Xem mẫu

  1. Ngành sư phạm: Học chỉ để làm giáo viên? Nếu bạn là người yêu thích nghề dạy học, đủ sức khỏe theo quy định nếu có nguyện vọng thi vào các khối A, B, C, D, H, T, M đều có thể đăng ký dự thi vào ngành sư phạm. Nhiều năm trước đây, ngành học này có điểm chuẩn khá cao nhờ chính sách miễn học phí và dễ tìm việc làm. Bên cạnh đó, thang bậc lương của nghề sư phạm còn được xếp vào hàng cao nhất trong hệ thống thang bậc lương của khối hành chính - sự nghiệp nên tạo ra sự ưu đãi đặc biệt cho những ai thi vào ngành này. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, điểm chuẩn ngành sư phạm đang có xu hướng giảm, đặc biệt là các trường địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi cho các các bạn có học lực trung bình - khá yêu thích nghề dạy học có cơ hội trúng tuyển. Tốt nghiệp cử nhân sư phạm, các bạn sẽ có cơ hội trở thành giáo viên các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT (tùy chuyên ngành đào tạo); những bạn có kết quả học tập khá, giỏi còn có cơ hội tiếp tục học sau ĐH ngay sau khi tốt nghiệp để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành. Nếu tốt nghiệp loại trung bình hay trung bình khá, bạn cần có kinh nghiệm thực tiễn hai năm mới đủ điều kiện dự thi sau ĐH. Tất cả các ngành sư phạm đào tạo trình độ ĐH đều chú trọng vừa kiến thức kĩ năng, vừa nghiệp vụ sư phạm. Phần nghiệp vụ sư phạm sẽ trang bị thêm hệ thống kiến thức về khoa học sư phạm (Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Phương
  2. pháp giảng dạy bộ môn, Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục - đào tạo) để bạn có đủ kiến thức của nghề sư phạm trước khi được đứng trên bục giảng hoặc tham gia các cấp quản lí trong ngành giáo dục. Nếu sau khi tốt nghiệp, bạn nhận thấy mình không phù hợp với nghề dạy học thì vẫn có thể chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng tiếp tục học sau ĐH hoặc học thêm về nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành để chuyển sang làm công việc m ình mong muốn. Điều mà bạn cần lưu tâm nhất trước khi chọn nghề này là hãy tự nghiên cứu kỹ về tính cách của mình. Bởi nếu chấp nhận đi theo cái “nghiệp” nhà giáo, bạn đành phải chấp nhận rèn mình để trở thành một người thầy giáo, cô giáo mẫu mực, thương yêu học trò, xứng đáng là tấm gương sáng về nhân cách để học trò noi theo, xã hội quý trọng. Chọn nghề sư phạm, khả năng có việc làm của bạn khá lớn, bạn được xã hội nể trọng, nhiều người quý mến và có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn. Như vậy, nếu bạn là người thiếu sự kiên nhẫn, bình tĩnh, không yêu thích trẻ em và có quan niệm xem công danh là điều cơ bản của thành công thì bạn không nên chọn nghề sư phạm. Bởi, với những đức tính đó thì bạn khó lòng làm được chức năng của một “kỹ sư tâm hồn”. Có thể nói, nghề dạy học đòi hỏi ở bạn nhiều về phẩm chất (đạo đức, nhân cách) và thiên về sự mẫu mực chứ không chỉ đơn thuần về năng lực. Do đó, để đến được với nghề giáo và có cơ hội trở thành người thầy tốt, bạn cần có định hướng đúng trên cơ sở xác định tính cách, năng lực và nguyện vọng của mình sao cho phù hợp để sống mãi với nghề này.
nguon tai.lieu . vn