Xem mẫu

  1. Những lời khuyên đặc biệt giúp cho việc họp lớp hiệu quả Tính toán thời gian hợp lý Tổ chức được những buổi họp lớp thành công cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi bạn phải linh hoạt. Dựa vào tâm trạng, khả năng và thời gian tập trung của trẻ. Bạn có thể cần phải tạo nên các buổi họp ngắn, hoặc là mỗi lần họp chỉ tập trung vào một yếu tố. Buổi họp của bạn không cần thiết phải quá dài để tạo nên cảm giác sở hữu và sự động viên. Rất nhiều trường mẫu giáo nhận thấy rằng một buổi họp một tuần là nhiều. Những người khác thì thích có một buổi họp ngắn mỗi ngày, cốt để mà những đứa trẻ có thể thực hành việc cho và nhận những lời khen, lắng nghe bằng sự đồng cảm, và thường xuyên tập trung vào những giải pháp. Hãy thử áp dụng và việc mắc lỗi sẽ giúp bạn tìm ra được một sự cân bằng đúng đắn. Những lời khuyên để có được những buổi họp lớp hiệu quả. - Tính toán thời gian hợp lý - Sử dụng những tín hiệu đặc biệt - Bao gồm việc bỏ phiếu hay biểu quyết (khi thích hợp) - Ghi chú ý - Sử dụng một cái "que nói chuyện" Sử dụng những tín hiệu đặc biệt Những trẻ nhỏ thích những tín hiệu đặc biệt, ví dụ như một bài hát giống nhau được hát lên mỗi ngày làm dấu hiệu hết giờ. Một tiếng chuông reo có thể nghĩa là mọi người phải im lặng, và lắng nghe thông báo từ giáo viên. Cũng sẽ rất hữu hiệu khi phát ra một tín hiệu đặc biệt để bắt đầu và kết thúc buổi họp lớp. Trong một lớp học, những đứa trẻ sẽ ngồi trên sàn, tạo thành một vòng tròn, mỗi đứa trẻ sẽ đặt cánh tay của mình vào nhau với khuỷu tay bẻ cong. Để bắt đầu buổi họp, chúng chậm rãi di chuyển một phần cánh tay, như là mở một cuốn sách và thông báo, "buổi họp lớp bắt
  2. đầu!" Kết thúc buổi họp, chúng sẽ đảo ngược lại quá trình đó trong khi nói, "buổi họp lớp kết thúc!" Bao gồm việc bỏ phiếu hoặc biểu quyết (khi thích hợp) Ở trường mẫu giáo, những đứa trẻ có thể tham gia bỏ phiếu hay biểu quyết khi việc cần lựa chọn đó liên quan đến tất cả lớp, ví dụ như là liệu sẽ có một bữa tiệc bắp rang bơ, bữa tiệc pizza, hay là làm kem ở nhà. Ở độ tuổi ban đầu này, những đứa trẻ có thể học được rằng mọi người nghĩ và muốn những điều khác nhau, và chúng có thể học để cho và nhận. (Không thích hợp để cho trẻ bỏ phiếu hay biểu quyết một giải pháp dành cho người khác. Bạn nhỏ gặp phải vấn đề phải được phép lựa chọn giải pháp mà trẻ nghĩ là có lợi nhất.) Ghi chú ý Ghi lại những điều diễn ra trong một buổi họp có thể có ích, đặc biệt là lớp học của bạn cần phải nhớ điều gì đã được quyết định. Bởi vì hầu hết trẻ mẫu giáo không thể viết, nên người lớn cần phải ghi lại những diễn biến đó. Lúc bắt đầu mỗi buổi họp, bạn có thể xem xét lại những chú ý buổi họp trước đó, và nhìn xem kế hoạch nào và quyết định nào đang được thực thi. Đánh giá điều gì không hiệu quả khi thử nghiệm một giải pháp. Hãy xem xét những gợi ý khác mà đã không được sử dụng, cũng như là bắt kịp những ý tưởng mới. Nếu như một vấn đề vẫn còn tồn tại, thì điều quan trọng là khuyến khích một học sinh đưa vấn đề đó quay trở lại buổi họp và thảo luận lại. Sử dụng một "que nói chuyện" Một cái que được trang trí, một cây gậy ảo thuật, hoặc là một món đồ chơi nhỏ, có thể được chuyển quanh vòng tròn. Bất cứ ai cầm vật đó thì được phép nói. (Chúng tôi gợi ý bạn tránh dùng những con thú nhồi bông, vì trẻ mẫu giáo thường có xu hướng cọ những con thú nhồi bông vào mũi khi nó đến lượt của chúng - một cách tốt để lây lan vi trùng cúm.) Một biểu tượng thuộc cơ thể có thể giúp những đứa trẻ học để lắng nghe một cách tôn
  3. trọng và nói khi đến lượt, và có thể động viên những trẻ ngượng ngùng đóng góp vào cuộc thảo luận của lớp, khi chúng cầm vật đó trên tay. Những buổi họp gia đình dành cho trẻ mẫu giáo Nếu như bạn có những đứa con lớn tuổi hơn, thì bạn có thể đã khám phá ra nhiều lợi ích của việc tổ chức những buổi họp gia đình. Nếu như những đứa con của bạn là những trẻ mẫu giáo, khái niệm họp gia đình có thể là mới; thậm chí bạn có thể đang nghi vấn về giá trị của việc tổ chức những buổi họp gia đình với con nhỏ. Bạn có thể phân vân rằng "Điều gì con của tôi có thể học được? Nó có thể chịu ngồi yên chứ? Một đứa trẻ bé nhỏ sẽ giải quyết các vấn đề như thế nào?" Ngay từ đầu chương này, về những buổi họp lớp và họp gia đình, chúng tôi không đòi hỏi nỗ lực nhỏ nhoi nào để bạn thích ứng với tài liệu này, nhưng những lợi ích và những điều hạnh phúc, thì thật đáng để bạn dành thời gian và sức lực. Các buổi họp gia đình dạy cho những đứa trẻ biết chúng là những thành viên có giá trị, có năng lực trong gia đình, và bạn có thể sẽ bị ngạc nhiên bởi sự tháo vát và sáng tạo của con bạn. Những đứa trẻ mẫu giáo có thể đưa ra những lời khen, giúp giải quyết vấn đề, lên kế hoạch cho sự vui chơi của gia đình, học hỏi để thể hiện những nhu cầu của mình, và giúp đỡ gia đình trong những cách tích cực. Thường xuyên tổ chức những buổi họp gia đình sẽ giúp bạn và con bạn xây dựng được cảm giác tôn trọng nhau, sự thành thật, sự hiểu biết, tình yêu - và điều này có thể đặt nền móng lâu dài cho nhiều năm về sau.
nguon tai.lieu . vn