Xem mẫu

  1. Phải có kế hoạch thành công Mỗi sáng, ta đều thức giấc với một danh sách những việc phải làm dài ngoằng trong đầu. Ào vào phòng tắm, đánh răng rửa mặt là một việc. Đến cửa hàng tạp phẩm, chạy lo vài việc vặt là việc khác. Tới sở làm, bạn tuyên bố sẽ hoàn thành tất cả những việc đã bị hoãn, thêm một việc nữa. Rồi bạn lên lịch ăn tối với bạn bè, dành dụm được ít thời gian buổi tối để chạy bộ. Tất cả đều là công việc được lên lịch sẵn. Giờ đây, hãy xem bạn thực hiện được những gì? Có thể trước khi tới quầy tạp phẩm, bạn đã trễ giờ làm. Trên đường tới công ty, bạn bị gọi đến họp khẩn cấp với nhà tư vấn, rồi một vấn đề bỗng d ưng xuất hiện đòi bạn phải quan tâm. Bữa tối bị hoãn, vì còn một đống việc dang dở. Tin vui duy nhất là không phải chạy bộ, việc mà bạn ngán kinh khủng. Hoàn tất những kế hoạch nhỏ bé cũng đủ mệt rồi, nói chi đến những dự án kinh doanh dài lâu. Người xưa nói thật chí lý: “Hứa để thất hứa, hoạch định để vỡ tan”. Cũng vì vậy mà nhiều người không còn tin vào kế hoạch nữa. Chúng chỉ là những ý tưởng phù du. Tại sao phải mày mò lên kế hoạch, để rồi cố gắng mấy ta cũng không thể làm theo kế hoạch ấy? Tuy nhiên, hãy xét đến trường hợp ngược lại: Nếu ta chẳng buồn lên kế hoạch, nếu sáng thức giấc, ta chỉ đơn giản chờ xem chuyện gì sẽ xảy đến với mình, thì sẽ ra sao? Nếu không có kế hoạch nào, không cần và cũng không mong muốn gì nữa, thì sẽ ra sao? Cả khi có một nhiệm vụ quan trọng phải hoàn thành, ta cũng không cảm thấy phải bắt tay thực hiện. Bạn nằm ườn cả ngày dài, không hoạt động gì hết. Tự do như vậy có khiến bạn vui vẻ, thú vị không?
  2. Nhiều người hạnh phúc với lối sống ấy, nhưng doanh nhân có thiện ý sẽ chán ngay. Chẳng bao lâu, tinh thần kinh doanh sẽ dựng họ dậy, thúc họ l àm một điều gì đó. Tự bản chất, kế hoạch không kéo dài và bất biến mãi, nhưng ta vẫn cần phải có kế hoạch. Chúng cho ta cái khung và hướng tâm trí ta đến đích. Một khi đã quyết tâm đạt mục tiêu, bạn không thể nghỉ ngơi cho đến khi vui thỏa với kết quả. Bạn sẽ đứng ngồi không yên khi chưa thấy kế hoạch tiến triển. Kế hoạch cho ta lý để hành động. Ta Kế hoạch có giá trị như bản đồ hoặc la đánh răng để có hàm răng đẹp, hơi thở bàn khi ta du ngoạn đến vùng đất lạ. thơm tho. Ta trở thành doanh nhân vì Chúng chỉ cho ta hướng đi đúng và giúp không muốn mỗi ngày đi làm lúc 9g, ta đến đích. Không có kế hoạch, ta ra về lúc 5g, và vì ta muốn dành thời không dám bước chân vào những lãnh gian cho những hoạt động khiến ta hài địa xa lạ, không đủ can đảm để nghỉ lòng, mãn nguyện. ngơi, và dễ lạc lối. Cuộc sống cũng vậy, ta luôn cần hiểu biết và hoạch định bước tiếp theo của mình. Điều đó khiến ta hào hứng, và giúp ta sẵn sàng cho những gì sẽ đến. Đối với những nhiệm vụ lớn như khởi nghiệp, ta cần kế hoạch để ra những quyết định dựa trên lý trí trong thời kỳ phát triển doanh nghiệp.
  3. Không ai dám nói thành công kinh doanh của mình hoàn toàn là do may mắn. Cả khi trúng số, bạn cũng phải có kế hoạch cất giữ và sử dụng kho tàng ấy. Thành công luôn là kết quả của một kế hoạch được thực hiện tốt. Vì vậy, cần phải bắt đầu lên kế hoạch cho thành công. Nực cười thay, hoạch định cho thành công cũng có nghĩa là chạm đến khả năng thất bại. Hãy nghĩ xem, đâu là những mặt yếu của doanh nghiệp bạn? Kẽ hở nào ngầm phá hoại những cố gắng đầy hứa hẹn của doanh nghiệp? Bạn phải có kế hoạch để những quả bom hẹn giờ này không nổ tung. Không sai khi nói rằng kế hoạch mau qua chóng tàn, vì đúng là như vậy. Sống với kế hoạch, bạn phải linh động. Hãy nhớ, kế hoạch chỉ là công cụ giúp ta đến đích. Chúng giúp ta tập trung, nhưng khi con thuyền gần chìm thì chính tư duy sắc bén mới giúp ta nổi.
nguon tai.lieu . vn