Xem mẫu

Hoàng đế La Mã vĩ đại Caesar một lần đã được một vị trưởng lão ra câu đố hóc búa: Tháo gỡ một nút thắt cực chắc. Đám hầu cận vò đầu bứt tai hồi lâu mà cái nút vải vẫn không suy suyển. Caesar liền rút dao ra, chém phập làm cái nút đứt đôi. Câu đố được giải. 3 nguyên nhân cản bạn sáng tạo như Caesar: “Tư duy sáng tạo. Nhìn nhận sáng tạo. Hành động sáng tạo” – Bạn đã đọc đầy mắt “khẩu hiệu” này trong các sách báo hướng dẫn vươn đến thành công, làm việc hiệu quả. Nhưng việc áp dụng sáng tạo mọi nơi mọi lúc, cho mọi vấn đề thì vẫn … vô vọng. 9/10 người chúng ta khi đối mặt với khó khăn, đầu thì lẩm nhẩm “nghĩ sáng tạo nào”, nhưng cuối cùng vẫn cứ theo lối mòn mà thực hiện. Vì: 1. Lối cũ là con đường thân quen nhất. Nếu được đưa cho một cái nút thắt, bao nhiêu người sẽ không hành xử như những hầu cận của Caesar, là mày mò gỡ một cách thủ công? Cực ít. Chúng ta đã quá quen với phương án “thắt – gỡ” hơn là “thắt – chặt đứt”, nên chiều suy nghĩ “phải gỡ cái nút” sẽ xúi bẩy chúng ta hành động, trước khi kịp nghĩ ra một lời giải khác. Theo một thống kê gần đây, chỉ số sáng tạo của một cá nhân thông thường tỉ lệ nghịch với tuổi của người ấy. Càng có kinh nghiệm trong cuộc sống thì lối mòn trong tư duy càng vun đầy. Bộ nhớ của bạn lúc ấy như một nhà kho lưu trữ những lời giải sẵn, khi cần chỉ việc lấy ra áp dụng. 2. Lối cũ là con đường an toàn nhất. Áp lực đạt điểm cao. Áp lực hoàn thành công việc đúng hạn và xuất sắc. Áp lực làm một người con, người bạn, người yêu trách nhiệm và tận tâm. Áp lực … Trăm ngàn thứ áp lực nén bạn xuống mà thời gian thì hạn hẹp. Cộng thêm hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu – Đến đích là quan trọng, còn đến đích bằng chạy bộ, ô tô hay máy bay thì không quan tâm, khiến bạn gạt sáng tạo sang một bên. Bạn chẳng có thời gian mà động não. Bạn cần phải giải quyết xong mớ công việc và trách nhiệm trước khi bị stress thiêu cháy. 3. Lối cũ là con đường chắc ăn nhất. Sáng tạo có thể làm tăng nhanh hiệu quả công việc. Nhưng sáng tạo là một thử nghiệm. Và thử nghiệm thì 5 ăn 5 thua. Nếu lỡ bạn không may rơi vào trường hợp “5 thua” thì sao? Nếu lỡ sáng tạo = phá hoại thì sao? Vì hoảng sợ trước quá nhiều giả định “Nếu lỡ …”, bạn rụt rè áp dụng suy nghĩ sáng tạo của mình. Con nít thường sáng tạo hơn người lớn. 7 cách để giết một ý tưởng tốt: Một cách vô thức, chúng ta đang tự làm thui chột óc sáng tạo của mình và biến môi trường sống thành một “không gian thứ tự” – cái gì cũng có câu trả lời sẵn. Bận ngập đầu: Quá bận rộn, bạn chẳng có thời gian để suy nghĩ. Mọi hành động như một cái máy, tuy chán nản nhưng chẳng thể dừng. Stress thì gõ đầu ầm ầm khiến bạn mệt mỏi với việc tìm tòi và thử nghiệm. Lấy trộm ý tưởng của người khác: Quan sát những người thành công và theo bước họ sẽ giảm rủi ro cho bạn. Cái giá bạn đổi là một bộ não mơ ngủ với những giải pháp rập khuôn. Kêu ca “Tôi chẳng nghĩ được gì cả”: Không tin vào chính mình, nên dù sáng tạo có vô tình ghé đến trong dòng suy nghĩ của bạn, bạn cũng không nhận ra nó. Ở lỳ một nơi: Nếu hành trình cuộc sống đơn điệu kiểu “Nhà – trường – nhà” thì thúc ép bao nhiêu, não bạn chẳng vắt ra một tí ti sáng tạo nào. Nhận thức hẹp, kĩ năng sống yếu ớt thì mầm ý tưởng thiếu đất để nảy sinh. Hoặc do thiếu kinh nghiệm, bạn hoàn toàn phớt lờ ý tưởng tốt của mình, đánh giá thấp khả năng thành công của nó. Bám lấy ý tưởng cũ cũ: Bạn từng sáng tạo và thành công. Vậy là bạn bám chặt lấy nó vì kết quả đã được kiểm định và chứng nhận. Nhưng, cuộc sống thay đổi, một cái đồng hồ chạy tốt hôm qua thì chưa chắc hôm nay còn tích tắc được. Cười cợt người khác: “Tớ sẽ thiết kế một ngôi nhà biết bay”. Bạn có cười ha hả khi nghe ai đó nói câu này không? Nếu có thì bạn đang đóng vai “kẻ ác”, khiến người khác trở nên nhút nhát khi có những ý nghĩ táo bạo. Sự sáng tạo cần ủng hộ và cổ vũ. Quá nôn nóng: Bạn thuộc lòng thần chú “Phải mới. Phải khác” và quá nôn nóng áp dụng nó vào thực tế. Cần điềm tĩnh để nhìn ra mọi mặt của vấn đề mà sáng tạo trọn vẹn. Nôn nóng dễ dẫn đến bộp chộp và nản lòng khi thử nghiệm bước đầu không trôi chảy. Luôn tìm hướng giải quyết mới cho một tình huống cũ. Mặt trái của vấn đề: Sáng Tạo 24/7 chưa hẳn là khôn ngoan. Cuộc sống của bạn chắc chắn trơn tru hơn nếu bạn biết tư duy, nhìn nhận và hành động sáng tạo cho những trường hợp nhất định. Nhưng có những lĩnh vực mà sáng tạo cực điểm lại cho tác dụng ngược. Lấy ví dụ của một công ty với những mẫu quảng cáo rất khác lạ, rất thu hút chú ý. Ai cũng xem quảng cáo. Ai cũng trầm trồ trước sự mới lạ của mẫu quảng cáo. Rất nhiều người nhớ hình ảnh vui nhộn, giai điệu của quảng cáo. Nhưng chỉ một số rất ít nhớ tên của sản phẩm và càng ít hơn chịu bỏ tiền mua. Vậy sự sáng tạo (trong các mẫu quảng cáo) ở đây là không có giá trị. Một ví dụ khác từ ngành thời trang. Một số nhà thiết kế có xu hướng quá tay hay gượng ép sự sáng tạo của mình; biến “phá cách”, “ấn tượng” thành “quái dị”, “lố bịch”. Không chỉ số đông khán giả không cảm nổi, mà người trong ngành cũng chau mày ngao ngán. Thời trang biểu diễn khác với thời trang ứng dụng, nó có thể không tưởng, có thể khác biệt 100%. Nhưng thời trang là cái đẹp, mà cái đẹp có bao giờ gắn với “chướng mắt” hay “dị hợm”? Sáng tạo là nổi bật, là độc đáo, là chưa­ai­nghĩ­đến. Nếu bạn sáng tạo để tự chiêm ngưỡng, thì hiệu quả có thể không quan trọng. Nếu bạn sáng tạo dành cho số đông, để được chứng nhận thì “hiệu quả cao” phải là trạm cuối của quá trình động não và thực hiện ý tưởng. Khi này, chấp nhận hành xử sáng tạo là bạn chấp nhận dấn thân vào một cuộc cá cược vô hình 50­50. Sáng tạo là ngốc nghếch khi nó bị tẩy chay bởi những người xung quanh. Bạn có thể thỏa mãn với tư duy độc đáo của mình, nhưng bạn đâu thể tách bản thân ra khỏi cộng đồng. Sáng tạo không được công nhận thì nó là con số 0 tròn trĩnh. Hãy để ý tưởng của mình được test bởi những người mà bạn tin tưởng là đủ năng lực. Và mạnh dạn gạt bỏ những ý tưởng không khả thi. Đấy là sáng tạo khôn ngoan. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn