Xem mẫu

  1. Suy nghĩ "hủy hoại" sự nghiệp của bạn Làm được nhân viên tốt thì sẽ làm được người quản lý tốt Thực tế đã chứng minh, không phải vận động viên thể thao ưu tú nào khi chuyển sang làm huấn luận viên cũng đều ưu tú. Do đó, không phải bạn đã là một kiến trúc sư giỏi, một kỹ sư xuất sắc hay bất kỳ một công việc nào khác thì khi chuyển sang làm người quản lý cũng đều xuất sắc như vậy. Những người quản lý hay giám đốc ngoài năng lực vốn có ra, còn phải có những yếu tố khác như: Năng lực quản lý, khả năng chỉ đạo và thuyết phục… Do vậy, khi làm bất kỳ một công việc gì cũng nên dành thời gian để học hỏi kinh nghiệm. Mục tiêu công việc phải hoàn hảo Do sự hoàn hảo là điều không thể đạt được nên người tìm kiếm nó rốt cuộc chỉ khiến bản thân thất vọng. Người hoàn hảo đổ lỗi cho thế giới khi kết quả không hoàn hảo như kỳ vọng thay vì vươn tới một đích đến khả thi hơn. Cũng chính vì vậy mà người theo xu hướng hoàn hảo khó đạt tới những thành công vượt trội. Phải được lòng hết tất cả mọi đồng nghiệp thì mới có hiệu quả công việc cao Bất kỳ ai cũng luôn muốn được tất cả mọi người yêu quý nhưng điều này không phải lúc nào cũng đạt được. Lý do là bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người mọi lúc mọi nơi. Thay vì hảo tổn tâm sức làm hài lòng tất cả
  2. mọi người, hãy cư xử một cách hợp lý và công bằng, và không ngần ngại nói “không”. Thành công phụ vào may mắn thuộc Rất nhiều người tin rằng có được thành công hay không hoàn toàn nhờ vào vận may. Do đó, họ thường tin vào sự sắp đặt của số phận mà không chủ động đi tìm những kế hoạch để tạo ra thành công cho mình. Những người này luôn ”ôm cây đợi thỏ”, trông chờ vào những thứ có thể không bao giờ xảy ra. Lãnh vào hiệu đạo quyết định quả công việc Rất nhiều người nghĩ rằng việc thăng chức của mình hoàn toàn dựa vào quyết định của ông chủ hoặc người lãnh đạo. Nếu như bạn thành công và được thăng chức thì bạn coi việc đó là hiển nhiên. Nhưng khi gặp thất bại, công việc bấp bênh, việc thăng chức coi như con số 0 thì bạn lại quay sang trách móc lãnh đạo, mà không hề nhìn nhận khuyết điểm hoặc nguyên nhân thất bại từ bản thân. Chính nhận thức sai lầm này sẽ khiến bạn luôn trách móc mọi người mà không học hỏi được bài học hay kinh nghiệm nào có ích cho mình. Cần làm mọi thì sẽ mẫn việc được đánh giá cao Trong cuộc sống, có rất nhiều người luôn nói: “Tôi rất bận, làm không hết việc”. Từ việc nhỏ nhất cho tới việc lớn họ đều làm một cách chăm chỉ, cần mẫn mà không có một kế hoạch làm việc cụ thể. Bề ngoài, nhìn họ có vẻ
  3. chăm chỉ làm việc nhưng thực chất họ đã lãng phí thời gian của mình mà hiệu quả công việc lại không khả quan. Chính vì vậy, khi làm bất kỳ một công việc nào bạn cũng nên lập một kế hoạch cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất.
nguon tai.lieu . vn