của Châu Phi* Các nước đang phát triển 790 760 650 500 1990 2005 430 400 940 920 480 450 Hầu hết các bệnh tật nêu trên có thể phòng ngừa hay điều trị được bằng những biện pháp cơ bản như cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng, chăm sóc trong thời kỳ mang thai, cán bộ y tế có tay nghề tham gia hộ sinh, tiếp cận với dịch vụ cấp cứu phụ sản và trẻ sơ sinh khi cần thiết, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh cũng như tuyên truyền/giáo dục để tăng cường các tập quán sinh hoạt có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể ngăn chặn khoảng 80% số ca tử vong ở bà mẹ nếu họ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sản phụ thiết yếu và chăm sóc sức khỏe cơ bản. Nếu làm tốt hơn việc điều tra, tiêm chủng cho các bà mẹ và các biện pháp đảm bảo vệ sinh trong quá trình sinh nở và chăm sóc dây rốn của trẻ sơ sinh có thể giảm thiểu tình trạng bị nhiễm trùng - là nguyên nhân gây ra 36% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh. Các nước kém phát triển nhất 900 870 Hình 1.3 0 200 400 600 800 1,000 1,200 Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh theo khu vực Số trường hợp tử vong ở bà mẹ trên 100.000 ca sinh sống Nguy cơ tử vong trong đời của các bà mẹ, 2005 Tây/Trung Phi 5.9 Đông/Nam Phi 3.4 Tây/Trung Phi 44 Đông/Nam Phi 36 Nam Á 41 Nam Á 1.7 Trung Đông/Bắc Phi 0.7 Trung Đông/Bắc Phi 34 Đông Á/Thái Bình Dương 18 Đông Á/Thái Bình Dương 0.3 Châu Mỹ La tinh/Caribê 0.4 Châu Mỹ La tinh/Caribê 13 Trung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập 15 Trung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập 0.1 Các nước công nghiệp hóa 3 Các nước công nghiệp hóa 0.01 Thế giới 1.1 Khu vực Cận Sahara của Châu Phi* 4.5 Thế giới 29 Khu vực Cận Sahara của Châu Phi* 40 Các nước đang phát triển 1.3 Các nước kém phát triển nhất 4.2 Các nước đang phát triển 31 Các nước kém phát triển nhất 41 0 1 2 3 4 5 6 7 Xác suất một phụ nữ sẽ tử vong do những nguyên nhân liên quan tới việc mang thai tích tụ trong suốt những năm lao động sản xuất (%) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi) trên 1.000 ca sinh sống, 2004 * Khu vực Cận Sahara của Châu Phi bao gồm Đông/Nam Phi và Tây/Trung Phi. Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Ngân hàng Thế giới, Tử vong ở bà mẹ năm 2005: Các con số ước tính của WHO, UNICEF, UNFPA và Ngân hàng Thế giới, WHO, Giơnevơ, 2007, tr. 35. 4 * Khu vực Cận Sahara của Châu Phi bao gồm Đông/Nam Phi và Tây/Trung Phi. Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng các hệ thống đăng ký thiết yếu và kết quả của các cuộc điều tra hộ gia đình. 5 Ngoài những nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong, ốm đau, bệnh tật ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, còn có nhiều yếu tố gián tiếp liên quan tới hộ gia đình, cộng đồng và địa phương cũng làm tổn hại tới sức khoẻ và sự sống còn của hai đối tượng này, như: trẻ em gái và nữ thanh niên thiếu kiến thức, không được học hành đến nơi đến chốn và thường có nhiều khả năng phải bỏ học hơn so với trẻ em trai; không được tiếp cận đầy đủ với các loại thực phẩm bổ dưỡng và các chất dinh dưỡng vi lượng cơ bản; các cơ sở y tế có điều kiện môi trường kém chất lượng; khả năng tiếp cận hạn chế và không đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Ngoài ra, còn có những yếu tố cơ bản khác như nghèo đói, không được hoà đồng về mặt xã hội, phân biệt đối xử về giới và bất an ninh về chính trị cũng góp phần làm trầm trọng thêm những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của tình trạng tử vong, ốm đau, bệnh tật ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Những yếu tố gây tổn hại tới sức khoẻ và tính mạng của bà mẹ và trẻ em ở các nước đang phát triển càng cho thấy rõ những lợi ích của chuỗi các dịch vụ chăm sóc mang tính tổng hợp và hệ thống. Chuỗi dịch vụ này nhấn mạnh yêu cầu bắt buộc phải cung cấp các dịch vụ cơ bản cho bà mẹ và trẻ em vào những thời điểm hết sức quan trọng (tuổi vị thành niên, trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai, khi sinh, trong giai đoạn sau khi sinh và mới sinh, trong giai đoạn sơ sinh và mầm non) cũng như tại những địa điểm chủ chốt mà phụ nữ và trẻ em có thể tiếp cận với các dịch vụ này vào bất cứ lúc nào (hộ gia đình, cộng đồng, phục vụ tận nơi, ngoại trú và các cơ sở y tế). Chuỗi dịch vụ chăm sóc nhấn mạnh luận điểm cho rằng xuất phát điểm để tạo cho người phụ nữ khả năng gìn giữ sức khoẻ và tính mạng của bản thân cũng như của đứa con trong thời kỳ mang thai và sinh nở là những kỹ năng, sự chăm sóc và bảo vệ mà người đó có được khi mới bước sang tuổi vị thành niên. Nếu người phụ nữ khoẻ mạnh, ăn uống đủ đinh dưỡng và được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản có chất lượng và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản trước, trong và sau khi mang thai sẽ có nhiều khả năng sinh ra những đứa con khoẻ mạnh. Tương tự, những đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt và khoẻ mạnh sẽ có nhiều khả năng sống qua giai đoạn sơ sinh, mầm non và sau đó. Việc cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh không chỉ hoàn toàn trông đợi vào việc cung cấp các dịch vụ y tế. Để đảm bảo thực sự hiệu quả và bền vững, cần phải mở rộng quy mô áp dụng các biện pháp can thiệp mang tính thiết yếu trong một khuôn khổ tăng cường và lồng ghép các chương trình với hệ thống y tế cũng như thúc đẩy tạo dựng một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của phụ nữ. Nếu không giải quyết tình trạng phân biệt đối xử và bất bình đẳng với phụ nữ và trẻ em gái tồn tại từ bao lâu nay thì mức độ hiệu quả, bền vững và thậm chí tính khả thi của những hoạt động hỗ trợ tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban đầu có nguy cơ bị giảm đi rất nhiều. 6 ©UNICEF/HQ05-2185/Giacomo Pirozzi Tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Việc tạo dựng một môi trường thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đòi hỏi phải khắc phục những rào cản về kinh tế, xã hội và văn hóa vốn là nguyên nhân duy trì tình trạng bất bình đẳng và phân biệt đối xử về giới. Để đạt được mục đích này, cần phải tiến hành các biện pháp chính sau đây: giáo dục phụ nữ và trẻ em gái và xóa đói giảm nghèo; bảo vệ họ khỏi bị ngược đãi, bóc lột, phân biệt đối xử và bạo hành; tăng cường vai trò ra quyết định trong gia đình cũng như sự tham gia của họ trong đời sống kinh tế, chính trị; nâng cao năng lực, vị thế cho họ để họ có thể đòi các quyền của mình và yêu cầu xã hội cung cấp các dịch vụ cơ bản cho bản thân và con cái họ. Việc tăng cường sự tham gia của nam giới trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh và giải quyết tình trạng phân biệt đối xử về giới cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng để tạo dựng môi trường thuận lợi. Việc nâng cao năng lực, vị thế của trẻ em gái và phụ nữ tác động trực tiếp tới sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt, công tác giáo dục có thể hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của trẻ em gái và phụ nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn