Xem mẫu

  1. Rối loạn tâm lý ở trẻ em Nếu không được điều trị, 50% số trẻ rối loạn tâm lý sẽ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần vận động, trầm cảm, thậm chí mắc những bệnh tâm thần nặng hơn. Việc điều trị rối loạn này thường lâu dài, cần có sự phối hợp giữa gia đình và chuyên gia tâm lý. Tại Bệnh viện Tâm thần TP HCM, mỗi tháng có gần 1.000 lượt bệnh nhi khám và điều trị rối loạn tâm lý (tăng 60% so với năm 2001). Tại 2 bệnh viện nhi đồng của thành phố, số ca cấp cứu do tự tử cũng tăng so với những năm trước. Hiện gần 20% học sinh
  2. trung học phổ thông trên địa bàn bị bệnh trầm cảm. Theo các chuyên gia, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây rối loạn tâm lý: 1. Các yếu tố thể chất Ngay khi vừa chào đời, trẻ đã có nhiều nguy cơ bị rối loạn tâm lý do đột biến gene, nhiễm virus trong thời kỳ bào thai, ảnh hưởng của thuốc, hóa chất, sang chấn trong sản khoa (tổn thương não, màng não). Bác sĩ Phan Thị Xuân Thảo, khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, sinh non cũng là yếu tố nguy cơ gây rối loạn tâm lý vì những trẻ này bị cách ly mẹ khi vừa chào đời, lại phải chịu đựng nhiều cơn đau khi tiêm thuốc mà không có mẹ bên cạnh để vỗ về. Nguy cơ càng cao đối với những trẻ sinh non mà người mẹ không biết cách chăm sóc. 2. Yếu tố tinh thần
  3. Theo bác sĩ Phạm Quỳnh Diệp, Trưởng khoa Khám trẻ em Bệnh viện Tâm thần TP HCM, sự quan tâm, nuông chiều thái quá hay thái độ hững hờ của cha mẹ đối đều không tốt đối với trẻ. Trong những bệnh nhi bị trầm cảm, tinh thần không ổn định đến khám tại khoa, phần lớn đều được cha mẹ quá “thương yêu”. Điều này khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt, bị áp đặt và mất tự do, những nhu cầu hay ước muốn riêng của mình không được quan tâm. Do đó, trẻ ngày càng trở nên lầm lì, ít nói. Việc bố mẹ quá bận rộn, hay cãi nhau hoặc ly hôn cũng tác động không tốt đến tâm lý của trẻ. Sự thay đổi chỗ ở thường xuyên cũng làm tinh thần trẻ bị xáo trộn. Ở mỗi lứa tuổi, chứng rối loạn tâm lý có những biểu hiện riêng. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, rối loạn ngôn ngữ là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con mình chỉ bị chậm nói và họ cứ chờ đợi đến lúc trẻ biết nói, khiến trẻ không được điều trị kịp thời.
  4. Các triệu chứng khác bao gồm tính hiếu động thái quá, quấy đêm, đái dầm, có biểu hiện động kinh, chán ăn hoặc không biết nhai, hay cắn móng tay hoặc tự nhổ tóc, sợ cả những vật bình thường... Chuyên gia tâm lý Nguyễn Xuân Điệp (Bệnh viện Nhi Đồng 2), cho biết, cha mẹ cũng cần nghĩ đến chứng rối loạn tâm lý nếu thấy trẻ quá ngoan, ít khóc, khi người lớn trò chuyện thì không nhìn vào mắt, không có phản ứng, gương mặt không biểu cảm, hoặc chỉ dùng tay khi giao tiếp (thường dùng ngón trỏ). Bác sĩ Lê Quốc Nam, Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết chứng rối loạn tâm lý có thể dẫn đến trầm cảm với biểu hiện điển hình là buồn bã một cách sâu sắc. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, mất niềm tin và hy vọng. Nếu được phát hiện sớm, hiệu quả điều trị là 80%. Rối loạn tâm lý cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ,
  5. biểu hiện đặc trưng là trẻ thu mình lại, không muốn tiếp xúc với bên ngoài. Ở mức nhẹ, bệnh nhân vẫn nói được nhưng tiếng nói đều đều, không có âm điệu; có thể làm toán, giao tiếp với người khác nhưng rất hạn chế. Trẻ chỉ thích chơi một mình và đặc biệt rất thích xem hình ảnh ở các tạp chí. Nếu bệnh nặng, trẻ hoàn toàn không có sự giao tiếp, không nhìn vào mắt người khác, không ngoảnh lại khi có tiếng gọi, suốt ngày ngồi một chỗ, không có ngôn ngữ, thường xuyên phát ra những âm thanh vô nghĩa. Trẻ hay cắn tay, đập đầu vào tường hay xuống sàn nhà. Để điều trị rối loạn tâm lý, cần kết hợp liệu pháp tâm lý với sự nâng đỡ tinh thần. Cha mẹ phải chuẩn bị để có sự thay đổi phù hợp với những chuyển biến của trẻ. Theo bác sĩ Xuân Thảo, cha mẹ cần thường xuyên tiếp xúc với con cái, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn ở trẻ, giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, phục hồi tâm lý bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng cần được các chuyên gia điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
nguon tai.lieu . vn