Xem mẫu

  1. Thông minh trong cảm xúc và trong tâm hồn (Bài trắc nghiệm EQ số 2, dành cho tuổi Thanh niên) Quang Dương Nhà nghiên cứu Tâm lý THÔNG MINH TRONG CẢM XÚC & TRONG TÂM HỒN (Bài Trắc nghiệm EQ số 2, dành cho tuổi Thanh Niên) Sau bài Test EQ số 1 (dành cho tuổi Thanh Niên), chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục đưa ra những bài test EQ khác. Tính đến ngày 19-8-2009, đã có 162 bạn đọc gửi đến chúng tôi bài giải EQ của mình, yêu cầu cho biết kết quả và lời tư vấn qua email. Chúng tôi đã và đang đáp ứng điều đó. Nhận thấy đây là một nhu cầu cần thiết và đang "nóng" của tuổi trẻ, chúng tôi nguyện cố gắng từng bước phục vụ và cống hiến. Lần này xin giới thiệu bài test EQ số 2, và sẽ còn tiếp tục những bài khác... Lời thưa trước: (Xin bạn vui lòng đọc kỹ những lời sau đây trước khi đi vào nội dung bài test) 1. Những bài test EQ muốn lưu ý bạn một điều quan yếu : Việc chọn lời đáp theo EQ không nhằm vào yêu cầu "chuẩn" là đúng hay sai (xét về mặt lý lẻ), mà là, và chủ yếu là chọn sao cho phù hợp với cảm nhận, cảm xúc và tâm hồn của chính bạn (thay vì chọn theo ý muốn của người khác). Trường hợp không thể chọn được lời đáp nào (vì không phù hợp với bạn), bạn cứ để trống. 2. Theo hướng đó, mong bạn và tin tưởng ở bạn rằng, bạn sẽ trả lời hết sức trung thực với lòng mình, nghĩa là nhờ vậy mà bạn tự giúp mình hiểu được chính mình. Cho nên, nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể (hoặc chưa thể) trả lời đúng như suy nghĩ, cảm xúc và tâm hồn của mình... thì xin bạn vui lòng buông thả bài test này ra, để làm một việc khác ích lợi hơn cho bạn. 3. Bài test số 2 này sẽ đi sâu vào hai chủ đề được bạn trẻ đặc biệt quan tâm, cũng là hai trong vài nhân tố căn bản của cảm xúc và tâm hồn. Đó là SỰ ĐỜI & SỰ HỌC. Khi bạn làm trắc nghiệm, để tránh tập trung quá lâu cho mỗi chủ đề (dễ gây mệt mỏi), chúng tôi đã sắp xếp xen kẽ nội dung các câu hỏi theo 4 tiểu mục giữa SỰ ĐỜI và SỰ HỌC. Nghĩa là có Sự Đời 1, Sự Đời 2 đan xen với Sự Học 1, Sự Học 2. 4. Lời đáp đưa ra cho mỗi câu hỏi là từng cặp song đề nhận thức, được chọn một (a/b). Trước khi xác định sự lựa chọn lời đáp nào theo từng câu hỏi, xin bạn vui lòng đọc kỹ từng ngôn từ và nghĩ kỹ từng câu cú để quán triệt nội dung, nắm chắc ý nghĩa. Hết sức tránh tình trạng đọc lướt qua và nghĩ vội vàng, vì đó là những nguyên nhân dẫn đến câu trả lời sai lạc ngoài ý muốn của bạn. Bây giờ, nếu bạn đã sẵn sàng, xin mời vào cuộc ! * Phần 1A - SỰ ĐỜI 1.
  2. (Chọn a hoặc b trong từng cặp song đề tương phản) 1. Dấu hiệu bình yên nhất của một tình yêu gắn bó là : a- Không bị phân tâm về tình cảm. b- Không bị phân chia về tài sản. 2. Dấu hiệu trong lành nhất của một tình yêu trọn vẹn là : a- Bên nào cũng còn nguyên trinh. b- Bên nào cũng biết nể trọng nhau. 3. Dấu hiệu căn bản nhất của một tình yêu chân chính là : a- Được cảm thông và chia sẻ với nhau. b- Được nương tựa và bảo toàn cho nhau. 4. Dấu hiệu bền vững nhất của một tình yêu thực sự là : a- Bên nào cũng không lo về mặt kinh tế. b- Bên nào cũng không ngại về sự dèm pha. 5. Mục đích tìm người yêu để tiến tới hôn nhân : a- Cốt là kiếm một người bạn hiền hòa. b- Cốt là kiếm một người hầu hiền thục. 6. Mục đích chọn người hôn phối cốt là để : a- Có một chỗ dựa bền vững về vật chất. b- Có một chỗ dựa tin tưởng về tinh thần. 7. Người hôn phối lý tưởng về cơ bản phải là người : a- Tương xứng về văn hóa tinh thần (biết ứng xử văn minh). b- Tương xứng về trình độ học vấn (có bằng cấp cao càng tốt). 8. Người vợ (hay chồng) trong mộng về cơ bản phải là người : a- Tương xứng về vị trí xã hội, hoặc phải có "môn đăng hộ đối". b- Tương xứng về nhận thức nhân văn, hoặc đồng điệu về tâm hồn.
  3. * Phần 1B - SỰ HỌC 1. Trong sự học mỗi ngày, cảm xúc, ý nghĩ và mong muốn của bạn thường hướng vào cách làm nào sau đây? (chọn 1 trong 2 ý cách biệt của từng cặp song đề tương phản: a / b). 1. a- Học cốt để vận dụng hiểu biết. b- Học cốt để vũ trang kiến thức. 2. a- Học cốt để lớn lên về nhận thức. b- Học cốt để thăng hoa về tâm hồn. 3. a- Học cốt để biết cách tự học b- Học cốt để mở rộng kiến thức. 4. a- Học cốt để vượt qua thi cử. b- Học cốt để vượt lên chính mình. 5. a- Học để vào đời với những năng lực cao. b- Học để thành đạt với những bằng cấp cao. 6. a- Học để làm giàu bằng chất xám (trí sáng tạo). b- Học để làm giàu bằng nhân văn (văn hóa người). 7. a- Học để biết hội nhập, sống với người khác. b- Học để biết tự lực, sống cho chính mình. 8. a- Học cốt để giỏi chữ, hãnh tiến trong đời. b- Học cốt để giỏi nghề, vững bước vào đời. 9. a- Học cốt để rèn luyện cách tổ chức nhận thức. b- Học cốt để tiếp thu lời truyền đạt kiến thức. 10. a- Học cốt để nắm vững nội dung của từng chân lý. b- Học cốt để biết được con đường đi tới chân lý. * Phần 2A - SỰ ĐỜI 2. 1. Tín hiệu trưởng thành căn bản nhất ở một nam thanh niên là :
  4. a- Có tiềm năng tự lập cao. b- Có tiềm lực nam tính mạnh. 2. Tín hiệu trưởng thành căn bản nhất ở một nữ thanh niên là : a- Có trình độ học vấn cao. b- Có bản chất nữ tính cao. 3. Tiêu chí thành đạt của một người vinh hiển là : a- Sự thành công được coi trọng hơn thành danh. b- Sự thành danh được coi trọng hơn thành công. 4. Tiêu chí thành công của một người chân chính là : a- Coi trọng sự thành công hơn thành nhân. b- Coi trọng sự thành nhân hơn thành công. 5. Trong cuộc sống, người nào sau đây được bạn quý trọng hơn : a- Người có nhân nghĩa, nhưng không nhiều tiền. b- Người giỏi kiếm tiền, nhưng thiếu nhân nghĩa. 6. Trong sự nghiệp, người nào sau đây được bạn trân trọng hơn : a- Người được danh cao, nhưng chẳng có thực tài. b- Người giỏi thực chất, nhưng không có danh nghĩa. 7. Trong giao tiếp, bạn có nhiều thiện cảm với người nào sau đây : a- Luôn mỉm cười với cả người không ưa mình. b- Chỉ tươi cười với những người được mình ưa. 8. Trong ứng xử, bạn có thể tin tưởng để kết thân với người nào sau đây : a- Rất khéo ăn nói, xã giao lịch thiệp, nhưng làm việc không chu toàn. b- Làm việc chu đáo, có ý thức trách nhiệm, nhưng không khéo xã giao. * Phần 2B - SỰ HỌC 2. Tiếp tục chọn a/b:
  5. 1. a- Học để biết cách sống tử tế trong đời. b- Học để biết cách sống tự lập trong đời. 2. a- Học để tinh thông kim cổ, am hiểu Đông Tây. b- Học để xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. 3. a- Học để làm mới mình về tâm hồn và trí tuệ. b- Học để làm mới mình về kiến thức và kỹ năng. 4. a- Học để biết mình đã thông thái, nên dừng lại. b- Học để thấy mình còn ngu muội, lo học tiếp. 5. a- Học vì lẽ sống và sự lớn lên về nhân cách. b- Học vì ích lợi và sự thăng tiến về công danh. 6. a- Học để hình thành những kỹ năng sống tích cực. b- Học để hình thành những thái độ sống nhân văn. 7. a- Học để khai trí, nói lên chủ kiến của chính mình. b- Học để nói theo, làm theo cách thức của người khác. 8. a- Học để được soi sáng bởi đường đời của người khác. b- Học để tự soi sáng cho đường đời của bản thân. 9. a- Học để biết sự học ngoài trường đời hay hơn ở nhà trường. b- Học để biết sự học trong nhà trường hay hơn ở trường đời. 10. a- Học để khi ra đời biết cách xoay xở nhiều hơn, lên chức cao hơn. b- Học để khi ra đời biết cách tự học nhiều hơn, sáng tạo cao hơn. * Phần TEST BỔ TRỢ. Trong dòng đời xuôi ngược, mỗi người mang theo mình một lối sống và tin vào thái độ sống của mình, coi đó như một phương châm. Trong nhiều trường hợp, bạn thường chọn cho mình phương châm nào sau đây (a/b) được ghi trong từng cặp song đề tương phản : 1. a- Sống không giận không hờn, không oán trách. b- Sống phải có giận hờn, để không nhu nhược.
  6. 2. a- Sống mỉm cười với thử thách chông gai. b- Đời là vạn ngày sầu, trăm bể khổ, ngàn nỗi đau. 3. a- Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai. b- Đời sụp đổ khi màn đêm (tai họa) ập xuống. 4. a- Sống an hòa và nhân ái với những người chung sống. b- Sống vinh hiển và vượt thắng trên những người cùng sống. 5. a- Sống là động, nhưng lòng luôn bất động. b- Đời luôn sống động, dù lòng ta muốn tĩnh. 6. a- Sống là thương, nhưng lòng chẳng vấn vương. b- Sống có thương có ghét, là vướng nợ trăm đường. 7. a- Sống hiên ngang, danh lợi cũng xem thường. b- Sống hãnh tiến với lợi quyền và danh tiếng. 8. a- Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. b- Tâm khả biến theo dòng đời thăng giảm. 9. a- Tâm phải bình, để thế giới yên bình. b- Tâm phải động, để không là vô cảm. 10. a- Đời bất hạnh khi mọi việc bất thành. b- Đời bất hạnh khi ý chí... cạn kiệt. 11. a- Đời hạnh phúc khi được hưởng lợi và nổi tiếng. b- Đời hạnh phúc khi được bình yên và thanh tịnh. 12. a- Đời hy vọng khi có nguồn chi viện. b- Đời hy vọng khi còn nguồn nội lực. 13. a- Đời vô vọng khi thực lực không còn. b- Đời vô vọng khi niềm tin mất hết.
  7. 14. a- Đời thay đổi khi điều kiện sống thay đổi. b- Đời thay đổi khi thái độ sống đổi thay. Toàn bài trắc nghiệm EQ này có 50 câu hỏi, gồm: 8 câu (Phần 1A) + 10 câu (Phần 1B) + 8 câu (Phần 2A) + 10 câu (Phần 2B) + 14 câu (Phần bổ trợ). Mỗi câu đạt yêu cầu được tính 1 điểm. Vậy, điểm tối đa cho toàn bài: 50. Thời gian tiến hành: khoảng 50 phút (cần rộng thì giờ suy nghĩ, dành trung bình mỗi câu 1 phút, để cân nhắc kỹ trước khi đánh dấu trả lời). Vì lý do riêng, xin độc giả vui lòng cho phép tôi không ghi vào đây đáp án ứng với từng câu hỏi. Lưu ý : Nếu có quý vị nào sao chép lại bài trắc nghiệm này (toàn bộ hoặc trích từng phần), xin vui lòng ghi đúng tên tác giả: QUANG DƯƠNG - Nhà Nghiên cứu Tâm lý Giáo dục. Trân trọng cám ơn!
nguon tai.lieu . vn