Xem mẫu

  1. Nỗi lo con một Để tránh cho bé khi lớn lên sẽ trở thành đứa trẻ luôn muốn mọi thứ tuân theo ý mình, khó hoà nhập với bạn bè, bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây: Dạy bé những kỹ năng sống cơ bản nhất Ví dụ, hãy khuyến khích bé chia sẻ đồ chơi với các bạn ở gần nhà hay ở nhà trẻ. Lúc đầu, bé có thể cảm thấy khó khăn với điều này bởi bé chỉ quen rằng mọi thứ đều thuộc về riêng mình. Vì vậy, bạn hãy hỗ trợ bé theo hai cách: - Hãy giải thích cho bé hiểu vì sao bé nên chia sẻ đồ chơi của mình với các bạn. Bạn có thể giải thích bằng các lý do dễ hiểu đối với tuổi của bé như: "Con chia cho các bạn đồ chơi thì các bạn sẽ yêu quý con hơn và bạn nào cũng có đồ chơi cả". - Thứ hai, khi bé không muốn cho bạn chơi đồ, giằng co đồ chơi với bạn thì bạn không nên giằng đồ chơi khỏi tay bé rồi cất đi. Bởi sau đó, bé sẽ vẫn tiếp tục hậm hực với bạn mình. Hãy để cho bé quan sát bạn mình chơi trong vài phút, bé sẽ quen dần với việc chơi cùng và chơi chung và chia sẻ đồ chơi cùng bạn mình. Giúp bé kiên nhẫn và nhường nhịn Việc chờ bạn chơi cho tới lượt của mình không phải là việc dễ dàng với bất kỳ đứa trẻ nào, đặc biệt với con một thì việc này còn phải học rất nhiều. Khi ở nhà, bạn có rất nhiều lúc để bạn dạy bé học kỹ năng này. Ví dụ, khi bé muốn nói điều gì với mẹ, bạn có buộc bé phải chờ mình trong vài phút rồi mới quay lại nghe câu chuyện của bé, hay khi chia bánh thì bé là người lấy bánh sau cùng khi bố và mẹ đã lấy xong. Hãy để việc chờ đợi cho đến lượt mình là một việc làm quen thuộc khi bé ở nhà. Để bé biết tuân thủ nguyên tắc
  2. Giống như vậy, một đứa trẻ không thể tham gia vào các trò chơi với những bạn cùng lứa khi bé không tuân theo luật chơi. Cũng giống như các kỹ năng sống khác, kỹ năng tuân thủ theo các nguyên tắc chung cũng là một kỹ năng mà bé có thể tự học được ở nhà. Chơi những trò chơi có nguyên tắc nhất định và bạn nên giải thích cho bé tại sao cần có các nguyên tắc như vậy. Việc bé tuân theo các nguyên tắc trong trò chơi giữa bạn và bé càng làm cho bé có đủ khả năng để tuân theo những luật của trò chơi bé muốn chơi với các bạn khác. Dẫu biết rằng con một ít có cơ hội để hoà nhập với các bạn cùng lứa tuổi hơn nhưng bạn có thể tạo điều kiện để bé bước qua vỏ bọc đó bằng cách gửi bé đến những nhà trẻ có chất lượng, nơi bé được vui đùa với các bạn và khi ở nhà, bạn hãy mời trẻ con hàng xóm đến chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp bé tự tin hơn cũng như học được cách chia sẻ và biết được tại sao bé cần phải học chia sẻ. Dù bất mãn với chồng thế nào, người vợ cũng tránh phản ứng gay gắt trước mặt con. Có thể chờ lúc chồng bình tĩnh để góp ý kiểu "mưa dầm thấm lâu". Tốt nhất ngay từ đầu, vợ chồng nên thống nhất cách dạy con. Những lúc mâu thuẫn chỉ cần thảo luận lại các phương pháp đã thống nhất là hạn chế được xung đột. Tất nhiên trong thực tế nhiều tình huống phát sinh khiến vợ chồng dạy con theo cách mỗi người một ý. Ai cũng cho là phương pháp của mình là hay và không ngừng chỉ trích người bạn đời. Kỵ nhất là khăng khăng giữ ý kiến của bản thân, bác bỏ thẳng thừng ý kiến của người còn lại. Vợ chồng khác nhau về quan điểm, cách sống; vì thế, vênh nhau trong cách dạy con cũng không phải điều gì to tát. Các bé không dễ sinh hư nếu có mẹ nghiêm khắc, biết dạy con tâm lý. Với tình huống nào đó, người mẹ có thể cùng con ra một góc riêng (không có sự xuất hiện của bố) để phân tích cho con hiểu cái đúng - cái sai, điều gì nên làm, điều gì không... Không có bố là "đồng minh", người mẹ được dạy
  3. con theo cách của mình lại hướng dẫn con đến những điều hay, điều tốt. Dần dần, bé cũng biết tiến bộ và nghe lời người lớn.
nguon tai.lieu . vn