Xem mẫu

  1. Phát huy khả năng sẵn có 8 loại hình thông minh Quan điểm này nhìn nhận những khía cạnh khác biệt và riêng lẻ về nhận thức, cho rằng người ta có những năng lực trí tuệ khác nhau và những cách thức hiểu biết khác nhau. Theo đó, năng lực trí tuệ con người gồm tám trí thông minh, đó là năng khiếu ngôn ngữ, tính toán, hình ảnh, thân thể, âm nhạc, ngoại giao, nội cảm, và thiên nhiên. Một người có thể tiềm tàng hay bộc lộ nhiều năng khiếu, cũng có thể bộc lộ năng khiếu này trội hơn năng khiếu khác, thí dụ năng khiếu hình ảnh lấn át năng khiếu lời nói sẽ tiếp thu, xử lý và diễn đạt tri thức bằng hình ảnh hơn là đọc hiểu và viết lách; hoặc người không giỏi văn chương, nghệ thuật nhưng lại có tài về kỹ thuật v.v… Vì thế, phát huy năng lực theo kiểu cách và nhận thức của mỗi cá nhân sẽ có được một loại nhân tài tương ứng. Nguyên tắc luôn lấy thực tế làm xuất phát điểm Nhiều người thời trẻ thường có ước mơ một ngày nào đó trở thành vĩ nhân được lưu danh trong lịch sử, đó cũng là một điều hay bởi cuộc đời cũng cần những phút giây lãng mạn. Nhưng tính thực tế vẫn nhiều khả năng mang lại lợi ích thật sự hơn. Vả lại, chọn một nghề nghiệp bắt đầu từ điều kiện thực tế của mình, lấy đó làm căn bản để sau này từng bước thực hiện ước mơ chính là phương cách thực tiễn nhất để đi tới thành công. Vì thế, để chọn nghề bạn hãy bắt đầu từ điều kiện thực tế của mình, thực hiện theo khả năng sở trường và đam mê giúp bạn tự tìm thấy nguồn vui và hạnh phúc, từ đó tạo ra hưng phấn để chủ động tìm đến những kiến thức mới mẻ và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, bạn nên:
  2. - Học thêm những chứng chỉ khác: Các lĩnh vực như kỹ thuật công nghệ, quản lý dự án, quản lý nhân sự luôn cần có những chứng chỉ để phát triển sự nghiệp. Nói chung, thời gian học để có được những chứng chỉ sẽ ngắn hơn, chi phí các khóa học ngắn hạn cũng ít hơn so với học một chương trình dài hạn để lấy văn bằng chính thức, miễn sao bạn học và tiếp thu được kiến thức để áp dụng vào thực tế. - Học thêm các kỹ năng làm việc cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh, ngoại ngữ, vi tính…; kỹ năng viết đơn xin việc, tham dự phỏng vấn; nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của người lao động… Vấn đề bằng cấp và thành công Dù có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng việc trúng tuyển vào các trường chỉ là bước khởi đầu sự nghiệp. Thật ra, tham dự kỳ tuyển sinh chỉ là một lần thử sức, đó không phải là lần thử thách duy nhất trong cuộc đời và cũng không phải là con đường duy nhất để thành công và thành đạt... Bởi người không có bằng cấp cũng có thể có thu nhập cao hơn người có bằng cấp, “tài năng” đó do được trui rèn qua quá trình tự học của riêng họ. Hay nói khác đi, thành công sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nếu “học” đúng lĩnh vực phù hợp sở trường, tính cách của mỗi người và nắm bắt được cơ hội chứ không phải do bằng cấp hay không bằng cấp dẫn đến thành công. Tóm lại, các bạn đừng vì áp lực, bằng mọi cách, với mọi giá để có mặt ở một trường đào tạo nào đó bất chấp nó có phù hợp với tính cách, sở trường hoặc cơ hội phát triển của mình hay không. Mà cũng đừng vì chưa đạt được điều gì đó mà quá thất vọng, bạn không thành công ở phương diện này thì vẫn còn khả năng khác cho bạn thi thố tài năng. Hãy bắt đầu từ chính thực lực và điều kiện của mình, không sợ thử thách, phát huy khả năng sẵn có theo đúng sở trường, bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội thành công.
nguon tai.lieu . vn