Xem mẫu

  1. Nguồn gốc và văn hóa làm việc nhóm Bạn từ đâu đến - đó là điều tôi muốn biết! Trong thế giới của chúng ta hiện nay, câu hỏi này ngày càng trở nên khó trả lời. Nhưng đây lại là một câu hỏi cần phải trả lời. Nếu chúng ta muốn hiểu được thế giới quan của mình và cách chúng ta gắn bó với nhau, chúng ta cần phải hiểu được tất cả những yếu tố ảnh hưởng xung quanh và đã định hình nên chúng ta. Khi tôi đặt ra câu hỏi này, hầu hết mọi người đều trả lời tôi bằng cách nói về nơi họ sống, nhưng đây chỉ là một phần của câu chuyện. Một người có thể nói “nước Pháp” hoặc “nước Mỹ”, nhưng ai cũng biết rằng mỗi người được thừa kế những di sản văn hóa và có những đặc điểm dân tộc hoàn toàn khác nhau. Người được hỏi sẽ thấy khó chịu nếu như bạn hỏi lại họ một lần nữa, nhưng sự kiên trì này là cần thiết bởi vì bạn sẽ phát hiện được rất nhiều thứ ẩn giấu đằng sau sự xác nhận bề ngoài ấy. Trong công việc của tôi, câu hỏi này đóng vai trò rất quan trọng. Bởi xuất xứ của chúng ta ảnh hưởng đến chúng ta trên nhiều cấp độ: quốc tịch, văn hóa, gia đình, nền giáo dục, bạn bè, công ty, công việc hoặc chức năng, những vai trò của chúng ta trong hiện tại và trong tương lai….
  2. Tất cả đều ảnh hưởng đến những “quy tắc” hoặc cách chúng ta nhìn nhận thế. Nhận biết được những quy tắc này là điều vô cùng quan trọng, bởi vì nó giúp chúng ta hiểu được chúng ta đang tác động tới nhau như thế nào. Đó là lý do vì sao tôi luôn luôn trả lời đầy đủ câu hỏi “anh từ đâu đến” để các khách hàng có thể hiểu tôi. Là một người phụ nữ Anh (với một chút gốc gác Ailen), con thứ trong một gia đình trung lưu, đã tốt nghiệp đại học, trước đây từng là nhà báo và hiện giờ là giảng viên về kinh doanh, tôi nhìn thế giới qua những lăng kính nhất định. Tôi bảo thủ (vì tôi là người Anh), tôi hướng ngoại (tôi có gốc Ailen), tôi sáng tạo (làm nghề báo) và đôi khi tôi cũng nguyên tắc (làm công việc mang tính học thuật). Một vài trong số những yếu tố này bổ sung với những yếu tố khác, nhưng cũng có những yếu tố lại đối nghịch với nhau, vì vậy không phải lúc nào tôi cũng hiểu được chúng. Và rồi chúng ta sẽ hiểu nhau hơn trong công việc Sau đó tôi lắng nghe câu chuyện từ khách hàng và chúng tôi cân nhắc về việc sẽ làm việc với nhau như hai cá nhân riêng biệt hay như một nhóm chung. Nếu chúng tôi muốn né tránh một sự xung đột do mâu thuẫn trong nguyên tắc, tốt hơn hết là chúng tôi sẽ bàn bạc với nhau ngay từ đầu.
  3. Hãy cùng xem xét sự phức tạp của một nhóm mà tôi đã hướng dẫn vào tuần trước: - Một Chuyên viên tin học người Thụy Điển rời trường học năm 18 tuổi để gia nhập quân ngũ, sau đó làm việc cho một hãng tàu biển Đan Mạch. - Một Giám đốc Marketing người Nhật làm việc trong một công ty gia đình, đã học nghệ thuật khái niệm ở Tokyo. - Một chuyên gia tài chính người Canada gốc Trung Quốc làm việc trong một ngân hàng của Mỹ. - Một anh chàng người Anh gốc Pakistan, thành viên của một văn phòng tư vấn của Đức. Mỗi người được nuôi dạy trong một nền văn hóa dân tộc và văn hóa gia đình khác nhau, họ được giáo dục theo những kiểu mẫu và ở những trình độ khác nhau, làm những công việc khác nhau trong các công ty khác nhau với văn hóa tổ chức cũng rất khác nhau. Mặc dù đây không phải là kiểu thường gặp trong một nhóm thông thường, nhưng nó cho thấy sự đa dạng trong nguồn gốc xuất thân và những khó khăn khi quản lý một nhóm làm việc đa văn hóa như vậy (khái niệm văn hóa mà tôi nói tới ở đây là văn hóa tổ chức, văn hóa công việc cũng như văn hóa dân tộc). Nếu bất cứ ai đó trong những nhà quản lý trên thay đổi quốc gia, công việc, tổ chức hoặc vai trò của mình, họ sẽ mang theo mình những quy tắc của riêng họ.
  4. Nếu không có sự hiểu biết về bản thân, về hoàn cảnh mới và những con người mới xung quanh họ, sẽ có rất nhiều khả năng xảy ra những hiểu lầm, thậm chí là những xung đột, như tôi thường thấy trong rất nhiều tổ chức.
nguon tai.lieu . vn