Xem mẫu

  1. Thách thức cha mẹ ở bé 2 tuổi Điều nên làm khi bé ‘thách thức' cha mẹ Hiểu biết về con: Bé la hét và giãy lên khi bị yêu cầu rời khỏi sân chơi, bạn nên tặng bé một cái ôm và nói với bé rằng mẹ biết con không vui khi rời khỏi sân chơi nhưng đã đến giờ về rồi. Nên để cho bé thấy mẹ rất thấu hiểu tâm trạng của bé. Đừng quát tháo con (ngay cả khi bạn đang xấu hổ với những người mẹ bên cạnh). Nên nhẹ nhàng nhưng cần cương quyết, khẳng định là: "Nếu con không về thì mẹ sẽ về một mình trước". Thiết lập giới hạn: Ngay cả khi còn nhỏ, bé cũng phải làm quen với những giới hạn. Hãy giải thích cho bé 2 tuổi của bạn biết những gì bé được mẹ cho phép và không được phép. Nói với bé: "Con không được đánh Bin. Nếu con muốn lấy lại đồ chơi thì phải bảo Bin trả đồ chơi cho tớ nhé"... Nếu bé nhà bạn phá vỡ quy tắc, bạn nên tìm một giải pháp hợp lý. Chẳng hạn, nếu bé đánh em trai của bé chỉ vì ghen với em được mẹ bế nhiều hơn thì hãy để bé cùng mẹ được cho em ăn, tắm táp cho em. Đó cũng là cách để bé cảm thấy gắn bó với mẹ và em. Nếu bé gào khóc đòi ra khỏi giường vì sợ bóng tối, bạn nên bật đèn ngủ trong phòng để giữ bé ở trên giường. Củng cố hành vi tốt: Thay vì chỉ chú ý tới bé mỗi khi bé mắc lỗi, bạn nên cố gắng khen ngợi mỗi khi con làm điều gì đó tốt đẹp: "Cảm ơn con đã bê nước cho mẹ"... Và mặc dù bạn rất khó kiềm chế mỗi khi con gây ra lỗi nhưng bạn cũng nên học cách giữ bình tĩnh. Trong thực tế, la hét chỉ tạo ra những hành vi tiêu cực hơn ở bé. Hãy nhớ rằng, kỷ luật hà khắc với
  2. con quá mức không dạy bé ngoan hơn. Điều quan trọng của kỷ luật là dạy bé cách kiểm soát bản thân cho đúng. Hình phạt có thể làm bé ngoan hơn nhưng là do bé quá sợ. ‘Trao quyền' cho bé 2 tuổi: Cho bé nhiều cơ hội để bé được chọn lựa, giúp bé phát huy tính độc lập và biết chọn những điều gì đúng đắn. Thay vì yêu cầu bé mặc quần jeans mà mẹ đã chọn, nên để bé được chọn chiếc quần bé mặc trong 2 chiếc mà mẹ đưa ra. Hỏi xem bé thích ăn sữa chua hay bánh gạo trong bữa phụ. Hỏi xem câu chuyện bé mong được mẹ đọc trước giờ đi ngủ là gì... Một cách khác mà bạn có thể trao quyền cho con là nói với bé những việc bé được làm thay vì những gì không được phép. Thay vì nói: "Đừng đi xe lắc trong nhà bếp", nên nói: "Con ra ngoài đi xe lắc nhé". Nếu bé nằng nặc đòi ăn kem khi trời lạnh, nói với bé bé có thể chọn giữ một miếng phomai và một quả chuối. Đơn giản hóa: Nếu bé thích mặc áo đỏ chấm bi với quần màu hồng thì cũng chẳng phải chuyện gì to tát. Nếu bé thích ăn bánh mỳ nướng với mứt ngọt vào bữa sáng thì cũng có làm sao. Đôi khi, cha mẹ sẽ dễ thở hơn nếu nhìn bé theo một cách đơn giản hóa: ví dụ, bé thích đặt con rối của bé dưới gầm giường thay vì bỏ vào giỏ đồ chơi... Tình yêu thương với con cái có nghĩa là tạo cho con một mái ấm, sự quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng con lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn. Yêu thương con nghĩa là bạn phải biết tạo ra điểm dừng cho con, phải biết cương quyết khi cần trước những đòi hỏi của con. Cho con một tình yêu đủ lớn để con sẵn sàng đương đầu trước những khó khăn của cuộc đời chứ đừng cho con những thứ vật chất xa hoa, phù phiếm không hợp với chúng. Làm cha mẹ và yêu thương con cái là cả một nghệ thuật cần trau dồi mỗi ngày.
nguon tai.lieu . vn