Xem mẫu

  1. Nghề diễn giả: Đừng đùa với chuyện ăn uống! Mấy thứ nên kiêng Kiêng, xin hiểu ngay cho là kiêng trước ngày diễn thuyết, buổi thuyết trình, chứ không phải là kiêng cả đời. Về cơ bản, mỗi diễn giả đều có thói quen tiêu hóa khác nhau; lắm khi, đồ ăn thức uống này tốt cho bụng ông này nhưng không hẳn cũng tốt cho dạ bà kia. Thành thử, điều quan trọng là mỗi người phải biết rõ bộ lòng và chế độ “ăn tiêu” riêng của mình để biết cách ăn uống làm sao cho không ảnh hưởng đến buổi thuyết trình. Vài chỉ dẫn tổng quát Vào ngày diễn thuyết (hay vào ngày trước buổi diễn), bạn nên để ý ăn uống cho điều độ. Đừng có ăn quá nhiều, nhưng cũng đừng quá ít, tức là ăn vừa phải, bởi cả hai cực này đều có thể làm cho sức khỏe cơ thể bạn thiếu ổn định là điều sẽ làm giảm sút hiệu quả buổi thuyết trình của bạn. Nên tránh dùng mấy thứ đồ ăn thức uống mới lạ, bởi bạn không thể biết bụng dạ mình nó phản ứng thế nào, có chịu vui vẻ đón nhận hay không. Thường nói chung thì cơ thể ta thường phản ứng “làm nũng” với các món lạ trước giờ ta chưa dùng tới. Rồi bạn cũng cần lưu ý đến các loại thực phẩm nhiều gia vị và chất béo. Các diễn giả thường đi diễn thuyết ở tỉnh này tỉnh kia, gặp các món đặc sản mới lạ thì nên lưu ý. Trước buổi nói khoảng một đến hai giờ đồng hồ, đừng nên ăn uống “hoành tráng”. Không thiếu diễn giả nghĩ rằng ăn cho đầy cái bụng thì sẽ có nhiều năng lượng để nói cho “sung”. Rất sai! Và đây là điều nhờ có một thời gian học y khoa mà tôi biết: tiến trình tiêu hóa làm hao năng lượng rất khiếp. Bởi đó, thường những lúc mới ăn xong một bữa no nê, bạn sẽ thấy cơ thể mình nó không linh hoạt như thường, vì nó phải dồn năng lượng để
  2. tiêu hóa. Cho nên, ăn đầy bụng trước buổi thuyết trình là chuyện thất sách. Không tin, bạn cứ thử đi, rồi coi xem cơ thể, tay chân, cử chỉ của bạn nó có được sinh động linh hoạt như thường không. Tránh tiệt mấy thức uống có cồn trước buổi nói. Lại cũng có nhiều người cho rằng miễn đừng uống cho say mèm thì thôi, chứ trước buổi nói mà “làm một hai chai” thì lúc nói sẽ dễ “phiêu” và “sung” hơn. Phần tôi, theo kinh nghiệm, tôi xin can bạn là không nên đụng tới bất kỳ thứ gì có cồn trước khi diễn thuyết. “Làm một hai chai” đúng là có làm cho bớt căng thẳng, thêm chút tự tin, nhưng không nhiều thì ít nó cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, phán đoán của bạn: và đây là chuyện nghiêm trọng, nhất khi bạn đứng với một chiếc micro trong tay. Tránh mấy thức ăn có bơ sữa hay có độ dính dẻo. Các loại thức ăn này sẽ tạo chất nhầy nơi cổ họng, làm cho bạn phải “đằng hắng” liên tục trong lúc nói. Một số diễn giả kinh nghiệm cũng cho biết là mấy thứ nước ngọt hay có đường khác cũng gây ra tác hại tương tự. Tránh những thức uống lợi tiểu, cách riêng là các thức uống có càphêin (cà phê, trà, nước ngọt) và bia rượu. Về điều này, chắc tôi không cần phải dài dòng ở đây. Một số diễn giả tránh dùng các thứ nước uống có đá; số khác tránh luôn cả đồ uống nóng. Tất nhiên là đối với mỗi người mỗi khác, nhưng lời khuyên này xuất phát từ một lý do: đồ uống nóng hoặc lạnh có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cổ họng và giọng nói của bạn. Uống nước lọc. Tôi là tín đồ mạnh tin quả quyết rằng không có gì tốt hơn cho giọng nói (và sức khỏe cơ thể bạn) bằng việc uống nhiều nước lọc. Trước buổi diễn thuyết, bạn đừng quên uống chút nước lọc, nhưng tất nhiên là đừng quá nhiều (lý do vì sao thì bạn đã hiểu). Bên cạnh đó, trong lúc nói, bạn cũng nên dùng nước lọc. Tôi thì thường để một hai chai nước lọc ngay trên bàn. Không những nó giúp tôi đỡ khô môi khô cổ khi nói, mà đây còn là dịp để tôi dừng lại, nhớ lại trong đầu về những gì sắp nói tiếp
  3. theo, hoặc kín đáo liếc xuống kiểm tra các ghi chú cho bài thuyết trình của mình. Một số diễn giả thường giữ rất kỹ thói quen phải dùng một loại đồ ăn thức uống nào đó trước mỗi buổi diễn thuyết. Với tôi, tôi thường ăn một quả chuối trước buổi nói khoảng nửa giờ. Chúc bạn luôn nói tốt! Và sau buổi diễn thuyết thành công, bạn cứ việc gạt lời khuyên của tôi qua một bên, rồi tiệc tùng thoải mái, chả cần phải cữ kiêng thứ gì.
nguon tai.lieu . vn