Xem mẫu

  1. Những mệnh đề không nên nói với sếp và đồng nghiệp nơi công sở Cách đây chưa lâu, ông Thị trưởng thành phố Perm của Liên bang Nga đã lập ra một danh sách những câu nói cấm kỵ, mà các nhân viên của ông không được phép thốt ra khi có mặt sếp. Trong danh sách “nhạy cảm” này có những câu như: “Không có tiền”, “Hết tiền”, “Thế mà người ta bảo tôi rằng ông (bà) đã nói…”, “Chỗ chúng tôi đang giờ ăn trưa”, “Hết giờ làm việc rồi”, “Cái này làm thế nào?” “Kiếm tiền như thế nào?” “Thì chính ông (bà) nói rằng…”, “Xin thông báo với ông (bà) rằng do tình hình thiếu kinh phí chỗ chúng tôi đã có thâm hụt ngân sách nặng nề…”. Tuy chưa hề có tổng kết nào về hiệu quả cụ thể của lệ cấm nói trên, nhưng cho đến nay các cộng sự dưới quyền Thị trưởng Perm vẫn chấp hành quyết định của thủ trưởng, như vậy hẳn là ở họ cũng xuất hiện thói quen mới về cách sử dụng ngôn từ trong công vụ. Nhân đó, Văn phòng Life đã thực hiện một cuộc điều tra nhỏ để xem dù bạn không ở Perm và chẳng phải bận tâm đến lệnh cấm kể trên, thì phải chăng vẫn có những mệnh đề bạn không nên nói ra với sếp và các đồng nghiệp nếu như còn muốn duy trì sự ổn thỏa ở chỗ làm. 1. “Tôi không thể” Chủ tịch quản trị mạng lưới nhà hàng thượng lưu Coffee House, ông Vladislav Dudakov thừa nhận với Office Life rằng ông không thể nghe nổi từ các nhân viên dưới quyền mình câu nói “Tôi không thể làm việc này” hay là “Việc này không thể làm được”. Dudakov giải thích: “Nói thật nhé, vấn đề là ở chỗ tôi không thể chịu nổi những quí vị bi quan chủ nghĩa. Nếu chỗ tôi có người nào mang tâm trạng u ám bi quan thì tôi rất khó làm việc cùng với họ”.
  2. Lãnh đạo chuyên trang “Sự nghiệp” của RB.ru, bà Marya Pikalova cũng không ưa câu nói này. Nữ doanh nhân kể rằng “Từ hồi lâu lắm rồi, khi tôi tập thể thao, huấn luyện viên của tôi thường nói: “Không có cái từ nào là “tôi không thể”, chỉ có từ “tôi không muốn” mà thôi”. Tôi nghiệm thấy rất đúng. Vì thế đối với tôi, nếu nói với thủ trưởng rằng mình không thể làm việc gì đó, cũng có nghĩa là thú nhận mình không muốn làm việc. Nếu nhiệm vụ khó hòan thành, hoặc nếu tôi cho rằng hòan thành nó là vô lý, tất nhiên tôi sẽ nói thực. Nhưng nếu dù sao sếp vẫn bảo “Cần làm!” thì tôi cũng cắm cổ thi hành mệnh lệnh thôi”. Chủ tịch Hiệp hội các ngân hàng Nga, ông Garegin Tosunyan thì kể với Office Life rằng nếu ai đó dưới quyền ông nói không thể làm việc gì, có nghĩa là sự thể đúng như vậy. “Các nhân viên của tôi có quyền nói lên tất cả”, vị sếp này tuyên bố. 2. «Tôi không muốn làm việc này» Ông Vladislav Dudakov khẳng định, nếu có nhân viên nói với ông rằng không muốn thực hiện một công việc nào đó, thì cần phải lắng nghe: nhỡ đâu lý do khiến người đó từ chối thực thi nhiệm vụ là bởi một nguyên nhân rất hệ trọng thì sao? Ngược lại với thái độ nhân văn trên, một lãnh đạo của hãng xuất bản b2b và tập đòan truyền thông thì thừa nhận với Office Life rằng, câu nói “Tôi không muốn làm việc này” được ông hiểu tắp lự như là “Tôi sẽ thôi việc”. Nữ biên tập viên Irina cho biết, chị cố gắng không nói với sếp câu “Tôi không muốn”, và chọn cách trả lời “Tôi không thế” đối với những mệnh lệnh mà theo chị là không hợp lý. “Sếp của tôi đơn giản là sẽ không hiểu tôi nếu như chẳng hạn tôi nói với ông ấy rằng tôi không muốn, cho nên tôi sẽ chỉ nói rằng tôi không thể làm”. Thậm chí Irina còn cho rằng câu “Tôi
  3. không thể làm được” do nhân viên nữ nói ra đôi khi lại có tác dụng thần diệu. 3. “Việc này không thuộc nghĩa vụ của tôi” Hầu như bất kỳ vị lãnh đạo nào cũng hòan thành nhiều công việc thực ra không thuộc nghĩa vụ trực tiếp, và do đó không hiếm khi sếp tự thấy mình gần như là một đấng anh hùng. Vì vậy nếu bạn nói với sếp rằng không sửa soạn thực thi bất cứ cái gì ngoài những điều khỏan đã thỏa thuận khi vào làm, thì rất có thể lập trường nguyên tắc của bạn sẽ được (bị) sếp bạn hiểu là: “Tôi không muốn thể hiện chủ nghĩa anh hùng làm chi, tốt nhất là tôi ngồi yên ổn trong chiến hào, còn quí vị thích thì cứ việc xông lên bịt lỗ châu mai”. Tuy rằng có thể sếp sẽ bùi tai chút ít vì được ví với… anh hùng Phan Đình Giót, nhưng rồi cũng thấy việc trả lương để cho bạn làm “khán giả” là thậm vô lí. 4. “Ngày làm việc của tôi đã kết thúc rồi” Hàng ngày thủ trưởng của chị Olga ở Ban makerting đều đóng cửa văn phòng của mình vào lúc 19h00, và do vậy ông khá bình tĩnh nếu nghe Olga nói câu trên. Thế nhưng Olga đến làm ở đây vì vị sếp ở cơ quan cũ của chị cho rằng, sinh ra nhiệm vụ là để người ta hòan thành đúng thời hạn, và nếu như việc chưa xong thì chi tiết hết giờ làm việc của một ngày ắt không phải là cản trở nghiêm trọng đối với mục tiêu chính - hòan tất đề án bằng bất kỳ mọi giá. Cũng cần nói thêm, các điều tra xã hội học cho thấy đa số các vị lãnh đạo đều tán thành quan niệm này. 5. “Trong những công ty nghiêm chỉnh họ làm không hòan tòan như ta tưởng đâu” Các đồng nghiệp nghe bạn và họ sẽ nể những hiểu biết của bạn về cuộc sống, lại còn khoái chí vì có dịp bới móc ban lãnh đạo.
  4. Còn sếp, tất nhiên có thể sẽ thấy đó là cố gắng của bạn muốn cung cấp thông tin về chuyện bếp núc nội bộ của các hãng lớn khác - nếu như bạn không để lộ thái độ thiếu trọng thị với cơ quan mà thời nào đó bạn từng nhận lương. Nhưng, nhiều phần chắc hơn là thủ trưởng của bạn sẽ chỉ nghĩ một điều thôi: quí vị nhân viên này có quyền gì mà chỉ trích công việc của cả một cơ cấu?. Tiếp theo, trong đầu óc cẩn tắc của sếp sẽ nảy sinh một suy luận hợp lô-gic: nếu một mai vị nhân viên này chuyển đi nơi khác, thì hẳn cũng khó giành những lời đẹp đẽ về cơ quan hôm nay. Vậy thì…
nguon tai.lieu . vn