Xem mẫu

  1. Phải làm gì khi trẻ hay khóc? Thực ra, khi trẻ còn nhỏ, mỗi khi chúng khóc ta phải dỗ dành yêu thương và quan tâm lo lắng. Nhưng khi lớn lên, trẻ cũng không biết thay đổi tiếng khóc của mình bằng việc gọi giúp đỡ. Để khắc phục tình trạng này chúng ta nên: Đừng nói: "thôi nín đi con" vì bạn không bao giờ đạt được mục đích đó mà chỉ làm cho bạn thêm tức giận khi trẻ khóc mỗi lúc một to hơn. Thay vì như thế, hạy nói với con những gì bạn mong muốn: "Mẹ cần nghe ý kiến của con, con có chuyện gì nào?". Đôi lúc trẻ sẽ nói: "mẹ ơi con muốn...". Hãy chấp nhận lý do trẻ khóc là có chuyện gì đó. "Mẹ biết con muốn đi với bố". Thường tiếng khóc là thông điệp gửi đến người khác mong muốn được sẻ chia, thông cảm. Sự chấp nhận lý do đó có thể làm trẻ nín khóc và chuyển sang trạng thái buồn rầu hay giận dữ. Nếu trẻ khóc vì lý do không đáng, bạn hãy giả lơ và bỏ đi vào phòng. Xem thử việc trẻ khóc có phải vì thiếu ngủ hay đói bụng không. Nếu đúng như thế thì hãy cho trẻ ngủ sớm hơn hoặc dành thời gian để ngủ trưa và nghỉ ngơi. Kiểm tra thói quen ăn uống của trẻ, đảm bảo ăn đủ 3 bữa trong ngày công thêm một bữa ăn nhẹ hay cứ cách 3 tiếng lại cho trẻ ăn một lần. Tăng lượng thời gian gần gũi với con. Thỉnh thoảng việc khóc của con là muốn được người khác quan tâm đến mình hơn. Hãy nhớ rằng nên dành sự quan tâm đó trước khi trẻ bắt đầu khóc. Bạn phải hiểu rằng trẻ rất nhạy cảm, và đừng quá nghiêm khắc với con. Đối với những trẻ như thế này chỉ một tiếng nạt nộ của người
  2. lớn cũng làm trẻ khóc. Nên có trò tiêu khiển hoặc đùa giỡn là hề với con. Đừng hù dọa hay bắt nạt trẻ. Hãy dùng mười thẻ làm bằng giấy bìa cứng. Mặt trước của thẻ vẽ khuôn mặt cười vui vẻ đầy màu sắc, mặt sau vẽ nét buồn rầu bằng màu xanh khoét một cái lỗ nhỏ để luồn sợi dây vào. Treo mười tấm thẻ có mặt cười đó ra trước ở nơi nào dễ nhìn thấy nhất. Mỗi buổi sáng hãy chỉ cho con mấy cái thẻ này. Quy định rằng mỗi lần con khóc thì quay mặt vui ra sau biến thành mặt buồn. Nếu trong ngày có nhiều mặt vui hơn thì con được phép đọc thêm truyện hoặc ưu tiên chơi những trò chơi mà con thích. Mỗi tuần bạn hãy dành ra 20-30 phút liên tục bên con bạn. Chia thời gian cho vợ hoặc chồng mình để mỗi người đều có thể sẵn thời gian cho từng đứa mỗi tuần. Hãy tắt điện thoại để lắng nghe khi con bạn muốn nói điều gì đó, nhất là khi trẻ ngập ngừng nửa muốn tâm sự nửa không. Ban đầu có thể cảm giác không được thoải mái khi đối thoại trực tiếp với trẻ nhưng hãy nắm bắt lấy cơ hội như đi chơi hoặc nói về đề tài trẻ thích để tạo không khí nói chuyện thân mật giữa bố mẹ và con cái. Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để cải thiện mối quan hệ với bọn trẻ. Bạn không cần phải áp dụng tất cả mọi thay đổi này cùng một lúc, hãy thực hiện từng cái một cho thực sự nhuần nhuyễn, khi đó bạn sẽ thấy mọi việc rất đơn giản và tự nhiên hơn nhiều. Mặc dù trẻ có thể chưa biết nói, nhưng ở giai đoạn 1 năm tuổi bé sẽ khá bận bịu với việc đón nhận những từ ngữ cơ bản, và sẽ càng bận rộn hơn với việc tạo ra nhiều tiếng ồn - một trong những hình thức đầu tiên của bé trong quá trình học nói.
  3. Có nhiều hoạt động và nhiều bộ công cụ trò chơi áp dụng công nghệ cao có thể khuyến khích trẻ học nói (ví dụ: chim cánh cụt phát ra âm thanh khi bé nhấn vào 1 nút nào đấy) và những đồ chơi này còn có thể giúp bé có được những kinh nghiệm trong việc học nói sớm. Tương tự, trẻ trong lứa tuổi này thường rất thích hưởng ứng với âm nhạc, vì vậy bất cứ loại đồ chơi phát ra nhạc, hoặc bài hát thiếu nhi nào, như những âm thanh có vần, hoặc những nhịp đơn giản... đều đáng để các bậc phụ huynh đầu tư cho bé.
nguon tai.lieu . vn