Xem mẫu

  1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức
  2. Trình tự thực hiện: 1. Hàng hoá giao trả cho người nhận hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam: + Đối với cá nhân, tổ chức: - Nộp hồ sơ theo quy định + Đối với cơ quan hải quan - Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh tiếp nhận bản kê khai hàng hoá quá cảnh hoặc tờ khai hải quan về lô hàng, niêm phong nơi chứa hàng hoá và xác nhận nguyên trạng hàng hóa trên bản kê khai hàng hóa và tờ khai hải quan (đối với trường hợp phải khai hải quan) và giao cho người điều khiển phương tiện vận tải chuyển đến cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh; - Trường hợp hàng hoá thuộc diện không niêm phong được thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa từ cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh; - Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh tiếp nhận bản kê khai hoặc tờ khai hải quan do cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hoá để đối chiếu với các nội dung xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh trên bản kê khai hàng hóa hoặc tờ khai hải quan quá cảnh để làm thủ tục xuất cảnh. 2. Hàng hoá giao trả cho người nhận hàng tại các địa điểm thông quan nội địa (ICD) hoặc tại cửa khẩu khác nơi hàng nhập : + Đối với doanh nghiệp vận tải đa phương thức:
  3. - Nộp và xuất trình cho Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên các chứng từ nêu tại điểm 1 trên đây. - Giữ nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu nhập đầu tiên về ICD hoặc cửa khẩu giao trả hàng cho người nhận. - Luân chuyển chứng từ giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và Chi cục Hải quan nơi giao trả hàng cho người nhận. + Đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên: - Tiếp nhận hồ sơ chứng từ vận tải đa phương thức. - Niêm phong hàng hoá nhập khẩu theo qui định. - Lập Biên bản bàn giao hàng hoá chuyển cửa khẩu: 02 bản - Cung cấp các thông tin cần lưu ý về lô hàng (mặt hàng trọng điểm, doanh nghiệp trọng điểm, lô hàng có nghi vấn, giá, mã số, thuế suất) cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết. - Ghi vào sổ theo dõi hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu theo các tiêu chí gồm số thứ tự; số, ký hiệu, ngày tờ khai; tên, địa chỉ doanh nghiệp; đơn vị Hải quan làm thủ tục; số ký hiệu container; mặt hàng. + Đối với Chi cục Hải quan ICD hoặc cửa khẩu khác nơi hàng nhập : - Tiếp nhận Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập fax đến. - Kiểm tra tình trạng niêm phong. - Thông báo lại bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập.
  4. - Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao và fax cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo qui định. 3. Hàng hoá xuất khẩu được làm thủ tục tại Địa điểm thông quan nội địa (ICD) : + Đối với Hải quan ICD : a. Trường hợp lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá: - Trả tờ khai hàng hoá xuất khẩu (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan. - Lập Biên bản bàn giao (mẫu 02/BBBG2006): 02 bản - Theo dõi, cập nhật thông tin, lưu trữ phản hồi từ cửa khẩu xuất. - Phối hợp với cửa khẩu xuất/kho để truy tìm lô hàng trong trường hợp lô hàng quá thời gian qui định không đến cửa khẩu xuất. - Lập danh mục các lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế. - Xử lý vi phạm liên quan đến lô hàng xuất khẩu. + Đối với hải quan cửa khẩu xuất : - Tiếp nhận Biên bản bàn giao nhận qua fax để đối chiếu với hồ sơ hải quan và hàng hoá. - Kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hoá (niêm phong hải quan, niêm phong hãng tàu); - Nếu phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, Chi cục trưởng xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá. - Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao và fax cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu theo qui định.
  5. - Giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá thực xuất. - Ghi vào sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu theo các tiêu chí qui định gồm: số thứ tự; số, ký hiệu, ngày tờ khai; tên, địa chỉ doanh nghiệp; đơn vị Hải quan làm thủ tục; số ký hiệu container; mặt hàng. - Đối chiếu số ký hiệu tờ khai, mặt hàng và các tiêu chí khác của lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế với danh mục hàng hoá được miễn kiểm tra thực tế do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu fax đến. Trường hợp có sự không khớp nhau thì phối hợp với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để xác minh, làm rõ. - Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính - Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + “ Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức” : 01 bản sao có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp (nộp lần đầu khi làm thủ tục hải quan), xuất trình bản chính để đối chiếu. + Chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu đã được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải) : 01 bản chính. + Bản kê khai hàng hoá vận tải đa phương thức (bao gồm các tiêu chí: số thứ tự , tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá): 01 bản chính - Số lượng hồ sơ: 01 bộ - Thời hạn giải quyết:
  6. - Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan) - Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan): + Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất; + Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa. Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc. - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan + Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
  7. - Lệ phí (nếu có): 20.000 VNĐ/tờ khai - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a): + Tờ khai hải quan: Quyết định số 1257/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ngày 04/12/2001 + Biên bản bàn giao mẫu 02/BBBG2006 - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001 - Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001. - Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. - Nghị định số 125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phương thức. - Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Thông tư số 125/2004/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế. - Quyết định số 1257/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ngày 04/12/2001
nguon tai.lieu . vn