Xem mẫu

  1. Những điều cần chú ý khi diễn thuyết Diễn thuyết giống như một môn nghệ thuật, đòi hỏi người ta không chỉ có khiếu về cái miệng mà còn phải có vốn kiến thức sâu rộng, sự tự tin, và khả năng làm chủ tình huống... Để có thể diễn thuyết thành công đòi hỏi bạn phải tự trau dồi, rèn luyện rất nhiều. Bên cạnh sự trau dồi đó, bạn cũng phải luôn ghi nhớ những nguyên tắc khi diễn thuyết sau: Hãy giữ tâm trạng bình tĩnh và thoải mái Một yêu cầu muôn thuở khi nói trước đám đông là làm sao gây được sự chú ý lắng nghe và theo dõi từ phía họ. Cảm giác khi đứng trên bục ngước xuống đám đông đang dồn con mắt về phía mình và trình bày một vấn đề nào đó thường làm mọi người mất tự nhiên, ăn nói gượng gạo, thậm chí… là đứng trân trân, miệng cứng đơ! Lúc ấy, nhịp tim của diễn giả đập nhanh hơn, tay lúng túng không biết đặt vào đâu, chân thì vướng víu
  2. va vào nhau và những ý tứ chuẩn bị sẵn trong đầu chạy biến đi đâu mất. Kết quả là bài diễn thuyết bị đứt mạch, nhàm chán. Nhà tâm lý học khuyên chúng ta rằng khi đứng nói trước đám đông, điều quan trọng là bạn phải luôn nghĩ mình đang ở trong một tình huống đơn giản, tránh làm đầu óc trở nên căng thẳng, luôn trong tình trạng đối phó. Bạn hãy tự nhủ rằng, mình đang giao tiếp với mọi người bằng những lời lẽ khúc chiết, đẹp đẽ mà họ không được nghe thường ngày, bạn đang chia sẻ với mọi người những ý tưởng mới mẻ mà bạn đang ấp ủ trong đầu. Bạn đang đi chia sẻ - đang cho họ thì hà cớ giừ mà phải run sợ? Trước mặt bạn là 1 người hay 100, 1000 người? Đừng quan tâm nhiều đến con số này. Mà nếu có thì hãy suy nghĩ rằng số lượng người càng nhiều thì sức ảnh hưởng của bài diễn thuyết càng lớn. Hãy chú ý vào bài diễn thuyết, nói cho đến cùng từng câu chữ của mình và luôn giữ cho nó liền mạch. Bạn không hiểu – không thể nói cho người khác hiểu Rất ít người có biệt tài diễn thuyết thao thao trước đám đông, nhưng đại đa số chúng ta vẫn có thể làm được công việc này nếu như chúng ta chuẩn bị bài nói chuyện một cách cẩn thận và chu đáo. Điều cốt lõi cho việc chuẩn bị này là phải hiểu rõ cái mình định nói là cái gì. Nếu bạn không hiểu cái mình định nói thì cho dù bạn có tài ăn nói đến đâu thì cũng bị ấp úng, vấp váp mà thôi. Bạn nên dành thời gian để cô đọng những ý tứ định nói lại thành các gạch đầu dòng, sau đó khai triển mở rộng chúng trong quá trình nói. Công việc này bạn có thể tiến hành bằng cách sử dụng bản đồ tư duy – nó sẽ giúp bạn hệ thống nội dung
  3. tốt lắm đấy. Nếu trong bài nói chuyện có khoảng thời gian dành cho phần hỏi đáp, bạn cần cố gắng đoán định trước các câu hỏi và chuẩn bị thật nhiều câu trả lời để không bị “mất điểm” trước người nghe. Biết người đang nghe bạn nói là ai Người nghe bạn là những nhà quản lý cao cấp, những nhân vật thành đạt và “siêu phàm” hay là các sinh viên – điều đó hoàn toàn khác biệt nhau. Xác định rõ đối tượng đang lắng nghe mình là một việc làm vô cùng quan trọng. Bạn phải nâng cao trình độ chuyên môn của đề tài mình định nói tùy theo từng đối tượng nghe. Hãy biết cách đưa bài nói chuyện của mình “hợp khẩu vị” với các cử tọa. Ví như với sinh viên hay những người trẻ tuổi thì bạn có thể pha thêm vào những mẩu chuyện hài hước để gây cười, còn đối với những doanh nhân hay quan chức thì phải dùng từ ngữ nghiêm túc. Biết mình sẽ nói chuyện ở đâu Chi tiết này tưởng đơn giản nhưng trên thực tế, nơi diễn ra buổi nói chuyện cũng góp một phần không nhỏ trong thành công của bài diễn thuyết. Trước buổi nói chuyện, hãy đến tham quan địa điểm và làm quen với những trang thiết bị, cách bài trí ở đây. Bạn phải thử các thiết bị nghe nhìn ở đây xem có đạt được hiệu quả như ý muốn không. Nói chuyện với 2.000 người sẽ khác hẳn nói chuyện với 30 người. Bạn nên ngồi thử ở những hàng ghế bên dưới, đặt mình vào vai trò cử tọa để từ đó tìm ra cách tiếp cận đối tượng tốt nhất. Định trước sự thành công trong buổi diễn thuyết của mình
  4. Nhiều người bị thất bại trong những cuộc nói chuyện trước công chúng vì họ luôn tự ti rằng họ rất vụng về. Bạn cần có ý nghĩ tích cực hơn để đảo ngược tình thế. Đừng dành thời gian trước buổi nói chuyện để run sợ và lo lắng. Bạn nên dành thời gian để nhớ lại trật tự bài nói, tự hình dung rằng bạn sẽ chuyển tải những ý nghĩ của mình đến cử tọa rất thành công, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều quan trọng là bạn phải phác họa được tất cả ý tưởng của mình định nói và hết sức tự tin trong việc hoạch định thành công. Dồn tâm trí vào thông điệp của mình Trong khi nói chuyện trước đám đông, bạn đừng quá bận tâm đến người nghe xem thái độ học ra sao, họ đang làm gì bên dưới... Hãy tập trung vào bài nói chuyện của bạn và giữ mối quan hệ bằng ánh mắt với người nghe trong mỗi vấn đề bạn định nói. Tất nhiên cũng đừng bỏ quên thái độ của người nghe mà tự biến mình thành kẻ độc diễn khôi hài. Thực hiện tốt những điều này công với sự rèn luyện chăm chỉ, chắc chắn bạn sẽ không còn quá lo lắng trước mỗi lần phải đứng trước micro. Bạn sẽ thấy, không phải mình đang “diễn thuyết” trước những người xa lạ mà là đang trò chuyện với những người anh em.
nguon tai.lieu . vn