Xem mẫu

  1. Những ngôn từ nên tránh ở nơi công sở Không đến mức lúc nào bạn cũng phải “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” ở công sở. Tuy nhiên, nếu tránh được một số ngôn từ không nên nói ra trong môi trường làm việc, khả năng thành công của bạn sẽ rộng mở hơn. Theo trang Forbes, bà Darlene Price, tác giả của cuốn sách “Well Said! Presentations and Conversations That Get Results” (tạm dịch: “Nói hay! Thuyết trình và hội thoại đạt hiệu quả”) cho rằng, ngôn từ có ý nghĩa rất lớn trong giao tiếp ở nơi làm việc, trong bất kỳ tình huống và hoàn cảnh nào. Dễ thấy nhất, các nhà lãnh đạo thường biết cách sử dụng ngôn ngữ để gây ảnh hưởng tới người khác nhằm đạt một kết quả nhất định. “Đó là một lý do mà họ trở thành lãnh đạo. Ngôn ngữ của họ thuyết phục được người khác làm theo”, bà Price nhận định. Bởi thế, nếu bạn muốn thành công trong công việc, hoặc xa hơn là trở thành một nhà lãnh đạo, hãy bắt đầu bằng cách chọn lựa ngôn từ khi nói ở công sở. Theo lời khuyên của tác giả Price, bạn nên sử dụng thứ ngôn ngữ súc tích, có tích chất thúc đẩy và gây cảm hứng, đồng thời hãy nói với một giọng nói truyền tải sự minh bạch, tự tin và tạo cho người nghe sự tin tưởng. Bà Price cho rằng, để đạt được mục tiêu trên, bạn cần hết sức tránh những câu dưới đây: “Thế là không công bằng” Cô ấy được tăng lương, bạn thì không. Anh ấy được công nhận, bạn cũng không. Sự bất bình đẳng luôn xảy ra ở nơi làm việc khắp mọi nơi trên thế giới mỗi ngày. Than vãn chẳng giải quyết
  2. điều gì. Vì thế bạn nên tránh phàn nàn và thay vào đó, hãy thẳng thắn nêu vấn đề với người có thể giúp đỡ bạn. “Đó không phải là vấn đề của tôi”, “Đó không phải là việc của tôi” hoặc “Tôi không được trả đủ để làm việc này” Nếu bạn đề nghị ai đó giúp đỡ và nhận được câu trả lời như trên, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Hãy trở thành một thành viên có tính xây dựng trong nhóm, đặt ưu tiên hàng đầu là quan tâm tới sự thành công của người khác, hoặc chí ít là hãy tỏ ra như vậy. Thái độ thờ ơ, tách biệt và chỉ chăm chăm tới lợi ích cá nhân sẽ nhanh chóng hạn chế bước tiến sự nghiệp của bạn. “Tôi nghĩ…” Trong hai câu nói sau, bạn thấy câu nào có trọng lượng hơn? “Tôi nghĩ, công ty chúng tôi có thể là một đối tác tốt của các ông” hoặc “Tôi tin/tôi biết công ty của chúng tôi sẽ là một đối tác tốt của các ông”. Rõ ràng là câu thứ hai sẽ gây ấn tượng tốt hơn. Chỉ một sự khác biệt nhỏ về từ ngữ cũng có thể tạo ra những khác biệt lớn trong ý nghĩa của câu nói. Câu thứ nhất chứa hai từ yếu ớt là “nghĩ” và “có thể”, trong khi câu thứ hai mang tính khẳng định và chắc chắn hơn hẳn. Vì thế, thay vì nói “nghĩ rằng”, bạn hay nói “tin rằng”, và thay vì nói “có thể”, hãy nói “sẽ”. “Không có gì” Khi ai đó nói lời cảm ơn bạn, câu trả lời lịch sự là “You’re welcome” (“Tôi luôn sẵn sàng giúp anh”). Theo bà Price, câu trả lời này có nghĩa rằng, bạn vui lòng được giúp đỡ người đó và bạn nhận sự đánh giá cao của họ. Thông thường, mọi người vẫn hay đáp lại lời cảm ơn bằng câu “No problem” (“Không có gì”),
  3. nhưng câu này không truyền đạt được nhiều ý nghĩa như câu trên. “Để tôi thử xem” Từ “thử” bị xem là một từ có ý nghĩa chỉ khả năng thất bại. Vì thế, chuyên gia Price khuyến cáo rằng, trong giao tiếp ở công sở, nhất là khi nói với cấp trên, bạn nên tránh từ này, và thay vào đó dùng từ “sẽ”. “Anh ta là một kẻ kỳ quặc”, “Cô ấy thật lười biếng” hay “Công việc của tôi chán chết” hoặc “Tôi ghét công ty này” Theo bà Price, không gì có thể nhấn chìm sự nghiệp của bạn nhanh hơn việc chửi rủa ở công sở. “Việc này không chỉ cho thấy bạn kém trưởng thành mà còn có thể khiến bạn bị sa thải”, tác giả Price nói. Hãy tránh đưa ra những phát ngôn mang tính đánh giá, phiến diện, vì những câu nói như thế chỉ tạo cho bạn một hình ảnh xấu. Nếu muốn phàn nàn về ai đó hoặc vấn đề gì đó, hãy sử dụng nhưng ngôn từ thận trọng và trung tính.
nguon tai.lieu . vn