Xem mẫu

  1. Tĩnh lặng và Tư duy tích cực Khi nói đến tư duy tích cực, ấn tượng đầu tiên chúng ta thường có là tư duy tích cực rất ồn ào về cái tôi: Vận mệnh tôi trong tay tôi, muốn là được, tôi sẽ thành công, tôi sẽ thắng, tôi đáng quý, tôi có đủ tài năng… Tư duy tích cực nhập môn thường hay có vẻ ồn ào như thế, vì đó là cách hay nhất và nhanh nhất để làm cho người ta mạnh ngay lên một tí. Những người chưa hề biết tích cực, lúc nào cũng thấy mình chẳng nghĩa lý gì, chẳng làm được gì, chẳng nên tích sự gì cả, và luôn luôn đổ thừa
  2. cho hoàn cảnh và người khác. Cách trưởng thành hay nhất cho họ là tập đứng thẳng lên, lấy lại tự tin và tự trọng cho mình, và quy trách nhiệm của đời mình vào chính mình. Nhưng thực ra căn bản chính của tu duy tích cực là tĩnh lặng, chẳng ồn ào tí nào. Tĩnh lặng là bình lặng luôn luôn, cho nên tĩnh lặng là Không sợ: Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không sợ hoàn cảnh khó khăn sẽ làm tôi thất bại. (Cho nên tôi tự tin là sẽ thắng) Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không sợ những bất trắc đang xảy ra. (Cho nên tôi sẽ vượt qua bất trắc) Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không sợ người ta cười là tôi điên. (Cho nên tôi sẽ khởi sự dự án này). Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không sợ đi một mình. (Cho nên tôi sẽ làm việc này dù là mọi người chung quanh chống đối).
  3. Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không sợ bị người chê dốt. (Cho nên tôi thường xin người chỉ bảo, và vì vậy nên tôi giỏi). Không sân hận Vì tâm tôi tĩnh lặng nên dù bạn sỉ vả tôi hôm qua, hôm nay tôi vẫn mỉm cười chào bạn tử tế. Vì tâm tôi tĩnh lặng nên dù tôi có đấu thua bạn hôm nay, tôi vẫn xem bạn là bạn tốt và sẽ cố tập để thắng bạn lần đấu kế tiếp. Không tham Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không mê tiền đến mức ăn trộm. Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không ham mê danh tiếng đến mức làm việc ngu xuẩn để gây thanh thế. Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không ham địa vị đến mức phải đâm sau lưng bạn để có địa vị. Không trương phình cái tôi. Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không tự ái vặt và gây căng thẳng thường xuyên với mọi người chung quanh. Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không cho là tôi tốt và người khác là xấu.
  4. Vì tâm tôi tĩnh lặng nên tôi không nhiều phán đoán. (Cho nên tôi hòa đồng được với mọi người). Mọi vấn đề của chúng ta đều từ tâm xung động của ta mà ra. Nếu dẹp được tâm xung động, làm cho tâm tĩnh lặng thì mọi vấn đề biến mất. Tâm tĩnh lặng thì không sợ, không sân hận, không tham, không trương phình… mọi vấn đề tiêu cực tự nhiên biến mất, chỉ còn lại một tâm tích cực với mọi sự và mọi người. Chính vì thế mà tâm tĩnh lặng là căn bản của tư duy tích cực. Và muốn có tâm tĩnh lặng thì phải dẹp mất cái tôi—vô ngã. Vì tôi không có cái tôi, cho nên tôi không tự ái vặt khi ai nó nói chi không ngọt; không sân hận vì ai đó đụng chạm tôi; không lo lắng cho ham muốn, tiền bạc, danh tiếng, địa vị của tôi; không buồn rầu vì không được điều gì đó cho tôi hay mất điều gì đó của tôi; không ngại hỏi han để hiểu biết thêm; không đóng khung tư duy trong ốc đảo “tôi” nghèo nàn… Đó là tại sao mọi vị thầy lớn trên thế giới đều dạy việc xóa bỏ cái tôi là việc quan trọng nhất cho tâm tĩnh lặng. Đạt được vô ngã (không tôi) là đạt được tâm tĩnh lặng, là giác ngộ.
  5. (Quán-tự-tại Bồ tát nhận thấy rõ ràng cái tôi ngũ uẩn là Không, nên vượt mọi khổ nạn. Bát Nhã Tâm Kinh.) (“Nếu người nào đáng đứng đầu, người ấy phải là người thấp nhất trong mọi người và là tôi tớ của mọi người.” Mark 9:33-37). Và tâm tĩnh lặng không phải chỉ là một đức hạnh chẳng liên hệ gì với đời sống xô bồ như mọi người lầm tưởng. Thiền, tâm tĩnh lặng, là yếu tố quan trọng nhất trong kiếm đạo và võ thuật, các môn chiến đấu sống chết trên chiến trường, cho chính người chiến binh và cho tổ quốc của anh ta. Huống chi chỉ là chiến đấu hàng ngày trong văn phòng trong thành phố.
nguon tai.lieu . vn