Xem mẫu

  1. Những bài học khi cùng bé đi siêu thị 1. Để bé không đi lạc Ngay từ lúc ở nhà, bạn nên dặn dò bé trước: "Con không được tự ý chạy lung tung. Muốn ra quầy hàng nào, con phải xin phép mẹ trước đã". Có thể gợi ý cách đối phó khi bé chẳng may bị lạc mà không tìm thấy mẹ. Tốt nhất, bé nên nhanh nhẹn nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh hay nhân viên siêu thị. Bạn cũng có thể để một miếng giấy nhỏ có ghi tên, số điện thoại của bạn trong túi áo bé phòng trường hợp cần thiết. 2. Dạy bé phép lịch sự Nếu bé có thói quen chạy nhảy, la hét, nô đùa trong siêu thị; bạn nên trông chừng, nhắc nhở bé kịp thời để cho bé hiểu rằng, không nên làm mất trật tự ở nơi công cộng, nếu không lần sau bạn sẽ không cho bé đi cùng nữa. Bạn cũng nên lưu ý để bé không được phép bóc nhãn mác đồ vật, thực phẩm bày trên giá hay ăn uống trong siêu thị. Nên nói với bé rằng: "Nếu con muốn chơi siêu nhân hay ăn bánh, đợi đến khi về nhà đã". 3. Dạy bé nhớ tên đồ vật, đếm số Hỏi bé những câu như: "Con có thấy quầy bán chuối, cà chua, cam... ở đâu không?". Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé lấy cho mình số lượng quả theo đúng yêu cầu, chẳng hạn: "Mẹ muốn mua 3 quả cà chua và hai quả cam". Đây là phương pháp giúp bé nhớ tên và học đếm số khá hiệu quả.
  2. Giới thiệu cho bé những loại thực phẩm mới, bé ít được tiếp xúc hàng ngày để bé tự làm quen và ghi nhớ. Để bé tìm những đồ vật bắt đầu bắng chữ cái tên mình hoặc bạn tìm một chữ cái bất kỳ và để bé đọc tên đồ vật, ví dụ chữ C là cam, chanh, cũng có thể là chai nước... Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường trí nhớ cho bé bằng cách miêu tả đặc điểm của những loại đồ vật, thực phẩm và để bé tự đoán tên. "Mẹ cần tìm quả gì có vỏ màu xanh, tròn và rất chua?...". Giúp bé đếm bước chân khi di chuyển để bé tăng thêm phần thích thú. 4. Giúp bé ra quyết định Có thể mua cho bé quần áo, đồ chơi hay đồ ăn theo yêu cầu của bé nhưng không nên là tất cả. Hướng dẫn để bé hiểu rằng nếu ngoan bé sẽ được thưởng hai thứ, nếu không bé chỉ được yêu cầu một thứ mà thôi. Tốt nhất, để tránh thói quen thích vòi vĩnh, bạn chỉ nên đáp ứng một vài đòi hỏi từ bé. Chẳng hạn, bạn có thể gợi ý cho bé: "Con thích cái áo màu xanh hay màu vàng?" hoặc "Con muốn mẹ mua bánh ngọt hay kem"... Lưu ý: Bạn nên cảm ơn khi bé cầm giúp bạn một ít đồ, khen ngợi khi bé tìm đúng đồ vật theo yêu cầu, khuyến khích để bé trò chuyện khi đi siêu thị... Bé sẽ thấy rất hào hứng và muốn đi tiếp cùng bạn trong những lần sau nữa. Liệu đứa bé nhạy cảm có trở thành đứa dễ bị mếch lòng? Bé hay làm om xòm liệu được trù định từ trước có cuộc sống của một người chuyên gây phiền nhiễu? Theo các chuyên gia nghiên cứu tâm lý thì câu trả lời là "Có thể có hoặc có thể không". Nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ tâm lý Benjamin Lahey ở Trường đại học Chicago đã
  3. phát hiện mối liên hệ giữa tính hay nhặng xị trong thời gian còn ẵm ngửa của một đứa trẻ và những vấn đề về hành vi sau này. Tuy nhiên, ông Lahey cũng khám phá ra rằng khi cha mẹ có những sự tác động tích cực với trẻ như đọc sách cho trẻ và hướng trẻ vào những mục đích nhất định thì những vấn đề về hành vi lúc nhỏ sẽ giảm bớt khi trẻ lớn lên. Một số nghiên cứu trước nữa của giáo sư Jerome Kagan cũng cho kết quả tương tự: Một số tính cách khi bé có ảnh hưởng tới hành vi lúc trưởng thành. Tuy vậy, ông Kagan cũng tổng kết rằng tất cả những kinh nghiệm của trẻ ở trường, ở nhà và với bạn bè đều có một vai trò nhất định trong việc hình thành tính cách của trẻ. Điều cuối cùng muốn nhắn gửi tới các bậc phụ huynh là hãy cho con tình yêu thương và sự quan tâm mà chúng cần rồi lui lại để xem chúng phát triển ra sao.
nguon tai.lieu . vn