Xem mẫu

  1. 2.3 sự khác biệt về tư duy 2.3.1 Sự khác biệt về tư duy Cư dân Âu - Mỹ • Khi gặp gỡ, họ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội. Trong công việc, họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là do mỗi người tự đặt lấy. Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công. Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ. • Họ luôn có ý thức và coi trọng quyền công dân của mỗi người. Họ luôn tin vào qui định của luật pháp để thực hiện công lý trong xã hội và luôn coi trọng, bảo đảm cho quyền sở hữu cá nhân. Vì thế, những câu hỏi tỏ sự ân cần quá mức về cuộc sống riêng tư không được ưa chuộng như với người châu Á. Tính độc lập này còn thể hiện trong cả sinh hoạt gia đình (kể cả khi đi du lịch). Họ thường nuôi dạy con cái từ nhỏ theo tinh thần luôn có nguyện vọng, xu hướng và khả năng sống tự lập. Nói chung họ thích có nơi ngủ riêng biệt để được hoàn toàn tự do. Họ ít coi trọng quan hệ láng giềng như người châu Á. Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với bạn bè hoặc trong câu lạc bộ chứ không nhất thiết thăm hỏi những người xung quanh. • Người Âu – Mỹ rất coi trọng tri thức khoa học và tư duy tuyến tính, nên muốn mọi việc phải được sắp xếp theo kế hoạch và vận động theo một hướng. Với quan niệm, cuộc sống chỉ diễn ra có một lần, nên họ rất quý và coi trọng thời gian. Họ thường sắp đặt công việc theo thời gian chính xác, hoạt động phải đúng giờ và thời gian phải được sử dụng một cách hợp lý, các công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Đối với họ, thời gian là tiền bạc và cái gì đã trôi qua là thuộc về quá khứ, ít lưu luyến. . Cư dân châu Á • Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Họ luôn luôn tôn kính người lớn tuổi hoặng những người có địa vị xã hội cao hơn. Thái độ biểu cảm và cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp của họ cũng cụ thể. • Trong công việc, người châu Á thường bày tỏ lòng biết ơn, sự khiêm và trung thành với cấp trên, sẵn sàng thích ứng với công việc do yêu cầu của cấp trên hay người chủ đề ra. Họ coi trọng truyền thống gia đình, địa vị xã hội và học vấn. Phần lớn trong số họ thường tự bằng lòng với những gì sẵn được sắp đặt
  2. trong cuộc sống. Họ bằng lòng với số phận và thường có ý thức về việc thực hiện vai trò của mình trong cuộc sống một cách hài hòa với môi trường xã hội. • Người châu Á thường ít tin vào pháp luật, mà coi đó như sự áp đặt từ bên ngoài vào cuộc sống và lợi ích của họ. Vì vậy mức độ tôn trọng luật pháp của họ phụ thuộc vào địa vị xã hội, học vấn, truyền thống và danh dự của gia đình. Tuy nhiên, trong cộng đồng dân cư sống ở nông thôn châu Á, mức độ hiểu biết và tin tưởng luật pháp còn hạn chế và thường có xu hướng ứng xử theo tập quán truyền thống. Cũng vì vậy, trong quan hệ họ coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau. Gia đình rất được coi trọng và đôi khi có ba, bốn thế hệ chung sống trong một ngôi nhà. Người châu Á thường coi trọng việc đón tiếp khách và trân trọng tình thân hữu với láng giềng. Con cái của họ được giáo dục về tính cộng đồng từ sớm, để có thể thích hợp với các mối quan hệ ứng xử trong công việc, đời sống. • Mặc dù cũng coi trọng thời gian theo lịch trình, song người châu Á chịu ảnh hưởng tôn giáo khá đậm, họ quan niệm thời gian là vòng luân hồi và có sự gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai. Họ có thái độ ứng xử hài hòa với nhau và với giới tự nhiên. Cũng vì vậy, nhịp thời gian thường có sự co giãn theo thời vụ nông nghiệp và lễ hội. Trong việc sắp xếp thời gian, đôi khi có sự xen kẽ hay lẫn lộn giữa chơi và làm việc. Người châu Á nhiều khi sử dụng thời gian theo cảm hứng trong cả hoạt động khoa học, sản xuất và đi du lịch. Họ thích sự ngẫu hứng và tin vào sự may rủi, số phận và sự ngẫu nhiên.  Sự khác biệt trong tư duy chủ yếu ra con do phong tục, tập quán, lối sống. sự khác biệt về quan điểm ẩm thực trong khi người châu á sử dụng sự đa dạng của các loại gia vị tạo nên hương vị cho món ăn thì người châu âu lại sử dụng đặc điểm của nguyên liệu Nhiều thương hiệu gặp khó khăn khi truyền tải các thông điệp, quảng cáo…do không hiểu văn hóa, lối sống, Ví dụ Năm 2008 về Việt Nam có coi qua quảng cáo bánh Chocopie trên Ti vi, bối cảnh là 2 ông cháu đùa giỡn và cháu mang bánh cho ông ăn,(bánh mẹ em bé mua), cảnh sau là ảnh ông trên bàn thờ được cúng bằng bánh Chocopie, vấn đề ở chỗ đứa cháu vẫn y như thế chưa lớn thêm và ảnh ông trên bàn thờ cũng y như lúc trước, cái áo sơ mi ấy, nụ cười ấy, tầm tuổi ấy thậm chí bối cảnh sau lưng ấy! trước bàn thờ ông hai mẹ con cười vui sướng! Hai mẹ con cũng vẫn quần áo đấy! (Cả đầu và cuối em bé đều mặc váy xanh, chỉ váy hồng 1 chút lúc đi câu!) Điều này trái ngược với tư duy của người việt nam đã dẫn tới hiểu sai lệch về thông điệp, tạo ra ấn tượng không tốt trong lòng khách hàng. 2.3.2
  3. 2.3.3 Doanh nghiệp đã thay đổi như thế nào để thành công và thành công là gì Chiến lược phù hợp cho giai đoạn khó khăn khi tiếp cận thị trường Việt Nam, khi người tiêu dùng còn xa lạ với các thương hiệu quốc tế . Do đó có thể các thương hiệu quốc tế chịu lỗ trong những năm đầu.Doanh thu tăng trưởng rất chậm. Để vượt qua được những khó khăn ban đầu này, các thương hiệu quốc đã đưa ra những chiến lược quan trọng về sản phẩm, giá và hệ thống phân phối. Nhìn chung, thương hiệu quốc tế phải chọn cho mình một chiến lược phù hợp trong giai đoạn khó khăn, tiến từng bước thận trọng để gây dựng thương hiệu. Khi vào Việt Nam, hầu hết cấc thương hiệu thay đổi khẩu vị, kích th ước, m ẫu mã sản phẩm cho phù hợp với người Việt Nam. Điều quan trọng trong chi ến lược phát triển sản phẩm là tạo sự khác biệt hóa so với các sản phẩm khác, Ví dụ : KFC: 7 năm chịu lỗ và chiến lược thận trọng Bằng chiến lược thật sự hiệu quả, cùng với việc chấp nhận ch ịu l ỗ 7 năm li ền và hiện đang giữ thị phần cao nhất đã khẳng định vị trí thức ăn nhanh số 1 của KFC, tạo nên thương hiệu được nhiều người biết đến.
nguon tai.lieu . vn