Xem mẫu

  1. vietmessenger.com Cổ Long Thiên Đăng MỤC LỤC 1. Đại Lôi âm Tự 17. Ngọc thủ rửa cừu 2. Thiết Phiến xảo khách 18. Uyên ương hợp bích 3. Âm Dương đều sai 19. Ân tình lưu lệ 4. Tình sâu như bể 20. Uy chấn lãnh nguyệt môn 5. Ác độc hiểm trá 21. Hỷ sự rối ren 6. Cứu tinh, sát tinh 22. Lòng dạ khó lường 7. Manh tâm bất thiện 23. Mắc phải gian kế 8. Lưới tình kéo dăng 24. Hiệp cốt nhu trường 9. Chịu thiệt được lời 25. Xả kỷ vị nhân 10. Ơn Nặng mỹ nhân 26. Tình như vàng đá 11. Miệng lang vuốt sói 27. Cứu nhầm đối tượng 12. Thiên nhai tầm thù 28. Lấy độc trị độc 13. Long hổ đồng hành 29. Thần công giải nguy 14. Hoa nào như xưa 30. Nợ máu trả máu 15. Tơ tình vạn lý 31. Ân đền oán trả 16. Sơn hồi thuỷ chuyển Hồi 1 Đại Lôi âm Tự Trăng lạnh, sao thưa, gió não nùng. Lù lù một khối đen che hẳn tầm mắt, đó là một ngọn núi cao ngất bao gồm ca? khu vực tới mấy trăm dặm, hiểm trở dị thường. Lúc này ngay ở bình nguyên còn chìm trong giấc ngủ thì ở chốn hoang sơn tuyệt cốc lại càng vắng lặng.
  2. Thỉnh thoảng vẳng lên vài tiếng cú kêu đêm rồi tất cả chìm sâu vào tịch mịch. Ở nơi heo hút sâu giữa trái núi hoang rợn này, ánh trăng lạnh lẽo chiếu xuống một ngôi cổ tự khá lớn với sơn môn cao lớn, mấy dãy cư phòng, một tòa lầu và gác chuông cao vút. Sơn môn đã hư nát, hai cánh cổng gỗ rất lớn đã không còn nguyên vẹn, mái che trên cổng cũng đã dột nát, tường bao quanh cổ tự đổ nhiều mảng lớn, còn phần lớn lỗ chỗ và đầy rêu phong. Trên cửa treo một tấm hoành phi lớn đã tróc hết sơn nhưng nhờ ánh trăng vẫn đọc được bốn chữ : Đại Lôi Âm Tự. Cơn gió thổi qua làm lay động những tấm mạng nhện đóng thành từng lớp quanh tấm hoành phi và bên dưới mái che mục nát. Chỉ cần nhìn quang cảnh trước ngôi cổ tự cũng biết nơi đây đã từ lâu không được ai tu bổ và vắng người hương khói. Vào tư môn tới tiền viện rộng, tiếp đến Đại Hùng Bảo Điện. Dưới ánh trăng, chợt thấy ngay trên bậc thềm trước bảo điện có một hắc y nhân đang quỳ ở đó, không biết đã bao nhiêu lâu. Người này tóc tai rũ rượi, y phục bê bết máu, xem không rõ diện mục nên không phân biệt được đó là nam hay nữ. Thậm chí khó có thể khẳng định đó có phải là người hay yêu ma trong núi thẳm ? Cũng có thể là oan hồn trong cổ tự này? Người đó ôm bọc gì trước ngực nhưng không ai nhìn rõ, tư thế bất động mặt hướng vào Đại Hùng Bảo Điện. Nếu không có những cơn gió làm mái tóc bay lòa xoà thì tưởng nhầm đó là pho tượng đá. Trăng dịch về hướng tây, bóng người quỳ trước bảo điện dài dần. Đột nhiên có một âm thanh quái dị phát ra giữa rừng đêm làm người đang quỳ phía trước điện giật nảy mình. Nhưng âm thanh đó vừa vang lên đã tắt ngay. Ngôi cổ tự lại chìm vào cảnh thức tĩnh chết chóc như trước. Bỗng từ trong Đại Hùng Bảo Điện tối om có hai ánh chớp lóe lên, tiếp đó nghe có tiếng thở dài rất khẽ và tiếng người nói: - Đó là nghiệt chướng, nghiệt chướng ! Thôi được ! Hãy ẵm nó vào đây. Còn ngươi không được đến tìm ta nữa. Chuyện đêm nay tuyệt đối không được tiết lộ cho ai biết một chữ, mười tám năm sau ta sẽ hoàn trả nó cho ngươi.
  3. Không biết người nào ở trong bảo điện nói ra những lời bí hiểm đó và nói với ai ? Chỉ thấy hắc y nhân quỳ trước điện vẫn không nhúc nhích. Bất ngờ từ vòm cây tối om mé bên phải tiền viện vang lên giọng nói lạnh lùng: - Hoà thượng ! Lòng từ bi của ngươi đâu rồi ? Cửa tam bảo ngươi dành cho ai ? Nói đi ! Nói nhanh lên và hãy giải thích rõ. Nếu không ta sẽ đốt Đại Lôi Âm Tự này của ngươi ! - A di đà phật ! Tiếng niệm Phật sang sảng như chuông vang lên từ Đại Hùng Bảo Điện và tiếng trả lời: - Năm năm không gặp, thí chủ vẫn khang kiện như xưa ! Giọng lạnh lùng từ vòm lá tiếp lời: - Hẳn ngươi không ngờ ta vẫn chưa chết ! Hoà thượng ! Đừng quanh co nữa ! Mau giải thích vì sao ngươi lại giả câm giả điếc như vậy ? Người trong bảo điện trả lời: - Thí chủ, bần tăng không có lý do nào đáng nói ! Giọng nói lạnh lùng của người kia vang lên đầy đe dọa: - Nếu vậy ta sẽ phóng hỏa ! - Thí chủ cứ làm việc theo ý mình ! Đại Lôi Âm Tự này là cổ tích của Phật môn chứ không phải là tài sản riêng của bần tăng. - Ngươi dám thách ta sao ? Ta chẳng cần lưu tâm là cổ tích của Phật môn hay không. Ngay cả phủ Ngọc Hoàng Đại Đế hay Linh Tiêu Điện ta cũng đốt… Người trong Đại Hùng Bảo Điện không đáp. Người trong vòm lá tức giận gầm lên: - Hoà thượng ! Ngươi điếc ư ? - Bần tăng không điếc ! - Vậy ngươi nói ta nghe. - Tính khí của thí chủ vẫn như năm xưa … - Ngươi chỉ nói câu đó thôi sao? Chẳng lẽ tu luyện chừng ấy năm ngươi chỉ thu được có bấy nhiêu thành quả sao? - Thí chủ muốn bần tăng phải nói gì? - Ngươi nói câu gì nghe lọt tai là được !
  4. Tiếng người trong điện trả lời: - Thí chủ ! Xưa nay cho dù khi còn tại gia hay đã xuất gia bần tăng chưa nói được câu gì mà người khác nghe lọt tai cả ! - Vậy thì tối nay ta cần ngươi phá lệ một lần ! - Cái đó thí chủ hãy chờ đến khi nào mặt trời mọc lên từ hướng tây đã ! Người trong vòm cây phẫn nộ quát to: - Con lừa trọc kia, ngươi dám ư ? Ngươi cho rằng ta không dám đốt Đại Lôi Âm Tư. này sao ? Tiếng người trong bảo điện trả lời: - Thí chủ danh lừng tứ hải, uy chấn tám phương, ngay cả quỷ thần cũng phải kinh, có gì mà không dám ? Bần tăng nguyện tĩnh tọa ở ngay Đại Hùng Bảo Điện này xem thí chủ phóng hoa? ! - Được lắm hoà thượng ! Ngươi nói lời phải biết giữ lời. Nếu ngươi ra tay ngăn cản ta hoặc định cứu hỏa thì không phải là … Lời nói chưa dứt đã thấy ánh hỏa quang lóe lên. Dưới ánh chớp chỉ thấy một tăng nhân trong bộ cà sa màu nâu ngồi tĩnh tọa trên góc Đại Hùng Bảo Điện ! Lập tức một tia lửa bắn thẳng vào bảo điện. Thế nhưng khi tia lửa mới chạm tới nóc điện thì chớp lên một cái rồi vụt tắt. Người trong vòm cây tức giận nói: - Hoà thượng ! Thì ra ngươi chỉ là kẻ bẻm mép ! - Thí chủ đổ oan cho bần tăng rồi ! Với tu vi của thí chủ, chẳng lẽ bần tăng có xuất thủ hay không vẫn không biết ? Người trong lùm cây ngỡ ngàng hỏi: - Nếu vậy vì sao … Tiếng người trên bảo điện ngắt lời: - Thí chủ ! Trên có trời, dưới là Phật ngã Như Lai hiển linh. Người trong vòm cây hừ một tiếng hỏi: - Hoà thượng ! Ngươi cho rằng đó là thiên ý hay Như Lai hiển linh? - Chỉ cần biết bần tăng không động là được. - Hừ ! Dù có là quỷ thần can thiệp thì đó là việc của ngươi. Ta bình sinh không bao giờ tin vào những điều nhảm nhí đó vì ta cũng chính là thần linh !
  5. Lại thấy một tia hỏa quang nữa, nhưng lần này bắn sang nóc tiểu điện ở phía bên phải Đại Hùng Bảo Điện cách chỗ tăng nhân đang tĩnh tọa tới ba trượng. Với khoảng cách đó, người có bản lĩnh cao cường đến đâu cũng không cứu được. Thế nhưng tình hình vẫn như lúc trước, tia lửa vừa chạm tới mái điện đã tắt ngay. Từ vòm cây có tiếng kêu kinh ngạc. Người trong điện hỏi: - Thí chủ đã tin trên có trời, dưới có Phật ngã Như Lai rồi chứ? - Hắc hắc ! Hoà thượng ! Ngươi làm ta sợ đến phát run ! - Thí chủ minh giám ! Điều làm cho thí chủ sợ đến phát run không phải là bần tăng … Người trong vòm cây lặng thinh hồi lâu mới nói: - Hoà thượng ! Xem ra mãi đến tận bây giờ ta vẫn không thắng được ngươi ! - Xin thí chủ xét kỹ ! Không phải thí chủ không thắng được bần tăng. Đó là chữ chính ! Từ cổ chí kim không ai có thể thắng được chữ này. - Hừ, được lắm ! Hòa thượng, cứ cho là ngươi chính, ta tà. Chung quy ngươi muốn ta dẹp bỏ việc phóng hỏa chứ gì? - Thí chủ thành danh mấy chục năm, tung hoành bốn cõi, khét tiếng giang hồ. Chẳng lẽ những tội nghiệt mà thí chủ phải gánh trên mình còn chưa đủ hay sao ? Xin nói thật điều này, nếu tối nay thứ tà hỏa đó đốt cháy Đại Lôi Aâm Tự thì bần tăng dám chắc rằng thí chủ không thể ra khỏi ngọn núi này đâu. - Hòa thượng ngươi trở thành độc ác từ khi nào thế ? Chính ngươi đã nói ngôi cô? tự này không phải là tài sản riêng của mình mà? - Thí chủ hiểu lầm ý bần tăng rồi ! Bần tăng dù thế nào cũng vẫn ở đây một chỗ … Người trong vòm cây ngắt lời: - Vậy thì ai có thể giữ ta lại không cho đi khỏi ngọn núi này? Người trong điện trả lời một tiếng: - Trời ! Người trong vòm cây chợt cất lên một tràng cười ghê rợn khiến chim chóc giật mình bay xao xác, chấn thanh làm rung cả ngôi cổ tự, những mảng tường bong ra rơi xuống rào rào. - Hoà thượng ! Ngươi khiến ta không tin mà sởn gáy, không lạnh mà run ! Thôi được, đừng dọa nữa ! - Thí chủ vẫn không tin rồi … Người kia đanh giọng:
  6. - Thôi đừng quanh co nữa. Ta có tin hay không là việc không quan trọng. Ta chi? cần nghe lý do vì sao ngươi lòng gan dạ đá như vậy? - Thí chủ, bần tăng đã nói qua không có lý do nào đáng nói. Người kia nghiến răng ken két: - Hòa thượng ! Ta nín nhịn đủ rồi, đừng bức ta phát hỏa …Đối với ngươi như vậy là quá khoan dung rồi. Ngươi đã từng nghe nói ta chịu nhường nhịn ai đâu? - Quả thật bần tăng chưa hề nghe nói. Tuy nhiên … bần tăng có câu không được lọt tai lắm muốn phụng cáo thí chủ … - Nói đi ! - Đừng nói rằng thí chủ phát hỏa mà cho dù thí chủ có nổi trận lôi đình, đem Đại Lôi Aâm Tự san thành bình địa hay thiêu thành tro tàn, bần tăng vẫn không có gì để nói. - Hòa thượng …ngươi …thôi được ! Ta sẽ nhớ chuyện hôm naỵ Tung hoành trong giang hồ mấy chục năm, ta chưa từng cúi đầu thêm một lần nữa ! Chỉ vì ngươi cứng rắn hơn ta … Rồi chợt dịu giọng: - Thế này, hòa thượng ! Chúng ta hãy thương lượng một chút. Ngươi hãy cho ta thứ mà ngươi không cần. - Thí chủ muốn nói tới chuyện gì ? - Hoà thượng ! Ngươi đừng làm ra vẻ hồ đồ nữa ! Người trong bảo điện à một tiếng nói: - Bần tăng hiểu rồi. Thí chủ muốn nói tới tội nghiệt trước mắt đây chứ gì? - Ngươi cho đó là tội nghiệt, nhưng ta lại không nghĩ thế. - Thí chủ có thể không nghĩ như thế. Nhưng bần tăng là người xuất gia đệ tử của Phật môn, không thể tùy tiện… - Sao ngươi không nói thẳng là vì ta mà nghĩ ? - Thí chủ biết rõ nỗi khổ tâm của bần tăng là được. - Ta biết rõ và cảm kích về điều đó nhưng ta không sợ. Những tội ngiệt ta gánh trên người đã chồng chất, nay dù tăng thêm một tội lỗi nữa cũng thế thôi ! - Thí chủ ! Chỉ cần thêm một tội là đủ hãm thân vào mười tám tầng địa ngục, vĩnh viễn không siêu thoát … Người trong vòm cây cười nhạt ngắt lời: - Hoà thượng ! Tội ta làm ta chịu. Nếu mười tám tầng địa ngục chưa đủ thì nay có thể làm riêng một tầng nữa cho ta, cải thành mười chín tầng địa ngục cũng được. - Nếu thí chủ đã nói thế, bần tăng không còn lời nào … - Không ! Ngươi phải thừa nhận. - Bần tăng không thể, và cũng không dám thừa nhận ! - Thôi được ! Vậy thì ta sẽ nói thẳng vậy, bóc trần hành vi của ngươi … Người trong vòm
  7. cây dừng một lúc, nói tiếp: - Hoà thượng ! Ngươi trả lời ta nghe, vì sao ngươi không nhận sớm mà chờ đúng khi ta xuất hiện mới chịu chấp nhận? Người trong điện trả lời: - Thì ra thí chủ nói về việc đó. Thí chủ đổ oan cho bần tăng rồi ! Đó chỉ là ngẫu nhiên … - Hừ ! Ngẫu nhiên ư ? Thế ngươi có biết ta đến không ? - Nếu thí chủ không nói thì bần tăng đâu biết .. có lẽ già rồi, tai mắt không được việc gì nữa … Người trong vòm cây quát lên: - Nói láo ! Trọc hòa thượng ! Ngươi là thứ nham hiểm, dối trá không bằng kẻ tà ma như ta đây … - A Di Đà Phật ! Thí chủ muốn nhục mạ bần tăng thế nào … - Hoà thượng ! Ta không biết ngươi là thứ mặt dày thế nào nữa ! Mang danh đệ tư? Phật gia, lòng dạ từ bi, thế nhưng dám làm mà không dám nhận, còn bắt người khác quỳ suốt đêm chảy đến giọt huyết hận cuối cùng … - Thí chủ nói gì? - Ngươi mù hay sao ? Nếu ngươi có đôi tròng mắt mà không trông thấy sự việc diễn ra trước mũi thì khoét nó đi ! Chợt từ trong Đại Hùng Bảo Điện một nhân ảnh màu xám nhanh như vật sao băng lướt xuống hành lang đứng lại trước mặt hắc y nhân vẫn quỳ bất động trước bậc thạch cấp. Người vừa xuất hiện là một trung niên hòa thượng bận tăng y màu xám, người dong dỏng, diện mạo tuấn mỹ tuyệt luân. Trung niên hoà thượng đứng nhìn người đang quỳ một lúc, bỗng nhiên toàn thân run lên, gọi khẽ: - Ngọc nương … Vừa lúc ấy lại một ánh trăng lóe lên giữa tầng không ngang qua tiền viện rồi sà xuống bên dưới bậc thềm. Vầng trăng lại sáng lên chiếu rõ bóng trắng vừa xuất hiện là một người bận hắc y, đứng đối diện với trung niên hòa thượng ngay sau lưng hắc y nhân đang quỳ. Đó là một lão nhân tầm vóc trung bình, diện mạo cổ quái, mình bận nho bào màu trắng, đầu đội khăn kiểu văn sinh, chân đi giày mũi cong, thắt lưng buộc chiếc đai lấp lánh không biết làm bằng chất liệu gì. Dưới cặp mi dày của bạch y lão nhân là một đôi mắt tuy nhỏ nhưng phát ra tinh quang như hai mũi dao sắc khiến không ai dám nhìn thẳng vào đó. Lão nhân chú mục vào trung niên hòa thượng, đanh giọng hỏi: - Hoà thượng ! Ngươi gọi ai là Ngọc nương ? Trung niên hòa thượng sửng sốt hỏi: - Ngọc nương ư ? Ai là Ngọc nương?
  8. Bạch y lão nhân cười nhạt nói: - Hay thật ! Ta hỏi ngươi, ngươi bây giờ lại hỏi ngược ta. - Bần tăng không hiểu thí chủ nói gì? - Nếu vậy chắc ta nghe nhầm ! - Nhưng không hiểu thí chủ nghe thấy gì vậy? Bạch y lão nhân tức giận quát: - Hoà thượng ! Ngươi đừng giả vờ giả vịt nữa ! Nói đi, ngươi vừa rồi gọi Ngọc nương, đó là ai vậy? Trung niên hòa thượng lắc đầu: - Thí chủ lại đổ oan rồi ! Vừa rồi tới đây bần tăng chưa hề hé môi, sao bảo gọi ai là Ngọc nương được? Bạch y lão nhân hai mắt dựng ngược, hai mắt ti hí mở to, phát ra những tia sáng sắc lạnh nhìn rất đáng sợ. Thế nhưng trung niên hòa thượng làm như không nhìn thấy, vẻ mặt bình tĩnh la. thường. Lát sau vẻ đáng sợ của lão nhân dần dần mất đi, lấy lại trầm tĩnh chậm chạp nói: - Hoà thượng ! Ngươi có gọi Ngọc nương hay không thì ngươi thừa biết. Và Ngọc nương đó là ai, trong lòng ngươi cũng biết rõ. Ta không nói đến chuyện đó nữa. Nhưng hãy biết rằng để cô ta quỳ suốt đêm trước điện và nhỏ đến giọt máu cuối cùng, ngươi nên là kẻ nhẫn tâm nhất trên đời. Nếu sau này ngươi không bị đày xuống mười tám tầng địa ngục, ta nhất định phá hủy Đại Lôi Aâm Tự này, khoét đôi mắt mù quáng của pho tượng phật trong bảo điện để người đời hết tin vào chuyện nhảm nhí … Trung niên hòa thượng đưa tay hợp thập nói: - Thiện tai ! Thiện tai ! Thí chủ báng bổ thần phật sẽ chuốc không ít tội nghiệt. Nên biết đây là Lôi Aâm cổ tự, bần tăng quyết không để bất cứ ai có hành động nào làm hại đến phật môn ! Bạch y lão nhân hừ một tiếng hỏi: - Hòa thượng ngươi sẽ làm gì ta chứ? - Nếu thí chủ dám đối với Phật tổ nói thêm một câu bất kính, bần tăng sẽ trục xuất ra khỏi Đại Lôi Aâm Tự này. Bạch y lão nhân râu vểnh ngược nói: - Hòa thượng ! Mấy chục năm nay chưa có ai dám buông câu đại ngôn như thế trước mặt ta … - Nhưng bần tăng dám. Thí chủ cứ thử xem?
  9. - Được lắm ! Hòa thượng, tối nay ta nhất định cần xem mấy năm khổ tu của ngươi đã đạt thành tựu thế nào, có bao nhiêu bản lĩnh … Trung niên Hòa thượng không đáp chiếu đôi mắt như ánh điện nhìn thẳng vào lão nhân Bạch y lão nhân trong lòng có phần chấn động nói: - Hòa thượng ! Chẳng trách gì ngươi dám cuồng ngông như thế không coi ta vào đâu …Thì ra ngươi đã đạt được … Chưa hết câu, lão giẫm mạnh chân Chỉ thấy trên thạch cấp bằng đá khối lún xuống sâu đến mấy tấc, vết chân hằn rõ như nét khắc Lão nhân nhìn trung niên Hòa thượng nói tiếp: - Hòa thượng ! Ta lượng tình vị cố nhân của ngươi, lượng tình vật mà cô ta ôm trong vòng tay nên lùi trận chiến hôm nay thên mười tám năm nữa. Sau đó hai chúng ta sẽ phân cao hạ. - Thí chủ vì sao phải nể tình vị nữ thí chủ này và vật trong tay cô ta? - Vì ta muốn chia sẻ một nửa trách nhiệm ! - Thì ra thí chủ do tự nguyện …Nhưng bần tăng lại không muốn san sẻ một nửa với thí chủ. Bạch y lão nhân trừng mắt quát: - Hòa thượng ! Ngươi dám ư ? Trung niên Hòa thượng thản nhiên đáp: - Thí chủ hiểu lầm ý của bần tăng … Bạch y lão nhân ngạc nhiên hỏi: - Hiểu lầm thế nào ? - Nếu thí chủ muốn thì cứ đem tất đi, bần tăng sẽ không phản kháng một lời ! - Thế nào? Ngươi không cần, giao hết cho ta ư ? - Đúng thế, thí chủ. - Hòa thượng ! Ngươi nên biết vật trong tay cố nhân của ngươi có thiên chất thế gian hiếm thấy, thậm chí không thể tìm được vật thứ hai … Trung niên Hòa thượng lắc đầu: - Người xuất gia không có lòng tham, không tranh bảo vật của nhân thế. Cho dù đó là vàng khối ngọc châu, bần tăng cũng chỉ xem như phấn thổ. Bạch y lão nhân biến sắc nhưng vẫn trấn tĩnh lại ngay cười nhạt nói: - Hừ, ngươi cho ta không biết ý đồ thâm hiểm của ngươi sao? Trước khi ta đến, ngươi ngồi tỉnh rụi trong Đại Hùng Bảo Điện như gỗ đá, nhắm mắt làm ngơ trước nỗi đau khổ và cơn hấp hối của cố nhân. Vừa thấy ta đến, ngươi liền chấp nhận. Rõ ràng ngươi sợ ta đoạt đi báu vật đó, sợ nó nhiễm phải tà khí của ta …Thế mà nay ngươi làm bộ bàng quang hào phóng … Trung niên Hòa thượng lắc đầu cười đáp: - Thí chủ chớ lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử ! Thực tế bần tăng vẫn bàng quan. Thí chủ cứ việc đưa thứ tội nghiệt đó đi, bần tăng sẽ không hề nhíu mày.
  10. Nói xong quay lưng vào Đại Hùng Bảo Điện. Bạch y lão nhân liền quát to: - Trọc Hòa thượng đứng lại ! Trung niên Hòa thượng từ từ quay lại hỏi: - Thí chủ còn việc gì nữa? Bạch y lão nhân trầm giọng hỏi: - Thế nào ? Một nửa ngươi cũng không cần hay sao? - Bần tăng đã nói rõ … Bạch y lão nhân bỗng nghiến răng nói: - Thật là đồ lừa trọc vô lương tâm, lòng dạ hiểm độc hơn rắn rết ! Ta hận không thể bóp nát thân ngươi ! Ngươi đã quá rõ ta ưu ái vật trong tay cố nhân của ngươi, không muốn để nó cuốn vào đường ma đạo nhiễm phải tà khí mới cần chia với ngươi một nửa, mong nhờ vào chính khí Phật gia mà tẩy đi sự Ô uế, lớn lên thân sẽ kiêm hai nhà … Trung niên Hòa thượng ngắt lời: - Thí chủ tính như thế ư? - Ngươi đã hiểu rõ còn giả bộ hồ đồ .. - Nói như thế thí chủ nhất định muốn phân đôi với bần tăng ? - Đúng thế - Nghĩa là thí chủ muốn nó ăn chay nằm đất, chịu mọi nỗi khổ ở Lôi Aâm Tự này chín năm … - Sao lai chín năm ? - Bần tăng nhận mười tám năm, nay chia một nửa chẳng phải là chín năm ư ? - Ngươi nói thế cũng đúng. Nhưng phần ta, chẳng lẽ cứ nhất thiết phải ở Đại Lôi Aâm Tự này? - Thí chủ định thế nào ? - Ta sẽ mang nó đi, chín năm sau sẽ mang nó trở lại đây là được chứ gì? - Không được ! - Vì sao? - Bần tăng không thể nói lý dọ Nhưng nhất định trong chín năm đó thí chủ phải ở lại đây. Có nguyện ý hay không là tùy thuộc ở thí chủ. Bạch y lão nhân nhíu mày nói: - Sao ngươi làm khó ta thế? - Thí chủ sai rồi ! Bần tăng hoàn toàn không phải làm khó …Thí chủ cũng biết đê?
  11. một người đạt đến võ học thành tựu tuyệt đỉnh thì phải chịu đựng gian khó và tận lực truyền thụ và bản thân khổ luyện đến thế nào. Càng chịu khổ mới càng mau đạt được thành tựu … Bạch y lão nhân nghĩ ngợi một lúc rồi gật đầu: - Thôi được, ta chấp nhận nhưng có một điều kiện … - Người đưa điều kiện phải là bần tăng chứ không phải thí chủ ! - Vì sao ? - Vì thí chủ yêu cầu bần tăng chia sẻ một nửa với thí chủ chứ không phải bần tăng yêu cầu. - Ngươi thử nói điều kiện của mình xem ! - Thứ nhất, thí chủ sẽ tiếp nhận chín năm đầu. - Vì lý do gì ? - Thí chủ muốn nhận chín năm sau cũng được. Nhưng sau chín năm đầu tiên tình hình thế nào bần tăng không dám đảm bảo. Bạch y lão nhân trừng mắt quát: - Hòa thượng ! Ngươi đúng là kẻ vô lại ! Trung niên Hòa thượng thản nhiên nói: - Thí chủ muốn nhục mạ thế nào cũng được. Nhưng thế sự không ai dám đoán trước sẽ thế nào nên cần phải xác định như vậy để tránh phiền phức sau này, đồng thời cũng khỏi làm ảnh hưởng đến mối giao tình giữa chúng ta ! - Hừ ! Chẳng trách gì ngươi buộc ta ở lại nơi quỷ quái này suốt chín năm. Hóa ra ngươi cũng sợ… Trung niên Hòa thượng khinh khỉnh nói: - Đối với người khác không thể không đề phòng ! - Hòa thượng ! Ngươi mới thật lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử ! Nói tiếp điều kiện thứ hai đi ! - Bần tăng tuân lệnh ! Bần tăng sẽ sắp xếp để thí chủ ở lại trong hậu viện. Trong chín năm, bần tăng sẽ không bén mảng tới hậu viện, và thí chủ cũng cùng vật trong vòng tay thí chủ cũng không được bước vào tiền viện một bước. - Có điều kiện nào khác không ? - Điều kiện thứ ba là trong mười tám năm, cả thí chủ lẫn bần tăng đều phải dốc tận lực, tuyệt đối không được giữ lại chút bản lĩnh nào. Bạch y lão nhân cười đáp: - Cái đó không thành vấn đề, cũng là điều kiện mà ta muốn đưa ra từ trước. - Thí chủ đó là tất cả điều kiện của bần tăng.
  12. - Được rồi ta chấp nhận ! Trung niên Hòa thượng không nói gì đưa hai tay phất một cái. Lập tức cái bọc mà hắc y nhân ôm trước ngực bay thẳng đến tay Hòa thượng Trung niên Hòa thượng thở dài nói: - Tay của bần tăng từ nay đã nhuốm máu tanh rồi ! Đúng thế ! Cái bọc mà hắc y nhân ôm trước ngực đẫm máu, làm sao hai tay vị Hòa thượng không bị dính máu được ? Bạch y lão nhân cười nhạt nói: - Không ai đến thì không cần phải tránh. Đã có người thượng môn thì muốn tránh cũng không được. Đại Lôi Aâm Tự của ngươi cách xa nhân thế. Cô ta tìm đến đây không thể không coi đó là thiên ý. Hòa thượng ! Ngươi hãy gắng sức vì kiếp nạn này ! Trung niên Hòa thượng lại thở dài lần nữa: - Ài ! …người chết xuống đất là xong ! Cứ để nữ thí chủ này an nghỉ ở đây. Tay bần tăng đang bận, xin phiền thí chủ một chút ! Bạch y lão nhân hỏi: - Chẳng lẽ ngươi không nói gì với vị cố nhân này? Trung niên Hòa thượng lưỡng lự một lát rồi cúi xuống thân thể bất động của hắc y nhân vẫn ở tư thế quỳ như trước đây mấy canh giờ, chép miệng nói: - Xin nữ thí chủ cứ yên tâm mà đi ! Vật mà thí chủ nâng niu cho đến chết sẽ được bần tăng và vị thí chủ này chiếu cố chăm sóc, mười tám năm sau sẽ xin đem nó đến trước mặt nữ thí chủ, xin hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Hắc y nhân vẫn bất động, quả nhiên người đó đã chết ! Bạch y lão nhân cười nhạt hỏi: - Sao ngươi không gọi một tiếng Ngọc nương? Trung niên Hòa thượng cau mày: - Thí chủ … - Ta chỉ nhắc vậy thôi. Gọi hay không là tùy ngươi ! Trung niên Hòa thượng mấp máy môi nhìn hắc y nhân một lúc rồi thở dài nói: - Thí chủ, bần tăng không nhận ra người này có gì quen, việc gì phải gọi như thế ? Xin thí chủ động thủ đi ! Bạch y lão nhân gật nhẹ đầu rồi cúi xuống xuất chỉ vạch mấy đường bên cạnh chân mình rồi dụng lực hút mạnh, chỉ một lúc đã kéo lên được một khối đá rất lớn tới gần trượng vuông Lão lại dùng chỉ lực tách đôi phiến đá thành hai phần đều nhau, sau đó dùng hai tay để
  13. khoét cả hai nửa thành một huyệt động. Thế là một chiếc quan tài bằng đá đã hoàn thành. Bạch y lão nhân bế hắc y nhân vẫn quỳ ở tư thế cũ đặt vào quan tài vừa làm xong rồi sửa cho thẳng người ra. Bấy giờ mới nhận rõ hình dáng và dung mạo của người đó. Ánh trăng chiếu lên khuôn mặt của một thiếu phụ còn rất trẻ, gầy đét giờ đây đã trắng như sáp, còn giữ lại nỗi đau thương có lẽ mang xuống tận tuyền đài vẫn còn chưa tan. Tuy thế, vẫn còn nhận ra những nét diễm lệ tuyệt trần trên bộ mặt trắng nhợt, gầy đét và đau khổ đó. Trung niên Hòa thượng bỗng run rẩy toàn thân, may mà bạch y lão nhân không nhận thấy. Ngực áo của thiếu phụ trễ ra như kiểu người ta cho con bú, nhưng ngay ở ngực trái bên dưới núm vú có một lỗ thủng nhỏ bằng ngón tay, máu từ lỗ thủng đó vẫn còn tiếp tục ứa ra. Lại nhìn kỹ, thấy cái bọc mà trung niên Hòa thượng đang ôm trên tay là một đứa bé bọc trong lớp vải đen đang ngủ say, miệng nhỏ xíu đầy máu. Chẳng lẽ vừa rồi thiếu phụ cho con bú bằng chính máu của mình cho đến chết ? Bạch y lão nhân lắc đầu thở dài cất giọng bi thương nói: - Trên thế gian trừ người mẹ, ai còn có thể lấy máu của mình … Aøi … cứ xem nó ngủ ngon như thế hẳn đã no … Nói chưa hết câu, lão cẩn thận sửa lại thi thể cho thiếu phụ rồi úp nửa kia phiến đá lại, dùng tay miết một lúc chiếc quan tài bằng đá dính liền lại với nhau. Sau đó lão nhân đặt tảng đá trở lại vị trí lúc đầu, khoảng sân liền lại như cũ, không ai biết rằng bên dưới lại vừa táng một người. Trung niên Hòa thượng thốt lên: - Xin thí chủ nhận lấy và đưa đến hậu viện ! Bạch y lão nhân cẩn thận nhận lấy bọc vải và quay người bỏ đi. Nhưng mới được hai bước lão quay lại hỏi: - Hòa thượng ! Ta quên hỏi ngươi, rốt cục là chuyện gì đã xảy ra vậy ? Trung niên Hòa thượng lắc đầu: - Bần tăng chỉ biết đó là ma, là nghiệt. Ngoài ra mọi việc khác cũng như thí chu? không biết gì thêm. - Hòa thượng, ta không tin. Nhất định cô ta đã nói với ngươi. - Không ! Từ khi nữ thí chủ đó đến cho tới bây giờ không nói câu nào cả.
  14. - Hòa thượng ! Nếu cô ta không nói gì, có nghĩa là ngươi đã biết rõ mọi chuyện nếu không chẳng có lý do gì mà cô ta chịu im lặng. Ngươi cần gì phải giấu ta chứ ? - Đúng thế ! Bần tăng không cần phải giấu giếm thí chủ làm gì, chẳng qua là không biết thật. Bạch y lão nhân nhìn sâu vào mắt đối phương một lúc nhưng không hỏi thêm gì nữa mà quay người bỏ đi. Trung niên Hòa thượng đứng trầm mạc hồi lâu rồi bỗng quay người đến trước khối đá mà bạch y lão nhân vừa táng thiếu phụ vào đó đăm đăm nhìn xuống đó, trên mặt hiện lên nét gì không sao tả được. Một lúc, chiếc quan tài bằng đá lại được đưa lên khỏi mặt sân ….. Hồi 2 Thiết Phiến xảo khách Đại Tướng Quốc Tự Ở Biện Lương vang danh không những vì quy mô đồ sộ của ngôi chùa mà còn do lịch sử hiển hách của nó. Ngôi chùa này vào thời Đường có tên là Tướng Quốc Tự, đến thời Tống được Tống Thái Tổ ban hiệu là Đại Tướng Quốc Tự. Tương truyền rằng mỗi lần sứ nước ngoài vào kinh đều có lệ, trước hết đến tham chầu Thiên Tử, sau vào tham bái Tướng Quốc Tự, vì thế qua các triều vẫn được coi là chốn rất tôn nghiêm. Trước chùa dựng hai tấm bia đề lớn phía đông đề bốn chữ Trung Bang Phú Địa, phía tây đề Lương Uyển Hương Lâm. Vào thời cực thịnh, chùa có tới hơi ba ngàn tăng nhân, đủ biết Đại Tướng Quốc Tự có quy mô to lớn biết dường nào. Đại Tướng Quốc Tự được sánh với Thiên Kiều ở Bắc Đình, Khai Nguyên Tự Ở Trường An và Phu Tử Miếu ở Kim Lăng về quy mô, danh tiếng và kiến trúc. Bởi thế nơi đây đêm ngày đều nườm nượp khách vãng lai, từ đó cũng tụ hội về đây đủ hạng người làm đủ các nghề sinh sống, từ người buôn bán đến khách điếm, tửu lâu, từ hành khất đến gái lầu xanh, từ ca kỹ đến người kể chuyện rong mà vào giao đoạn này rất thịnh hành được gọi là thuyết thoại nhân. Do đó mà quanh khu vực Đại Tướng Quốc Tự tiếng đàn ca xướng hát, tiếng ồn ào của thực khách vang lên thâu đêm suốt sáng. Đây cũng là nơi tụ tập của đủ mọi hạng người, và không ít nhân vật võ lâm. Bên tả Đại Tướng Quốc Tự có một dãy lều liên tiếp nhau. Nơi đây khách vãng lai có thể dừng chân nghỉ ngơi đôi chút, hoặc nhấp vài ngụm trà, hoặc nghe xướng ca, hoặc nhâm nhi ly rượu, hoặc nghe kể chuyện… Hầu như tất cả du khách
  15. đến Biện Lương đều chú ý đến ngôi lều đầu tiên trong dãy lều, bởi vì ở đó thường rất đông người tụ tập. Những người mới đến lần đầu thì không kể, còn dân bổn địa hoặc viễn khách từng qua Khai Phong Thành vài lần gần như đều biết đó là gian lều của một vị thoại thuyết nhân nổi tiếng người họ Trương được mệnh danh là Thiết Phiến Xảo Khách. Gọi là Thiết Phiến Xảo Khách vì tài hùng biện của vị thuyết thoại nhân họ Trương này. Lời ông ta thao thao bất tuyệt, cho dù có nói Lưu Bang tái thế, Gia Cát hiện hình người ta không thể không tin. Đương nhiên danh hiệu chỉ là nói đến chuyện nghề nghiệp làm ăn, khi kể chuyện cho thiên hạ nghe thì chuyện Tam Hoàng Ngũ Đế, Triệu Khuôn Dận, Trần Kiều binh biến đều thuộc vanh vách, dội vào tai thính giả như mây trôi nước chảy. Thế nhưng đến khi mất hứng hoặc sinh hoạt thường ngày thì lại khác hẳn có khi suốt ngày trầm mặc không nói nửa câu. Cho dù vậy những khách nhân đã tới đây có thể không ăn, không uống, không ngủ nhưng không thể không nghe Thiết Phiến Xảo Khách kể chuyện cho đến đầu đến cuối. Tuy nói rằng đây là thời gian thịnh hành của thuyết thoại nhân nhưng nếu không có bản lĩnh thực sự, không đủ học vấn, không đủ kinh nghiệm và kiến thức sinh hoạt thường ngày, nhất là thiếu tài hùng biện cũng khó mà kiếm sống vì khách nhân sẽ tìm đến nghe những người kể chuyện cuốn hút hơn. Bởi vậy thuyết thoại nhân tài ba phải biết đủ chuyện, trước Tam Hoàng sau Ngụ Đế, chuyện bí mật hoặc công khai, chuyện giang hồ võ lâm hoặc chuyện đời thường, kiến thức phải thật sự uyên bác. Thiết Phiến Xảo Khách xứng đáng là người thông kim bát cổ như thế, cho nên người ở Khai Phong Thành đều muốn đến gian lều chờ nghe kể chuyện. Tuy vậy ngoài tài ba của thuyết thoại nhân, còn một nguyên nhân khác khiến thính giả đông hơn đó là ngoài vị Trương tiên sinh, trong lều còn có một vị cô nương chuyên việc bưng trà rót nước kiêm luôn thu tiền thưởng của khách. Cô nương rất đẹp với đôi mắt đen láy, đôi má mịn màng và cặp môi đào hồng thắm với nụ cười vô cùng quyến rũ thường xuyên nở trên môi là một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm cho căn lều thêm đông khách. Bởi không ít khách nhân đến nhìn hơn là nghe. Hiển nhiên vị cô nương diễm lệ kia cũng biết vai trò của mình. Nhưng khách nhân những ai chỉ thích nhìn cũng không thể vượt khỏi giới hạn chiêm ngưỡng mà không dám có hành động nào thái quá. Trong gian lều của Thiết Phiến Xảo Khách bài trí rất đơn giản. Ngoài mấy dãy trường kỷ dành cho khách nhân, chủ nhân chỉ dành cho mình một chiếc bàn vuông nho nhỏ và một chiếc ghế, trên bàn còn có một bình trà cổ và một chén trà ngoài ra còn có thêm một miếng gỗ hình chữ nhật dài hai thước, rộng chừng ba bốn tấc đen nhánh và nhãn bóng, giống như vật mà người ta dùng để gõ xuống bàn lấy trật tự Ở chốn quan trường.
  16. Hôm ấy vào độ giờ thìn, ngồi sau bàn là một hán tử tuổi chừng trên dưới bốn mươi, trang phục theo kiểu người trong giang hồ, trường bào màu tím, ngực hơi phanh ra một chút, chân mang giày bố đế mỏng, trên ngón tay vô danh ở bàn tay trái có đeo một chiếc nhẫn màu đen bóng. Diện mạo hán tử khá tuấn mỹ, phương thái đàng hoàng tiêu bửu. Tuy đã gần năm mươi tuổi nhưng bộ mặt nhãn nhụi không có sợi râu nào, cũng không một nếp nhăn, đôi nhãn châu sáng quắc, xem ra giống một danh gia quý phái hơn là lãng khách giang hồ. Sau hán tử là một cô nương chừng mười tám mười chín tuổi, thần thái yểu điệu thanh thoát, tuy môi hé cười quyến rũ nhưng vẫn kín đáo đúng mực, chứng tỏ con nhà gia giáo.. Trên hàng ghế khán giả có gần trăm khách nhân đang ngồi im phắc chờ nghe chuyện. Hán tử tra mồi thuốc vào tẩu thuốc rít một hơi thuốc, sau đó nhấp một ngụm trà. Bấy giờ chính là lúc bận rộn nhất của vị cô nương. Cô ta bưng một ấm trà lớn xuyên qua các hàng khách nhân rót đầy vào chén, động tác rất khéo léo không đổ một giọt, các hàng ghế tuy chật nhưng không vướng phải y phục của người nào. bình trà, cô ta quay vào sau lán đổi bình khác. Gần trăm cặp mắt đổ dồn vào vị Thiết Phiến Xảo Khách. Tuy vậy một số đôi mắt lại không rời khỏi hình dáng yêu kiều diễm lệ của vị cô nương. Trong số khách nhân hôm ấy có hai cặp mắt có vẻ đặc biệt hơn nhưng qua hai ánh mắt đó cũng biết trong thâm tâm hai người đang có những tình cảm tương phản nhau. Cuối cùng cô nương rót trà xong quay vào sau lều. Hán tử rít một hơi thuốc nữa rồi hỏi: - Hài nhi, xong rồi chứ ? Thiếu nữ cười đáp: - Xong rồi. Cha bắt đầu đi ! Lời nói ngọt ngào thánh thót dễ nghe làm sao. Hán tử gõ chiếc tẩu vào đế giày rồi đặt lên bàn, sau đó từ từ đứng lên, hắng giọng nói: - Hôm nay phiền chư vị phải chờ lâu, xin được lượng thứ. May rằng toàn là người của bổn địa, cũng là khách thường xuyên của tôi. Nếu hôm nay chưa nghe hết thì xin mời quý khách ngày mai sẽ nghe tiếp. Có mấy người gật đầu nói: - Đúng thế ! Ngày nào cũng được nghe là tốt ! Người khác thêm:
  17. - Chứ sao nữa ! Ngày nào không được tới đây nghe chuyện là y như đêm đó ngủ không yên giấc. Nhưng có người phản đối: - Sao lại thế ? Người bổn địa dù muốn thế nhưng khách viễn xứ thì sao? Người vừa nói là một trung niên hán tử dáng cao gầy ngồi ở hàng ghế thứ hai. Y có một bộ mặt dài như ngựa, nước da trắng bạch, mày thô mắt bé, ở hàng mi bên trái có một vết sẹo do dao chém màu đỏ tím, dáng vẻ có nét gì đáng sợ. Thiết Phiến Xảo Khách hành khứ giang hồ không ít, chỉ nhìn qua dung mại và ánh mắt lạnh lẽo độc địa của người vừa nói biết đó là nhân vật không nên vào đây liền cười nói: - Vị quý khách này ! Không phải người bổn địa cũng chẳng sao. Nếu chưa nghe hết, chờ khi xong buổi xin hãy đến tệ cư tôi sẽ kể tiếp. Trà nước sẽ chiêu đãi không thu thêm một xu. Xử sự như thế tất sẽ làm mọi người mãn ý. Nào ngờ trung niên hán tử mặt sẹo trầm giọng nói: - Ngươi không nói suông chứ? Thiết Phiến Xảo Khách cố nén sự khó chịu gật đầu: - Không đâu lão ca, tuy bằng hữu ưu ái gọi tôi là Thiết Phiến Xảo Khách nhưng xưa nay Trương mỗ nói câu nào chắc câu đó. Hán tử cao gầy mặt sẹo nhếch môi cười, nụ cười không có vẻ gì là thân thiện rồi gật đầu nói: - Thôi được ! Hôm nay ta nghe hết hay không việc đó cũng không quan trọng lắm. Hãy làm việc của ngươi đi, đừng để mọi người vì ta mà sốt ruột. Hán tử nói thế quả không sai, vì lúc đó nhiều ánh mắt nhìn hắn đầy ác cảm. Thiết Phiến Xảo Khách gật gật đầu nói: - Xin tuân lệnh ! Rồi lướt mắt nhìn cử tọa một lượt hỏi: - Có vị nào còn nhớ hôm qua đã kể đến đâu không ? Trên hàng ghế trước, một hán tử mập ú nói to: - Tôi còn nhớ ! Hôm qua kể đến chỗ Địch Thanh vừa lên Vạn Hoa Lâu. Thiết Phiến Xảo Khách gật đầu: - Đúng thế ! Qúy khách nhớ tốt thật !
  18. Nói xong cầm thanh gỗ gõ mạnh xuống mặt bàn, chờ chốc lát cho tiếng ồn ào tắt hẳn mới kể tiếp câu chuyện. Trong gian lều im phăng phắc. Không biết qua bao lâu, nhưng người nghe cảm thấy như mới khoảnh khắc, giọng kể của Thiết Phiến Xảo Khách nhẹ dần rồi tắt hẳn như dư âm của tiếng đàn trong bão dông cảm xúc của câu chuyện vừa nghe. Mọi người vừa chợt nhận ra tai mình vừa hụt hẫng thì giọng nói của Thiết Phiến Xảo Khách đã vang lên nhưng với ngữ điệu cao hơn: - Hài nhi, tiếp trà cho chư vị ! Mọi người cùng thở hắt ra một tiếng đưa hồn trở về thực tại, nhấp một hớp trà rồi thò tay vào túi. Ai lại không biết quy cũ làm ăn. Tiếp trà nghĩa là lúc thính giả trả công cho vị thuyết thoại nhân. Chỉ thấy thiếu nữ bưng một cái khay trên đặt bình trà đến tiếp thêm cho khách nhân, những tiền lẻ bạc vụn thay nhau được đặt vào khay. Thiết Phiến Xảo Khách cười nói: - Chư vị thưởng bao nhiêu tùy lòng. Nếu nghe có hứng thú thì thưởng nhiều, cảm thấy câu chuyện không hấp dẫn thì thưởng ít. Nếu vị nào lỡ không mang theo tiền thì để lúc khác cũng được. Nghe thế, ai không muốn thưởng, ai không thưởng nhiều? Nhất là người thu tiền lại là vị cô nương mỹ lệ như thế, có ai chịu tỏ ra bủn xỉn? Thiếu nữ đi chưa hết hàng ghế đầu thì nghe xoảng một tiếng, trong khay chợt sáng ánh lên, đã thấy một chuỗi trân châu viên nào viên nấy sáng chói to bằng đầu ngón tay, thoáng nhìn đủ biết số tài sản đó có thể làm cho một gia đình đông người sống sung sướng nửa đời. Ai đã tỏ ra quá hào phóng đáng khâm phục như vậy? Thiếu nữ sau phút sửng sốt chợt ngẩng đầu lên, bắt gặp một đôi mắt tươi cười rất dễ mến … Khuôn mặt có nụ cười ấy rất tuấn mỹ. Mắt sáng, mày kiếm, mũi thẳng miệng vuông, da trắng, không kém gì một trang giai nhân tuyệt sắc. Người này lại bận một bộ thanh bào, dáng phong độ, thanh thoát tiêu bửu, lại cầm trên tay một cây thiếc phiến đúng là một trang phong lưu công tử. Trang công tử này chỉ mới mười tám mười chín tuổi. Một người trẻ tuổi phong lưu, tuấn mỹ như vậy xuất hiện giữa đám nhân quần chẳng khác gì chim phượng giữa đàn gà. Thiếu nữ sửng sốt nghĩ thầm:
  19. - Quái thật ! Tại sao từ đầu buổi đến giờ mình không nhận ra chàng chớ? Cũng vừa lúc vang vào tai thiếu nữ giọng nói dịu dàng: - Xin đừng câu nệ, cô nương ! Tôi không mang theo tiền lẻ trong người, xin đừng coi đó là sự dung tục ! Thiếu nữ như không nghe câu nói, quay lại gọi: - Cha ! Bấy giờ Thiết Phiến Xảo Khách mới nhận thấy, nghiêm mặt nói: - Đại nữu nhi ! Món thưởng quá hậu, không được nhận ! Hãy trả lại cho vị công tử đó ! Thiếu nữ vừa quay lại thì bắt gặp lúc thiếu niên tuấn mỹ đứng phắt lên suýt nữa va vào người khiến cô ta vội lùi lại nửa bước. Thiếu niên tuấn mỹ cười ngượng ngùng nói: - Xin lỗi cô nương, tại hạ thật khiếm nhã … Rồi nhìn sang Thiết Phiến Xảo Khách nói: - Trương lão chủ ! Tại hạ không mang theo người … Thiết Phiến Xảo Khách ngắt lời: - Tướng công ! Tôi đã nghe rõ. Xin tâm lĩnh thịnh tình, nhưng tướng công hãy giữ lại để lần khác… Thiếu niên tuấn mỹ đáp: - Tại hạ từ xa tới, biết lần sau có gặp lại hay không ? Thiết Phiến Xảo Khách xua tay: - Không sao ! Không sao ! Gặp lại hay không gặp lại thì cũng chẳng quan trọng. Dù thế nào tướng công cũng nên thu lại vật đó. - Trương lão chủ ! Vật đó tôi đã lấy ra lẽ nào thu lại ? Hơn nữa tôi đã nghe rõ lão chủ kể suốt buổi nên phải có chút gì biểu thị lòng ngưỡng mộ, không thể nghe không. - Thế này vậy. Nếu tướng công không chê, chúng ta kết giao bằng hữu, như vậy so với tiền tài còn quý trọng hơn … Thiếu niên tuấn mỹ còn do dự chưa nói gì thì từ hàng ghế sau hán tử cao gầy mặt sẹo đứng lên nhìn Thiết Phiến Xảo Khách cười nhạt hỏi: - Trương lão phản ! Tôi có thể góp một câu không ? Thiết Phiến Xảo Khách vội trả lời: - Xin quý khách cứ nói, tôi xin rửa tay nghe ! - Câu đó thì tôi không dám đương ! Thế nhưng … Khách nhân đã có hảo tâm thế, có lẽ ngươi không nên … Thiết Phiến Xảo Khách ngắt lời: - Tôi hiểu, và xin tâm lĩnh … - Cho dù tâm lĩnh hay không nhưng lão phản không thể để
  20. khách nhân mang nổi áy náy trong lòng. - Chỉ là chuyện nhỏ, có gì mà phải áy náy … Hán tử mặt sẹo nóng nảy xua tay: - Nói gì thì nói, ngươi cũng nên nhận ! Đây là việc làm ăn cũng như mua bán. Người bán cần tiền, người mua cho tiền, đó là quy cũ xưa nay. Như vậy đã không nợ tiền, cũng không nợ tình, ngươi sợ gì chứ? - Hảo ý của quý khách tôi rất cảm kích. Nhưng dù thế nào thì tặng một vật quý giá như thế tôi không dám nhận ! Hán tử mặt sẹo cười to nói: - Trương lão phản, ngươi thật là một kỳ nhân ! Trên đời này có ai đi làm ăn lại không muốn lợi? Thế mà nay gặp mối lợi lớn lại thoái thác, việc đó khiến người ta … Thiết Phiến Xảo Khách nghiêm mặt nói: - Qúy khách nên biết rằng lại họ Trương này tuy dong ruổi trên giang hồ để kiếm miếng ăn, quanh năm bữa đói bữa no nhưng không tham mối lợi của người khác mà chỉ nhận những gì đủ với lao động của mình. Nếu hám lợi, nhắm mắt muốn vơ cho nhiều vào thì mấy chục năm nay tôi đã phát tài từ lâu chứ đâu đến nỗi mãi tới bây giờ còn lang thang khắp nơi kiếm miếng cơm manh áo ? Hán tử mặt sẹo nhếch môi cười đáp: - Nếu vậy thì cho là tôi sai. Không ngờ Trương lão phản là người hào hiệp như vậy. Ngưỡng phục, ngưỡng phục ! Rồi quay sang nhìn thiếu niên tuấn mỹ nói: - Các hạ ! Ta hơi quá phận liên quan đến việc này, xem ra ngươi hãy tự giải quyết lấy ! Nói xong ngồi xuống. Nhưng thiếu niên tuấn mỹ lại không để ý đến hán tử, chỉ nhìn Thiết Phiến Xảo Khách nói: - Trương lão phản … Thiết Phiến Xảo Khách liền cướp lời: - Tôi rất cảm kích hảo ý của tướng công và cũng có thể nhận vật đó, nhưng từ nay sẽ không hành nghề nữa ! Đại nữu nhi …. Thiếu nữ bưng khay đến trước mặt thiếu niên tuấn mỹ. Thiết Phiến Xảo Khách nói tiếp: - Không phải tôi kênh kiệu hoặc không biết xấu tốt. Chỉ là tướng công ban tặng quá hậu hĩnh nên không dám nhận mà thôi. Xin hãy rộng lòng dung thứ… Thấy mọi cặp mắt đều đổ dồn vào phía mình, thiếu niên nhíu mày rồi bỗng gật đầu nói: - Thôi được ! Rồi nhón lấy chuỗi trân châu đứng dậy bỏ ra khỏi lều.
nguon tai.lieu . vn