Xem mẫu

  1. Năng lực sáng tạo? 1. Năng lực tư duy. Trong các năng lực của con người, năng lực tư duy đóng vai trò số một. Bởi vì tư duy tốt ( tư duy có phê phán) hay tư duy không tốt sẽ có ảnh hưởng quyết định đến đời sống của con người về vật chất và tinh thần, về quan hệ với cộng đồng, đến sự giàu có, hạnh phúc của một gia đình, đến hưng thịnh, hùng cường của một quốc gia. Năng lực tư duy cũng là tiêu chuẩn để đánh giá người lao động trong thế kỷ của trí tuệ này. Tư duy có phê phán không những chỉ giúp học tốt ở trường học mà còn giúp trở thành người công dân tốt trong việc ra những quyết định thông minh, có ý thức, suy nghĩ sâu sắc, để tìm ra những giải pháp sáng tạo, thích hợp, tối ưu; trở thành những con người tích cực, tiến bộ, văn minh, tỉnh táo tìm ra được những giải pháp sáng tạo trong đấu tranh, lao động
  2. vì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vậy tư duy là gì? Tư duy là một hiện tượng tâm lý, là hoạt động nhận thức bậc cao ở con người. Cơ sở sinh lý của tư duy là sự hoạt động của vỏ đại não. Hoạt động tư duy đồng nghĩa với hoạt động trí tuệ. Mục tiêu của tư duy là tìm ra các triết lý, lý luận, phương pháp luận, phương pháp, giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người. Quy luật hình thành, phát triển của tư duy sáng tạo? Khi hoàn cảnh có vấn đề thì TDST mới phát triển.  TDST hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn, rồi trở lại làm  phong phú thực tiễn.
  3. TDST phát triển từ tư duy độc lập và tư duy phê phán.  Chủ thể của TDST cần được cung cấp đầy đủ tư liệu, đó là tri thức,  thông tin, kinh nghiệm và các phương pháp, các sự kiện trong tự nhiên, xã hội. Bộ não cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và được  hoạt động trong môi trường thuận lợi. TDST hình thành và phát triển dần dần theo quy luật từ thấp đến  nhảy vọt, kiểu mưa lâu thấm dần, hạt cát bé tích tụ lâu ngày thành bãi phù sa to lớn. Phân loại tư duy? Phân loại theo tư duy cơ bản, phổ biến. Ta thường gặp chung trong học tập cũng như trong đời sống: - Tư duy lôgic hình thức ( gọi tắt là tư duy lôgic ):Tư duy lôgic dựa trên luật bài trung và tam đoạn luận.
  4. - Tư duy biện chứng: Trong triết học duy vật biện chứng, người ta xem xét từng cặp phạm trù vừa đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau vừa cùng tồn tại trong một tình huống nào đó. Các cặp phạm trù thường gặp: 1. Nội dung và hình thức; 2. Bản chất và hiện tượng; 3. Vận động và đứng yên; 4. Chủ quan va khách quan; 5. Ngẫu nhiên và tất yếu; 6. Suy diễn và quy nạp; 7. Phân tích và tổng hợp; 8. Cụ thể và trừu tượng; 9. Thuận lợi và khó khăn; 10. Trước mắt và lâu dài; 11. Thời cơ và thách thức… Dùng tư duy lôgic hình thức để nghiên cứu các đối tượng trong trạng thái yên tĩnh. Dùng tư duy biện chứng để nghiên cứu các đối tượng ở trạng thái vận động. Vận động là thường xuyên, còn yên tĩnh là tạm thời nên tư duy biện chứng đóng vai trò to lớn trong quá trình suy nghĩ của con người. - Tư duy hình tượng: Con người trng sự va chạm với thực tiễn còn có một cách để thâm nhập vào thế giới quanh ta và trong ta rồi tác động vào
  5. thế giới đó, đó là những sản phẩm sáng tạo ra bằng hư cấu, bằng tưởng tượng theo những quan điểm thẩm mỹ nhất định, giúp người ta hình dung ra được các sự vật, sự kiện với những khả năng vốn có của chúng… Nếu xét về mức độ độc lập có thể chia tư duy thành bốn bậc: Tư duy lệ thuộc: để chỉ tư duy của những người suy nghĩ dựa dẫm  vào tư duy của người khác, không có chính kiến riêng về một lĩnh vực nào đó. Tư duy độc lập: để chỉ tư duy của những người có chính kiến riêng  trong một lĩnh vực nào đó, dù cho chính kiến đó có khác, thậm chí đối lập với chính kiến của những người có quyền lực lớn, uy tín cao. Tư duy phê phán: Người có tư duy độc lập trước một sự việc, quan  sát, phân tích, tổng hợp để có phán xét sự việc đó tốt hay xấu, tốt xấu ở chỗ nào. Như vậy, người đó có tư duy phê phán.
  6. Tư duy sáng tạo: Sau khi đã phê phán sự việc, người tư duy suy  nghĩ tiếp, đề ra những giải pháp mới nhằm khác phục những thiếu sót và phát huy ưu điểm, đó là nội dung của tư duy sáng tạo. Nếu xét đặc điểm của đối tương để tư duy, người ta có thể chia làm hai loại: Tư duy trừu tượng.  Tư duy cụ thể.  2.Năng lực quan sát và sáng tạo. Thế nào là quan sát? Quan sát là hình thức phát triển cao độ tri giác có chủ định, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hoạt động thực tiễn, sáng tạo của loài người.
  7. Nhà bác học Đácuyn đã từng nói: “ Tôi chẳng có khả năng kiệt suất, cũng không có trí tuệ hơn người. Chỉ trong rậm rạp những sự vật, về năng lực quan sát tinh vi của tôi đã vượt lên trên số đông người khác”. D.Mendeleep nhà bác học người Nga cũng đánh giá rất cao về năng lực quan sát: “ Quan sát và thực nghiệm là cửa ra của khoa học”. Quan sát chiếm vị trí quan trọng số một trong sáng tạo. Rất nhiều phát minh sáng tạo vĩ đại bắt đầu từ sự quan sát chu đáo. Do đó, năng lực quan sát tinh vi, sắc sảo và có hệ thống vẫn là điều kiện cơ bản của sáng tạo. Làm thế nào để nâng cao năng lực quan sát? Xác định chính xác mục đích và nhiệm vụ của quan sát.  Chuẩn bị tốt tri thức và đối tượng quan sát: dụng cụ, máy móc, thời  gian. Lập kế hoạch tỉ mỉ trong quan sát.
  8. Khi quan sát, tập trung sự chú ý trong phạm vi đã quy định và đối  với từng khâu cần thực hiện quan sát chu đáo, chính xác cần ghi chép tỉ mỉ, cụ thể, chuẩn xác. Tăng cường sử dụng yếu tố tư duy trong quan sát. Nghĩa là tăng  cường so sánh, phân tích, tổng hợp, suy xét.v.v..để có kết quả cuối cùng đáp ứng mục đích quan sát đã đề ra. 3. Năng lực tưởng tượng – liên tưởng. Tưởng tượng và liên tưởng là hai phẩm chất quan trong trong tư duy sáng tạo. Tưởng tượng là xây dựng trong đầu những hình ảnh mới trên cơ sở các biểu tượng đã có. Biểu tượng là hình ảnh sự vật nảy sinh trên vỏ não khi sự vật không còn trực tiếp tác động vào giác quan chúng ta nữa. Trong tưởng tượng, những biểu tượng đã có được sắp xếp lại, được kết
  9. hợp với nhau theo một phương thức nào đó để tạo ra một biểu tượng mới. Dù tưởng tượng mang tính viễn tưởng như tưởng tượng ra trời phật, ma quỷ.v.v. thì tưởng tượng đều là sự kết hợp độc đáo của các yếu tố nằm trong các sự vật, hiện tượng có thật. Vì vậy, để có năng lực tưởng tượng phong phú và phát triển hợp lý cần gắn với hoạt động thực tiễn. Ý nghĩa của tưởng tượng trong đời sống và trong hoạt động sáng tạo của con người? Tưởng tượng cần thiêt cho hoạt động của con người. Nó giúp ta nhìn thấy trước sản phẩm hoạt động trong nhiều trường hợp, là một hoạt động mang tính sáng tạo. Kiến trúc sư, nhà hội họa, nhà khoa học, nhà thơ văn, nhà soạn nhạc.v.v. nhờ trí tưởng tượng phong phú mà có được những sản phẩm sáng tạo lừng danh. Trí tưởng tượng có sẵn trong mỗi người. Nó làm cho thế giới tinh thần
  10. của con người càng thêm phong phú, đem lại cho con người niềm vui và kiến thức. Trí tưởng tượng giúp con người nhìn thấy những cái tưởng như không nhìn thấy, tiếp cận những thứ tưởng như không thể tiếp cận được, cung cấp cho con người những gì mà thực tại chưa kịp hoặc không thể cho con người. Cần làm gì để năng lực tưởng tượng phát triển phong phú, đúng hướng? Làm giàu đầu óc mình bằng những tri thức và kinh nghiệm thực tiễn. Người có tri thức và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đa dạng thường có những năng lực tưởng tượng mạnh hơn người chỉ biết một mặt của tri thức. Nỗ lực rèn luyện năng lực liên tưởng của mình, tức là khả năng sử dụng kinh nghiệm để chuyển sang giải quyết vấn đề khác tương tự. Không có năng lực liên tưởng mạnh thì không thể có năng lực tưởng tượng phong phú.
  11. Vận dụng tư duy, can thiệp làm cho tưởng tượng hợp lôgic hơn và hợp với quy luật. Tư duy giúp cho tưởng tượng ném bớt sự bay bổng, viển vông và gắn vào thực tế hơn. Luôn luôn chịu khó suy nghĩ, tưởng tượng ra cái mới tốt hơn cái cũ là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người sáng tạo. 4. Năng lực phát hiện vấn đề. Năng lực phát hiện vấn đề chính xác để giải quyết đúng theo quy luật khách quan đem lại kết quả cho hoạt động sáng tạo. Quy luật khách quan không dễ tìm ra, đòi hỏi phải quan sát mọi hiện tượng cần thiết, tìm tỏi hiểu biết những sự thật khách quan. Để xác định được quy luật khách quan phải chọn đúng đề tài nghiên cứu. Nhà vật lý học vĩ đại Anhxtanh đã nói: “ Nêu một vấn đề luôn luôn quan trọng hơn so với giải quyết vấn đề”. Bởi vì, giải quyết vấn đề có thể chỉ nhờ khả năng toán học hoặc nhờ thực nghiệm mà đạt được, còn nêu vấn đề phải cần có khả năng tưởng tượng có tính sáng tạo.
  12. Nhiều nhà khoa học, nhà sáng tạo cao nhờ phát hiện vấn đề đúng và quyết tâm giải quyết vấn đề đã đem lại kết quả to lớn. 5. Năng lực đọc. Đọc không những nhằm thỏa mẵn hứng thú nhận thức, nâng cao trình độ mà còn cập nhật được thông tin, phục vụ cho việc làm của người lao động sáng tạo. M. Goocki từng nói: “ Sách là một kỳ tích vĩ đại nhất trong số những kỳ tích mà loài người đã sáng tạo ra”. Sách là kho tri thức vô tận mà mỗi người phải biết tận dụng để tích lũy kiến thức cho mình. Nhà trường và thầy cô giáo chỉ dạy dỗ cho ta một thời gian ngắn ngủi, dù cho ta có qua trường đại học đi nữa. Những sách vẫn là người thầy dạy dỗ ta suột cuộc đời. Chỉ cần chúng ta biết yêu quý và khai thác tốt mà thôi!
  13. Nhưng đọc sách thế nào cho đúng? C.Mac đã nói: “ Sách là những tên nô lệ của tôi và phục tùng theo ý muốn của tôi?”. Muốn biến sách thành những tên nô lệ của mình thì phải biết đọc sách và điều đó không phải chuyện đơn giản. Khoa học đã đúc kết, có ba cách đọc sách: Một là đọc và không hiểu; Hai là đọc và chỉ hiểu những điều trong sách nói; Và ba là đọc và còn hiểu những điều sách không viết nữa. Sách có tầm quan trọng như vậy nhưng hiện nay, nhiều quyển sách không thông tin kịp thời tri thức mới nhất trên thế giới và trong nước phục vụ cho việc học và làm việc. Chính vì vậy, phải nhờ đến internet. Internet là một thành quả khoa học quý báu nhất hiện nay, đa tính năng, Có thể giúp loài người sống, học tập và làm việc ngày càng tốt hơn. Rồi đây, sản phẩm công nghệ thông tin này sẽ ngày càng được phổ biến sâu
  14. rộng đến mỗi người dân lao động trên thế giới. Do vậy, rèn luyện kỹ năng đọc, lấy thông tin từ internet vô cùng quan trọng đối với sáng tạo và tư duy sáng tạo.
nguon tai.lieu . vn