Xem mẫu

  1. Thủ Tục Hải Quan Xuất Nhập khẩu Container
  2. Ðối với hàng nhập khẩu nguyên container (FCL): Thủ tục Hải quan chia làm hai bước: thủ tục Hải quan giám sát và thủ tục Hải quan kiểm hoá. Thủ tục Hải quan giám sát: Ðối với hàng nhập khẩu nguyên container (FCL): Thủ tục Hải quan chia làm hai bước: thủ tục Hải quan giám sát và thủ tục Hải quan kiểm hoá. Thủ tục Hải quan giám sát: Khi làm thủ tục Hải quan để xuất hàng ra khỏi kho bãi container, vận chuyển đi nơi khác, Hải quan phải kiểm tra đối chiếu số container, số chì trên container với bộ hồ sơ. Nếu không có sự khác nhau, Hải quan niêm phong container bằng chì Hải quan của mình. Tiếp đó, Hải quan làm thủ tục để chủ hàng đưa container về địa điểm kiểm hoá đã được quy định hoặc địa điểm kiểm hoá đã được chấp thuận. Trong quá trình di chuyển có thể có nhân viên Hải quan áp tải để tránh mọi gian lận có thể xảy ra. Nếu có sự khác nhau giữa số container và/ hoặc số chì ghi trên container với số ghi trên hồ sơ, hoặc nếu container bị mất chì, hải quan giá, sát cùng với chủ hàng và người vận tải lập biên bản về báo cáo lãnh đạo hải quan để kịp thời giải quyết. Thủ tục Hải quan kiểm hoá:
  3. Khi container hàng nhập về đến địa điểm kiểm hoá, Hải quan kiểm hoá phải kiểm tra đối chiếu số container, số chì của hãng tàu, số chì của Hải quan so với hồ sơ. Nếu không phù hợp thì phải lập biên bản. Nếu phù hợp thì cho mở container để kiểm hoá: - Ðối với hàng cần phải kiểm tra chi tiết thì Hải quan kiểm toàn bộ hàng trong container. - Ðối với những mặt hàng cho phép kiểm đại diện thì phải đảm bảo 3 yêu cầu khi lấy mẫu: + Mẫu tận đáy và tận đỉnh của container + Mẫu tận hai đầu container + Mẫu tận hai bên thành container Ðối với hàng nhập khẩu lẻ container (LCL) Nếu cơ quan cảng là người dỡ hàng để giao lẻ thì thủ tục Hải quan cũng giống như các trường hợp giao lẻ khác. Tuy nhiên, có khi cơ quan cảng giao cho một chủ hàng có nhiều hàng nhất làm người đại diện đứng ra nhận hàng, dỡ hàng và phân phối hàng cho các chủ hàng
  4. khác. Trong trường hợp này, thủ tục Hải quan giống như trong trường hợp hàng nhập nguyên container. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER Trường hợp hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) Trường hợp hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) - Trước khi xếp hàng vào container, chủ hàng phải khai báo Hải quan để làm thủ tục. Nếu hàng thuộc diện kiểm chi tiết, Hải quan kiểm hoá nhất thiết phải yêu cầu mở kiện (nếu đã đóng kiện) để kiểm hoá. Nếu hàng thuộc diện cho phép kiểm đại diện, Hải quan kiểm hoá phải lấy mẫu đại diện theo đúng quy định (trong cùng, ngoài cùng, hai bên mép, trên đỉnh và dưới đáy). Hải quan kiểm hoá phải giám sát quá trình xếp hàng vào container. - Sau khi hàng được xếp xong, Hải quan phải kẹp chì container và xác nhận vào tờ khai Hải quan. - Khi hàng đến bãi container (CY), Hải quan giám sát kho bãi phải kiểm tra đối chiếu số container, số chì Hải quan trước khi làm tiếp thủ tục Hải quan để xếp lên
  5. tầu. Trong trường hợp có nghi vấn hoặc số chì Hải quan không còn nguyên vẹn, Hải quan kho bãi cảng phải lập biên bản để kiểm tra lại hàng hoá đã đóng trong container. Trường hợp hàng xuất khẩu lẻ container (LCL) Chủ hàng phải hoàn thành thủ tục Hải quan trước khi giao cho người vận tải để đóng vào container. Việc kiểm hoá có thể tiến hành tại địa điểm quy định- Bãi container (CFS) hoặc tại một địa điểm đã được đăng ký và lãnh đạo Hải quan đã chấp nhận (địa điểm chấp nhận)
  6. Thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh - Trình tự thực hiện: - Đối với cá nhân, tổ chức: Người khai hải quan làm kê khai và nộp đủ hồ sơ theo quy định tại trụ sở cơ quan hải quan. Nếu hàng hoá quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ Thương mại. - Đối với cơ quan hành chính nhà nước: + Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh tiếp nhận bản kê khai hàng hoá quá cảnh hoặc tờ khai hải quan về lô hàng quá cảnh, niêm phong nơi chứa hàng hoá và xác nhận nguyên trạng hàng hóa trên bản kê khai hàng hóa và tờ khai hải quan (đối với trường hợp phải khai hải quan) và giao cho người điều khiển phương tiện vận tải chuyển đến cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh; + Trường hợp hàng hoá quá cảnh thuộc diện không niêm phong được thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa từ cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh; + Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh tiếp nhận bản kê khai hoặc tờ khai hải quan do cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hoá
  7. để đối chiếu với các nội dung xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh trên bản kê khai hàng hóa hoặc tờ khai hải quan quá cảnh để làm thủ tục xuất cảnh. + Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá. - Cách thức thực hiện: trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng. - Thành phần, số lượng hồ sơ gồm: - Thành phần hồ sơ: + Bản kê khai hàng hoá quá cảnh do người khai hải quan hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh giữ nguyên trạng đi thẳng; quá cảnh chuyển tải sang cùng loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không (trừ hàng hoá quá cảnh đi thẳng bằng đường hàng không);
  8. + Tờ khai hải quan hàng hoá quá cảnh và bản kê khai hàng hoá quá cảnh do người khai hải quan hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh phải lưu kho hoặc thay đổi loại phương tiện vận tải. + Bản kê chi tiết; + Vận tải đơn; + Giấy phép hàng quá cảnh (nếu có); - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) - Thời hạn giải quyết: - Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan) - Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan): + Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất; + Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
  9. Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc. - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan - Lệ phí (nếu có): Mức: 20.000 đồng - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): + Tờ khai hải quan - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: + Luật Hải quan sửa đổi năm 2005. + Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
  10. + Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
nguon tai.lieu . vn