Xem mẫu

  1. Ở lại vì sếp đồng ý tăng lương Bạn nung nấu ý định đi khỏi công ty và tìm được chỗ làm phù hợp. Nhưng khi bạn xin nghỉ, sếp lại có ý muốn giữ bạn lại và đồng ý tăng cho bạn mức lương cao như bạn mong muốn. Trong trường hợp đó, nhiều người cảm thấy hí hửng vì đã được sếp đánh giá cao. Họ đồng ý ở lại, tiếp tục làm việc với mong muốn cơ hội thăng tiến sẽ đến dễ dàng vì sếp đang dần "phụ thuộc" vào mình. Thực tế, điều đó không hoàn toàn như bạn nghĩ. Nếu công ty đã hiểu rõ giá trị và tầm quan trọng của một nhân viên nào đó, chắc chắn họ sẽ không để bạn phật ý và mất công tìm việc mới trong một thời gian dài. Hơn nữa, một khi quyết định từ bỏ công việc hiện tại, chắc chắn bạn đã cân nhắc đến nhiều yếu tố như thu nhập, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, văn hóa công ty... Vì thế, khi quyết định ở lại sau khi sếp cố giữ, bạn nên cân nhắc đến những bất lợi bản thân phải gánh chịu: - Loại bỏ một công ty tiềm năng Công ty tiềm năng ở đây là công ty đang chuẩn bị đón bạn về. Bạn đã mất một thời gian tìm kiếm, tìm hiểu và chuẩn bị về "đầu quân" cho họ. Thế nhưng, đột nhiên bạn thay đổi ý kiến, điều đó khiến nhà tuyển dụng thất vọng và đánh giá bạn là người thiếu nghiêm túc. Những ấn tượng không tốt về bạn sẽ theo họ trong suốt các kỳ tuyển dụng và coi như bạn đã loại bớt một nhà tuyển dụng tiềm năng trong danh sách các công ty yêu thích nếu có ý định tìm việc mới trong tương lai. - Mất niềm tin với công ty cũ
  2. Kể cả sếp có giữ bạn lại đi chăng nữa nhưng ít nhiều, niềm tin và thiện cảm dành cho bạn sẽ bị giảm sút. Bạn chấp nhận ở lại vì mức lương cao và đãi ngộ của công ty nhiều hơn, điều đó khiến sếp nghĩ rằng bạn đi làm chỉ vì tiền, chỗ nào trả lương cao hơn thì bạn làm chứ tuyệt nhiên không có đam mê nghề nghiệp. Bạn thử nghĩ xem, một nhân viên như thế liệu sẽ được ưu ái bao lâu? Nếu bạn ở lại vì được thăng tiến, đồng nghiệp và các nhân viên mới liệu có đồng tình "tâm phục khẩu phục" hay không? Khi niềm tin bị giảm sút, bạn sẽ không được giao những trọng trách, nhiệm vụ quan trọng bởi sếp sẽ lo lắng một ngày nào đó, bất chợt bạn lại muốn ra đi. Về nguyên tắc, một khi đã quyết định ra đi, bạn nên dứt khoát. Nếu sếp có giữ lại và hứa hẹn thăng quan tiến chức, bạn nên nói lời cảm ơn vì sếp đã tin tưởng bạn nhưng hãy đi theo con đường m ình đã chọn. Việc tăng lương hay thăng tiến không giải quyết hết những bất ổn của bạn ở công ty cũ - vấn đề đã khiến bạn phải hao tâm tốn sức khi đi tìm việc mới. Nếu lý do khiến bạn ra đi vì những bất đồng với đồng nghiệp, khách hàng hay đối tác thì bạn lại càng không nên ở lại. Bởi nếu tiếp tục làm việc trong môi trường không mấy vui vẻ này, bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thực tế có nhiều người sẵn sàng chấp nhận vị trí thấp hơn so với khả năng với mong muốn để được trở lại làm việc. Thậm chí có thể lương bị giảm so với công việc trước đây họ vẫn muốn làm việc trở lại. Nhưng nhà tuyển dụng không muốn thuê họ vì e ngại các chuyên gia này sẽ không yên tâm với vị trí công việc thấp hơn so với trình độ và sẽ nhanh chóng nhảy việc sang nơi có vị trí cao hơn hoặc lương cao hơn. Những người tìm việc này muốn nói với người phụ trách
  3. tuyển dụng đang ngần ngừ: "Có bị thất nghiệp lâu mới hiểu. Có một công việc ở vị trí thấp và đồng lương hạn hẹp còn tốt hơn nhiều lần so với không việc làm và không có lương".
nguon tai.lieu . vn