Xem mẫu

  1. Năm mới, chia sẻ với người tìm kiếm công việc mới Thực nghe từ chiến thuật ai đó cảm giác như rất cao siêu hoặc khó áp dụng nhưng không hoàn toàn là như vậy đâu các bạn ạ. Từ bản thân mình suy ra thấy có rất nhiều nghành nghề, nhiều lĩnh vực và vố số lựa chọn cho các bạn SV mới ra trường. Và tùy theo khả năng cũng như sự yêu thích mà các bạn tìm cho mình một công việc phù hợp. Ngoại trừ tỷ lệ nhỏ còn phần lớn SV mới ra trường thường thấy khó khăn và hay kêu là tìm việc khó quá rùi viện đủ lý do cho việc mình đang thất nghiệp. Những lý do kiểu như: Tiếng Anh mình dở quá sao mà làm được, rùi ko lẽ mình học quản trị mà lại ra đi làm bồi bàn, nhân viên tiếp thị… hay như một số bạn mình biết thì lại nghĩ lương thấp quá ko đủ tiền tiêu vặt thì làm làm gì? Còn một nhóm khác nữa là sức ỳ quá lớn, có tâm lý hay đợi chờ phụ thuộc gia đình, hoặc cảm thấy hiện tại ko đi làm vẫn cơm ăn ngày 3 bữa nên không vội vàng… Cứ thế ngày qua ngày thành ra thất nghiệp. Với SV mới ra trường hay suy nghĩ kiểu thế thật là nguy hiểm, mình ko dám khẳng định là sai lầm bởi có thể có bạn biết thực sự mình ko phù hợp và đợi những việc ‘’lớn’’ khác. Nguy hiểm bởi khi suy nghĩ thế vô tình bạn đã tạo trong đầu là mình toàn điểm yếu dẫn tới kém tự tin hẳn đi mà đã ko có tự tin thì sao có thể marketing bản thân tới nhà tuyển dụng được? Vậy nên điều đầu tiền mình nghĩ với các bạn SV mới ra trường là phải tự tin
  2. về bản thân mình. Còn làm thế nào để tự tin mình xin đề cập tới trong 1 bài khác. Để vấn đề việc làm trở nên nhẹ nhàng hơn chính bản thân mình cũng đã từng thực hiện các bước như dưới đây: Bước1: Trước nhất là phải xác định rõ ràng bản thân phù hợp với loại hình công việc gì? Nghĩa là xem năng lực, kiến thức, điểm mạnh yếu của bản thân và mối quan hệ của bạn trong lĩnh vực bạn đang quan tâm tìm kiếm. Không nhất thiết bạn phải tìm chính xác công việc đúng với chuyên ngành học, mà đôi khi gần sát là được rồi. Ví dụ: Bạn học xuất nhập khẩu không có nghĩa là bạn chỉ chăm chăm nộp hồ sơ vào cty xuất nhập khẩu mà có thể là vào các ngân hàng làm ở bộ phận thanh toán quốc tế, hoặc như TTCK thiếu nhân lực như hiện nay bạn hoàn toàn có thể gửi hồ sơ vào – bạn chỉ nhớ là không có gì là không thể cả. Có sự định hướng rõ ràng bạn sẽ biết bạn cần phải làm những gì. Bước 2: Xác định được bản thân mình rồi thì tiếp theo bạn tiến hành khoanh vùng những nơi bạn định làm việc. Tiến hành lựa chọn một số cty trong những cty bạn biết để tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin hoặc qua một số mối quan hệ liên quan tới lĩnh vực đó. Điều này rất quan trọng đó bạn ah! Lúc này nên lắng nghe ý kiến của người đi trước trong lĩnh vực đó. Để bạn có thêm thông tin ghi điểm trong lá thư xin việc. Bước này bạn cần biết càng rõ về nơi bạn định làm càng tốt. Bước 3: Giờ thì bạn sẽ bắt đầu viết thư xin việc – thư xin việc là ấn tượng đầu tiên khi nhà tuyển dụng đọc tới hồ sơ của bạn. Để viết thư xin việc hay bạn cần biết rõ đặc điểm công việc (hoặc phải đọc kỹ yêu cầu công việc mà
  3. cty tuyển). Nếu bạn mở đầu thư bằng một câu thể hiện rõ bạn rất quan tâm tới công ty như ‘’Tôi được biết năm vừa qua là một năm thành công của quý công ty với việc được khách hàng bình chọn là một trong mười công ty có các sản phẩm dịch vụ tốt nhất”….Không nơi nào lại không hài lòng khi bạn có mở đầu như thế! Từ đó bạn trình bầy ngắn gọn kiến thức, tính cách, kinh nghiệm liên quan. Nhớ là những kinh nghiệm liên quan tới vị trí đó. Ví dụ như bạn định làm phân tích thì có thể nêu lên khi còn là SV bạn đã tham gia nghiên cứu khoa học, và đạt được thành tích gì đó…, chứ không phải là có điểm mạnh gì kể ra hết. Nên làm nổi bật điểm mạnh và giảm nhẹ điểm yếu bằng môt số cách như nói ra điểm còn yếu nhưng nhất thiết bạn phải đưa ra được định hướng cụ thể là bạn đang làm gì để khắc phục điểm yếu đó. Ví dụ: bạn còn kém ngoại ngữ nhưng hiện bạn đang có kế hoạch hoặc đang theo học lớp ngoại ngữ ban đêm… Nhà tuyển dụng sẽ hiểu là bạn là người ham học hỏi luôn cố gắng hoàn thiện bản thân. Kết lại với điểm mạnh yếu đó bạn sẽ giúp gì được cho công ty? Bạn nên chắc chắn là lá thư của bạn vừa đủ một mặt giấy A4, ngay cả khi bạn đánh máy hay phải viết tay. Trường hợp phải viết tay tôi khuyên bạn nên kẹp bản đánh máy lên trước bản viết tay nếu chữ bạn không được đẹp lắm!Tiếp tới bạn cần đưa ra được mục tiêu tương lai gần và xa trong công việc của bạn là gì, nguyện vọng của bạn?Kết thư là việc bạn luôn sẵn sàng cho một cuộc gặp sắp tới của quý cty. Bước 4: Viết CV – Bạn có thể sắp xếp theo thứ tự thời gian từ hiện tại tới quá khứ hoặc ngược lại sao cho phù hợp với ý định của bạn nhất. Đối với SV mới ra trường thì thường khó khăn khi nói tới kinh nghiệm, nhưng nếu tất cả các cty tuyển
  4. đúng thì ko lẽ các bạn ra trường ai cũng thất nghiệp? Các bạn nên hiểu rộng từ kinh nghiệm ra ở đây ko hoàn toàn là số năm làm việc ở lĩnh vực đó mà nên hiểu là kinh nghiệm bao gồm tất cả các kiến thức kỹ năng phục vụ cho công việc. VD bạn ứng tuyển vào bộ phận chăm sóc khách hàng bạn có thể đưa ra một số chi tiết quan trọng như thời gian SV bạn làm partime bằng việc bán bảo hiểm, hay đã tham gia khóa học kỹ năng giao tiếp… Những điều này hoàn toàn giúp ích rất nhiều cho công việc bạn sẽ làm. Và nếu hồ sơ của bạn do xếp là người nước ngoài duyệt họ sẽ đặc biệt quan tâm tới hoạt động ngoại khóa của bạn với khả năng làm việc nhóm của bạn – việc trong trường bạn có giữ chức vụ gì đó hay ko? hay có tham gia đóng góp cho tổ chức xã hội nào ko? a
nguon tai.lieu . vn