Xem mẫu

  1. Sai lầm của sinh viên và cái lắc đầu của nhà tuyển dụng Ám ảnh bằng cấp Với suy nghĩ rằng các công ty Việt Nam vốn chuộng hồ sơ đẹp, không ít sinh viên tranh thủ chạy đua với thời gian tậu thêm bằng này cấp nọ để trang điểm cho lý lịch của mình, nhưng “trớ trêu” thay, những cái chứng chỉ ấy lại chẳng ăn nhập hay bổ trợ gì cho tấm bằng đại học. Hằng vẫn chưa biết phải làm gì với chứng chỉ kế toán - khai báo thuế vốn chẳng gắn vào đâu được với bằng chuyên môn công nghệ vật liệu của mình: “Thôi kệ, kết quả học đại học của mình cũng ko tốt lắm. Có thêm cái nào hay cái nấy, biết đâu chừng…” Cái “biết đâu chừng” của Hằng là “chiêu chữa cháy” thường thấy của những sinh viên có kết quả học tập trung b ình. Họ cứ nghĩ cứ vô tư lự chọn lựa đại một khóa học ngắn hạn để hồ sơ của mình cũng có cái này cái kia so với người khác mà cũng chẳng cần bận tâm nó có phục vụ cho định hướng nghề nghiệp tương lai hay không. Hùng, khoa Đông Phương trường ĐH KHXH&NV, sau một thời gian mải mê săn đủ loại chứng chỉ từ nghiệp vụ xuất nhập khẩu, đến chuyên viên tài chính, môi giới bất động sản, đã trở nên “lạc lối” và không biết đâu mới là công việc mục tiêu của mình. “Một bước lên mây” Tự tin là yếu tố tích cực giúp sinh viên tiếp cận công việc. Thế nhưng, không ít sinh viên đã đẩy niềm kiêu hãnh lên quá cao so với năng lực của mình: mơ tưởng về một môi trường làm việc hoàn hảo tại các công ty lớn, vị trí quan trọng như trưởng nhóm, giám sát, và mức lương “ngất ngưỡng”. Chiêu “nâng giá” được các
  2. sinh viên kháo nhau như một chiêu để thể hiện tự tin trước nhà tuyển dụng bởi vì “năng lực của tôi phải tốt thì tôi mới yêu cầu mức lương như thế chứ”. Sau sáu tháng mòn mỏi “nâng giá”, cuối cùng Linh (ĐH Kinh tế) cũng đã được nhận vào vị trí Giám sát Bán hàng của một hãng mỹ phẩm. Thế nhưng, cô phải ngậm ngùi từ chức sau một tháng thử việc vì không thể cáng đáng, và bắt đầu lại từ đầu trong khi các bạn cùng khoá đã bước đầu khẳng định mình tại những vị trí khởi nghiệp thích hợp. Muốn ăn nhưng không lăn vào bếp Nhiều sinh viên lại quen (thậm chí là thích) được bày sẵn mọi thứ như lúc còn đi học. Thuý Vy, giảng viên tiếng Anh của một trung tâm ngoại ngữ cho biết, các “học trò cưng” thường hay nằng nặc hỏi xin mẫu CV hoặc đơn xin việc bằng tiếng Anh trong khi những lời khuyên hoặc hướng dẫn trên mạng về vấn đề này thì nhiều vô kể. Với Minh (ĐH Tự Nhiên), lý do hết sức là đơn giản “Các thầy cô có kinh nghiệm đầy mình, CV chắc chắn là “đỉnh” rồi. Cứ cố gắng tỏ ra ngoan ngoãn, quan hệ tốt với thầy cô thì mai mốt xin CV mẫu thế nào mà không được. Xin việc như thế hiệu quả hơn.” Đối với một số bạn khác thì từ khâu thực tập đến công việc chính thức đều trông chờ vào quan hệ và sự sắp đặt của người nhà. “Đừng nghĩ là vì kết quả học tập mình tệ nhé, loại khá hẳn hoi đó. Nhưng đã có chỗ quen biết, công việc bảo đảm ngon, lương thưởng chắc chắn hấp dẫn. Thế thì tại sao không tận dụng mà phải cực khổ đi xin việc làm chi”, đó là suy nghĩ của Hoa, “tiểu thư” thuộc dạng COCC thường thấy. Nhà tuyển dụng: Không muốn lắc cũng phải lắc Các doanh nghiệp hiện nay đã cởi mở hơn với sinh viên mới ra trường: chấp nhận
  3. khiếm khuyết về kinh nghiệm làm việc của họ và có kế hoạch đào tạo lại hoặc huấn luyện nâng cao kỹ năng. Do đó, yếu tố quan trọng đối với nh à tuyển dụng không phải nằm ở bằng cấp, danh hiệu mà nằm ở thái độ và sự nhiệt tình trong công việc, qua đó thấy được tiềm năng và thực lực của từng sinh viên. Theo các chuyên viên nhân sự, nếu sinh viên mải mê chạy theo bằng cấp mà không có định hướng phát triển nghề nghiệp cụ thế thì cuối cùng sẽ thấy mình thiếu đủ thứ - kỹ năng mềm, kiến thức chuyên sâu, quan hệ xã hội… Còn với những bạn chỉ chăm chăm đi nhanh về tắt ngay từ lúc khởi nghiệp thì không chóng thì chày sẽ trèo cao ngã đau. Với những trường hợp như thế, nhà tuyển dụng cho dù có lòng với sinh viên mới ra trường như thế nào đi nữa, cũng đành phải lắc đầu mà thô
nguon tai.lieu . vn