Xem mẫu

  1. Rối loạn đọc
  2. Những nguyên nhân tâm lý có thể là một số rối loạn cảm xúc và hành vi liên quan đến kết quả học tập và các mối quan hệ không thuận lợi ở trường học, lòng tự trọng và sự khuyến khích bị suy giảm, đối xử phân biệt của thầy cô giáo, ở lại lớp… Rối loạn đọc là một trong những rối loạn đặc hiệu về các kỹ năng học tập xuất hiện ngay từ giai đoạn phát triển đầu tiên về học đọc và là riêng của hoạt động học tập chứ không thuộc các loại rối loạn tâm thần. Đó cũng không phải là 1 bệnh, một chấn thương não hay thiếu cơ hội học tập. Trong rối loạn về đọc, có sự không tương đồng giữa khả năng đọc chính xác, tốc độ hoặc khả năng hiểu so với tuổi sinh học hoặc chỉ số trí tuệ được đo lường. Trẻ có rối loạn đọc thường có khó khăn rõ rệt về phát triển các kỹ năng đọc và đọc hiểu và nó gây trở ngại cho kết quả học tập hay các hoạt động đòi hỏi kỹ năng đọc.
  3. Rối loạn đọc thường kết hợp với khó viết chính tả và có thể có những rối loạn khác đi kèm như khó khăn trong ngôn ngữ nói, viết, hay làm toán. Một số trẻ có rối loạn đọc cũng phát hiện thấy chúng có ADHD. Những nghiên cứu về trẻ có rối loạn đọc cho thấy ở chúng một số kỹ năng xã hội bị suy kém xuất phát từ sự thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp. Trẻ có rối loạn đọc dễ phát triển các vấn đề như: tự đánh giá thấp, cách ly xã hội, lo âu và trầm cảm. Các vấn đề này có thể trực tiếp gây ra bởi sự ấm ức và kinh nghiệm thất bại ở trường học. Những trẻ có rối loạn đọc vẫn có trí tuệ bình thường. Những biểu hiện đặc trưng của rối loạn đọc là: - Không phân biệt được các chữ cái gần giống nhau như b và q, p và q, m và n… nên trẻ thường thay các chữ này trong cùng một từ, hoặc thay một từ khác có nghĩa gần giống từ đó như chó thành mèo, nĩa thành dao,… hay đảo lộn các chữ trong một âm tiết như ao – chao, â – đẫ… - Gặp khó khăn khi diễn tả các từ khó, nhất là các từ láy. - Khó ngắt câu và tạo ngữ điệu trong câu. - Trẻ 8-12 tuổi nhưng vẫn đọc chậm, đọc ngập ngừng, và khi đọc phải đánh vần
  4. nên nhịp âm điệu đôi khi không có, không định vị được không gian, không nhớ được mặt chữ. Theo ICD 10 thì rối loạn đọc có 7 biểu hiện đặc trưng là: (1) Bỏ sót, thay thế, lệch lạc hay thêm từ hoặc các phần tử của từ (2) Tốc độ đọc chậm (3) Bắt đầu sai, do sự sai hoặc mất mốc trong văn bản, đặt câu sai ngữ pháp (4) Đảo các từ trong câu hay các chữ trong từ (5) Mất khả năng nhớ lại các sự kiện đã đọc (6) Mất khả năng rút ra kết luận hoặc suy diễn từ văn bản đã đọc (7) Dùng các kiến thức chung làm thông tin nền hơn là dùng thông tin xuất phát từ một câu chuyện đặc biệt để trả lời những câu hỏi liên quan đến câu chuyện đã đọc. Nguyên nhân của rối loạn đọc có thể bao gồm cả nguyên nhân sinh học và nguyên nhân tâm lý. Các nguyên nhân sinh học có thể là di truyền, cấu tạo các trung khu thần kinh trên vỏ não, một số thiếu sót về thị giác hoặc thính giác … Những nguyên nhân tâm lý có thể là một số rối loạn cảm xúc và hành vi liên quan đến kết quả học tập và các mối quan hệ không thuận lợi ở trường học, lòng tự trọng và sự
  5. khuyến khích bị suy giảm, đối xử phân biệt của thầy cô giáo, ở lại lớp… Tùy thuộc việc xác định nguyên nhân của rối loạn đọc mà có những biện pháp điều trị thích hợp: giáo dục, luyện tập, chỉnh âm vị, liệu pháp tâm lý, tư vấn cho cha mẹ…
nguon tai.lieu . vn