Xem mẫu

  1. SAO CHỈ TRỊ CHỨNG KHÔNG TRỊ CĂN?(GIÁO DỤC) Tình trạng quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử tràn lan kéo dài của học sinh là biểu hiện của chất lượng giáo dục thấp về cả hai phương diện kiến thức và tính trung thực. Cội nguồn của kiến thức học sinh kém đến mức không làm được bài thi, kiểm tra dù chỉ với mức độ trung bình là chương trình và phương pháp truyền đạt kiến thức lỗi thời, nhưng cứ được duy trì trong thời đại thông tin và kỷ nguyên sáng tạo. Vì vậy chống và xử lý nghiêm hiện tượng không trung thực trong thi và kiểm tra về thực chất chỉ là trị chứng mà không trị căn của tệ nạn này. Cội nguồn của “bệnh thành tích” dẫn đến tỉ lệ tốt nghiệp PTTH trung bình cả nước gần 99% thì không xuất phát từ học sinh. “Bệnh” ấy sinh lợi cho ai đến mức họ tự nguyện mắc “bệnh” thì cũng quá rõ. Quyết định đột phá cho mang thiết bị ghi hình, ghi âm nhưng không phát tiếng, không có màn hình hiển thị vào phòng thi để chống tiêu cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây là một biện pháp khá quyết liệt, nhưng chủ yếu cũng chỉ nhằm “trị chứng” chứ chưa động đến “căn”. Vì vậy, việc hùng hỗ xử lý những học sinh vi phạm quy chế chẳng may bị phát hiện, hoàn toàn không có tác dụng gì trong việc ngăn chặn cái gốc của “bệnh thành tích”. Đó
  2. chẳng qua là cách xoa dịu hay đánh lạc hướng chú ý của xã hội mà thôi. Ai cũng biết sự thiếu trung thực trong giáo dục tác hại ghê gớm thế nào đến đạo đức xã hội, nhưng những người có trách nhiệm lại né tránh việc chỉ tên, vạch mặt và xử lý người mang “bệnh thành tích” ấy. “Bệnh” ngày càng nặng, nhưng nào có ai “được chữa trị bệnh” sau kỳ thi nói trên? Chính vì vậy, không ít người mang “bệnh thành tích” lại có thể đường hoàng xử lý các em học sinh chẳng may bị phát hiện thiếu trung thực. Đáng buồn là “căn bệnh thành tích” ấy không chỉ hoành hành trong ngành giáo dục, mà trong tất cả các lĩnh vực xã hội khác. Ngành giáo dục không thể tách rời khỏi thực tế xã hội, nó không thể lành mạnh trong khi xã hội mang trọng bệnh. Những báo cáo thiếu trung thực, thổi phòng thành tích, che giấu thiếu sót, dùng bằng cấp giả, biến lỗ thành lãi ... gây bao tác hại, đã được đăng tải nhiều trên các cơ quan truyền thông, nhưng mấy ai đã bị xử lý đúng mức. Mức độ thiếu trung thực cao hơn là tham nhũng, hối lộ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn như một quốc nạn, bất chấp những hô hào chống tham nhũng ngày càng có vẻ quyết liệt hơn. Việc xử lý nghiêm những người mang tội tham nhũng trong thời gian qua được xã hội rất đồng tình. Thế nhưng người ta vẫn cảm thấy có sự
  3. né tránh truy đến cùng đâu là cội nguồn sản sinh ra môi trường thuận lợi cho “căn bệnh” trên sinh sôi nảy nở và lan truyền thành dịch. Xử lý nghiêm và nghiêm hơn những kẻ tham nhũng là cần thiết, nhưng đó cũng là mới “trị chứng”.
nguon tai.lieu . vn