Xem mẫu

  1. Phương pháp nuôi dạy con gái để con trở thành người phụ nữ khỏe mạnh, xinh đẹp, hạnh phúc
  2. Các bố/các mẹ thân mến, Mẹ cháu có 2 nhóc, một trai và 1 gái. Con trai lớn, con gái nhỏ. Các con cách nhau tương đối xa. Từ kinh nghiệm bản thân, gia đình, xã hội, mẹ cháu thấy việc nuôi dạy con trai và con gái tương đối khác nhau nếu với cùng chung mục tiêu để con trở thành một người khỏe mạnh, hạnh phúc, thành công. Theo như mẹ cháu đọc được “Người đàn ông thành đạt là người kiếm được nhiều tiền và được xã hội tôn trọng, người phụ nữ thành đạt là người lấy được người đàn ông thành đạt và cũng được xã hội tôn trọng”. Có thể nhiều người phụ nữ bản thân đã thành đạt nên không đồng quan điểm này với mẹ Cún. Tuy nhiên, theo mẹ cháu, bản thân đã là người phụ nữ đã thành đạt (như đàn ông) mà không lấy được người chồng thành đạt, thì người phụ nữ đó không thực sự thành đạt. Bởi vì cô ấy không hoàn toàn cảm thấy nể trọng người của chồng mình, cô ấy chưa thực sự viên mãn trong hạnh phúc. Bàn về thành đạt và viên mãn thì vô cùng lắm, ở đây chúng ta chỉ bàn về phương pháp nuôi dạy con gái để con trở thành người phụ nữ khỏe mạnh, xinh đẹp, hạnh phúc, thành đạt nhất TRONG KHẢ NĂNG CÓ THỂ CỦA CON VÀ GIA ĐÌNH THÔI.
  3. Sở dĩ hôm nay mẹ cháu lập topic này vì mấy ngày nay mẹ cháu bắt đầu quan tâm đến mục tiêu giúp con vào được TĐN cấp 2. Tuy nhiên, sau khi nhận được mail của chị (vothilehien) về việc cùng giúp bọn trẻ học tập, mẹ cháu nhận ra rằng: Mục tiêu nuôi dạy con gái của mẹ cháu khác mục tiêu nuôi dạy con trai nhiều. Mẹ cháu cho rằng học tập không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với học sinh tiểu học và nhất là con gái. Song, muốn vào chuyên thì phải đầu tư học tập từ sớm. Nhưng ưu tiên đầu tư thời gian cho học tập từ lớp mấy? Đầu tư thời gian cho học tập như thế nào là hợp lý cho mục tiêu nuôi dạy con gái như trên? Sau một thời gian suy nghĩ, mẹ cháu nhận thấy: TĐN là rất tốt, rất đáng để khát khao, nhưng vẫn nên phân bổ đều thời gian nuôi dạy con cho mục tiêu cả cuộc đời. Con vẫn học tập cho mục tiêu vào TĐN, nhưng vào được thì vào, không vào được thì thôi vì vào TĐN cũng chỉ để thuận lợi hơn cho mục tiêu chung, lớn nhất của cả cuộc đời thôi; TĐN không phải là con đường duy nhất. Nếu kiên trì, bền bỉ đi đúng con đường đã vạch ra, thì vẫn có thể thực hiện được mục tiêu "nuôi dạy con gái để con trở thành người phụ nữ khỏe mạnh, xinh đẹp, hạnh phúc, thành đạt". Đã đi qua nửa dốc của cuộc đời, sống tại VN, mẹ cháu thấy phương pháp nuôi dạy con gái của các cụ nhà ta theo thuyết Nho giáo là Tam tòng đã có vẻ lỗi thời, không còn phù hợp; nhưng theo TỨ ĐỨC (công, dung, ngôn, hạnh – tứ đức này
  4. được định nghĩa phù hợp thời đại ngày nay) thì vẫn rất đúng. Đây là định nghĩa Tứ đức từ Wiki: 1. Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa. 2. Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân 3. Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng 4. Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt[5]. Đây là định nghĩa gốc. Thế nào là kính? Thế nào là nhường? thế nào là chiều? Định nghĩa thời nay đã khác cái thời xuất hiện quy định này nhiều rồi nhưng để làm nên hạnh phúc thì con gái vẫn cần được nuôi dạy với đủ tứ đức nói chung. Chặng đường nuôi con của mẹ cháu còn dài lắm, nhưng với quãng thời gian đã qua, mẹ cháu thấy mình sai lầm nhiều. Nếu hiểu rõ được ngay từ đầu thì đã tránh được rất nhiều vấn đề phải xử lý sau này. Vì nhiều sai lầm trong thời gian mang thai, sinh con, nuôi con khi bé nên bây giờ mẹ cháu phải dành nhiều thời gian để sửa chữa: Khi có kế hoạch mang thai bé, vẫn vận động nhiều -> hư thai nhiều lần.
  5. Khi mang thai Cún, quá cẩn thận -> sinh mổ - > bé sinh 1 cách thụ động - > yếu phổi -> hay bệnh về hô hấp - > phải ưu tiên cho việc giữ gìn sức khỏe thay vì dành tg cho vui chơi và học tập. Bé mút tay, mẹ ko kiên quyết - > mút tay thời gian lâu - > lệch hàm -> nhỏ đã phải niềng chỉnh hàm. Sau này mẹ cháu đọc sách mới hiểu rằng nên sinh tự nhiên, để bé tự vận động, tự tìm cách ra đời -> bé sẽ khỏe hơn. Hoặc nếu sinh mổ, không nên chọn ngày, nên để đau đẻ hãy mổ. Ngay từ đầu nếu bé mút tay, phải cương quyết ngăn chặn dù bé có khóc hay ói … Bây giờ, thời gian mẹ cháu ưu tiên hàng đầu là luyện cho phổi của con hết xẹp-> con khỏe, hàm của con hết lệch-> con xinh đẹp đã. Trộm vía, cháu đã gần như hết nhược nhược điểm về phổi. Quay trở lại vấn đề của mẹ cháu và chị H, mẹ cháu trả lời mail cho chị như thế này: “Em đọc mail chị ngay từ khi chị gửi, nhưng em chưa reply ngay bởi vì em còn đang băn khoăn về kế hoạch cho con học quá nhiều trong thời gian tiểu học này. Theo em: - Quan trọng nhất với các con vẫn phải là sức khỏe. Các con cần nắm được kỹ năng sinh tồn, kỹ năng xử lý các tình huống nguy hiểm, bất trắc trong cuộc sống. - Cần khám phá, tìm kiếm, bồi dưỡng cho các con ít nhất 1 môn thể thao phù hợp. Môn thể thao này có thể giúp các con đam mê, gắn bó, rèn luyện lâu dài. Gắn bó
  6. không phải để thi đấu lấy thành tích mà mục đích giúp các con rèn luyện sức khòe, bổi dưỡng thể lực, làm đẹp vóc dáng. Ngoài ra quan trọng hơn, nó sẽ giúp các con rèn luyện các đức tính: kiên trì, bền bỉ, chịu áp lực, khả năng vượt qua áp lực, yêu cuộc sống, dễ dàng trong việc kết nối với bạn bè trong suốt cuộc sống sau này. - Bồi dưỡng tâm hồn con, giúp con tinh tế, biết cảm nhận và hưởng thụ cuộc sống, từ đó yêu bản thân, yêu cuộc sống hơn (yêu sách, yêu thơ hoặc gì đó...), cần cho con học các môn nghệ thuật... - Rèn luyện nhân cách để trở thành con người tốt, sống có đạo đức, biết tuân thủ pháp luật và biết nhận thức đúng sai về các nguyên tắc sống, có kỹ năng giao tiếp tốt. - Rồi mới đến học giỏi để thành công trong học tập.” Còn các bố/các mẹ thì sao? Các bố/các mẹ có mục tiêu và phương pháp nuôi dạy con gái như thế nào? Chúng ta cùng trao đổi tại đây nhé!
nguon tai.lieu . vn