Xem mẫu

  1. Một số câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc: Một khi được mời dự phỏng vấn nghĩa là nhà tuyển dụng đã có ấn tượng nhất định đối với đơn xin việc và sơ yếu lý lịch của bạn. Hãy cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người thích hợp nhất với vị trí công việc họ đang cần. Trước tiên bạn cần nhận thức được rõ tính chất của các câu hỏi để có thể tìm được đường hướng trả lời sao cho thích hợp nhất, đặc biệt là đối với những câu hỏi “nhạy cảm” và những câu hỏi “khó”. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc. Hỏi: Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân? Không phải ngẫu nhiên mà nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi trên trong khi họ đã cầm trong tay tất cả các thông số về ứng cử viên xin việc. Bạn nên biết rằng, câu hỏi này là nhằm đánh giá tính cách, sự chuẩn bị cũng như kỹ năng giao tiếp và khả năng phản xạ của bạn. Hãy chuẩn bị một danh sách những việc bạn đã làm hoặc đang làm ( công việc hiện tại, công việc trước kia), sở trường (chú trọng đến khả năng chuyên môn), tóm tắt quá trình làm việc đồng thời khéo chỉ ra rằng những kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc của bạn là phù hợp với công việc sắp tới. Hỏi: Tại sao bạn lại từ bỏ công việc trước kia? Đừng bao giờ nói là vì bạn chán công việc đó. Thay vào đó, bạn có thể nói là bạn không thể phát huy toàn bộ khả năng của mình khi làm việc tại công ty cũ. Không nên chê bai những người chủ trước kia. Nếu nguyên nhân không phải là từ phía bạn, hãy tóm tắt ngắn gọn những vấn đề mà công ty trước đã gặp phải. Đừng để những người chủ sắp tới của bạn nghĩ rằng bạn đang “cay cú”. Nói tóm lại, hãy trả lời một cách tích cực như: “ … vì muốn có cơ hội thăng tiến tốt hơn, …vì muốn phát huy hết năng lực của mình…” Hỏi: Tại sao bạn lại muốn làm công việc này (hay Tại sao bạn lại muốn làm cho công ty của chúng tôi)? Hãy chứng tỏ những hiểu biết của bạn về công ty và khẳng định khả năng của bạn là phù hợp đối với vị trí được tuyển dụng. Thay vì quá tập trung vào những gì bạn mong muốn nhận được từ phía công ty, hãy nhấn mạnh tới những gì bạn có thể làm cho họ và tất cả những kinh nghiệm và của bạn trước đó mà bạn coi là phù hợp với công việc mới. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng đề cập tới một vài điều thú vị mà bạn đã học hỏi được từ những người chủ trước “Với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 15%, tôi tự tin mình sẽ đóng góp nhiều hơn nếu trở thành nhân viên công ty”.. Hỏi: Bạn nghĩ là bạn có mang lại những gì cho công ty của chúng tôi? Đây là cơ hội để cho bạn thể hiện, đồng thời tập trung vào những kỹ năng của bản thân mà theo bạn là phù hợp với yêu cầu của công việc mới. Ví dụ: “Tôi có kỹ năng bán hàng và luôn sẵn sàng làm việc theo nhóm. Vì vậy, tôi rất muốn tham gia vào chiến dịch mở rộng thị trường ở phía Bắc của quý công ty.” “Tôi có được sự kết hợp độc đáo giữa kỹ năng bán hàng và khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Điều này cho phép tôi sử dụng vốn kiến thức của mình cùng với kỹ năng giao tiếp khá tốt của tôi. Hỏi: Theo bạn, công việc này đòi hỏi những gì?
  2. Câu hỏi này được đặt ra nhằm khai thác xem liệu bạn đã suy xét, nghiên cứu, nắm bắt thông tin về vị trí công việc này trước đó và liệu bạn có thể tóm tắt tất cả những thông tin này một cách rành mạch hay không. Hỏi: Bạn biết gì về công ty của chúng tôi? Hãy chứng tỏ mối quan tâm của bạn đối với công việc và những hiểu biết của bản thân về tổ chức và lĩnh vực mà sắp tới bạn sẽ tham gia. Hãy nói lên hiểu biết của bạn về hoạt động chính của công ty, quy mô, đối tượng khách hàng và tình trạng hiện tại của nó, đồng thời cũng không nên quên đề cập tới nguồn của những thông tin mà bạn thu thập được. Hỏi: Điểm mạnh của bạn là gì? Cách tốt nhất là đưa ra những ví dụ cụ thể để chứng minh những mặt mạnh của bạn ở những công việc trước kia, những điều khuyến khích bạn viết đơn xin việc để có thể vào làm ở công ty mới này. “Sếp cũ từng nói tôi có phong cách thiết kế độc đáo vá có óc hài ước…”.“Ở công việc cũ tôi hài lòng nhất là được tiếp xúc với khách hàng, được hiểu họ và giải quyết những khúc mắc của họ để sản phẩm và dịch vụ của công ty tốt hơn và khách hàng hài lòng hơn”. Hỏi: Điểm yếu của bạn là gì? Khi trả lời những câu hỏi liên quan đến điểm yếu nhất của bạn, bạn nên nói thật một phần. Mặc dù bạn không nên nói ra tất cả mọi điểm yếu của mình, nhưng chỉ nói ra một điểm yếu duy nhất thì cũng không phải là một ý tưởng hay. Một sự vừa phải sẽ là tốt nhất. Và bạn nên tập trung vào những điểm yếu mà không ảnh hưởng nhiều đến công việc bạn đang dự tuyển. Điều này nên là một điểm yếu mà bạn đang trong quá trình sửa chữa. Lưu ý rằng không phải là điểm yếu mà bạn đã sửa chữa được rồi, vì đó đâu còn là điểm yếu nữa. Chẳng hạn “Điểm yếu của tôi là tham công tiếc việc, hay nói và giao tiếp với nhiều người…”. Hỏi: 5 năm nữa bạn sẽ làm gì? Đây là câu hỏi nhằm đánh giá mức độ tham vọng cũng như kế hoạch thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn. Bạn nên chỉ ra rằng những mục tiêu lâu dài của bản thân là phù hợp với vị trí công việc đang được bàn đến và nói lên những cam kết để thực hiện những mục tiêu này. “ Mục tiêu trước mắt của tôi là có được việc làm phù hợp tại tập đoàn lớn và người lãnh đạo giỏi như công ty. Mục tiêu dài hạn tuỳ thuộc vào mục tiêu của công ty, còn riêng bản thân tôi sẽ tìm ra những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp” Hỏi: Bạn có thể đưa ra một ví dụ để chứng tỏ sự sáng tạo/ khả năng quản lý/ khả năng tổ chức của bạn? Hãy nghĩ ra những ví dụ chứng tỏ được rằng khả năng của bạn đáp ứng được yêu cầu của công việc theo như quảng cáo của nhà tuyển dụng. Đây cũng chính là phần trọng tâm của các cuộc phỏng vấn. Hỏi: Bạn có chịu đựng được áp lực của công việc không? Hãy trả lời “có” kèm theo một dẫn chứng cụ thể khi mà bạn phải chịu áp lực của công việc và bằng cách nào bạn đã vượt qua điều đó.
  3. Hỏi: Bạn đã bao giờ mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Nếu có thì cách giải quyết đó là gì? Đây là những câu hỏi về cách thái độ xử sự nhằm khai thác xem bạn có đủ tinh tế và khả năng theo như yêu cầu của công việc hay không. Đối với những câu hỏi dạng này, hãy viện dẫn những kinh nghiệm của bạn trong trường hợp này và luôn xen những gợi ý tích cực vào câu trả lời của bạn. (Ví dụ như bạn đã học được nhiều từ những gì đã gặp phải). Hỏi: Bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp không? Khi sắp kết thúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi: Anh chị có cần hỏi gì không? Lúc này, nếu biết nêu câu hỏi phù hợp, rõ ràng thì cũng là một cách thể hiện sự chín chắn, thông minh, góp phần kết thúc tốt đẹp cuộc phỏng vấn. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị một vài câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng. Hãy hỏi thêm những gì bạn còn vướng mắc về công việc mới, yêu cầu làm rõ những thông tin chung chung về công ty hoặc đề nghị xác nhận những thông tin mà bạn nắm được về công ty là có chính xác hay không. Bạn không nên đặt câu hỏi quá quan tâm về vật chất như tiền lương, tiền thưởng, thời hạn nâng lương, nghỉ phép... Nhưng nếu được hỏi anh chị muốn có mức lương bao nhiêu thì câu trả lời hay nhất là "Tôi muốn hưởng mức lương phù hợp với năng lực và sự đóng góp của tôi“Tôi nghĩ chúng ta sẽ thỏa thuận được mức lương hợp lý sau một thời gian thử việc, còn hiện công ty trả lương bao nhiêu thì thích hợp nếu so với trình độ tương tự trên thị trường”.". Những câu hỏi “nhạy cảm”: Đặt giả dụ bạn phải đối mặt với một câu hỏi tương đối “nhạy cảm”, hoặc những câu hỏi mà bạn thấy ở đó có sự phân biệt đối xử thì bạn không bắt buộc phải trả lời chúng. Ví dụ như nhà tuyển dụng có thể có thành kiến rằng phụ nữ sinh con thì không thể làm việc trọn ngày và hỏi bạn liệu rằng làm sao bạn có thể vừa chăm sóc con cái vừa làm việc và nâng cao khả năng chuyên môn một khi bạn sinh con. Nếu như bạn cảm thấy không thoải mái với bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự hoặc đề nghị được làm rõ những vấn đề có liên quan tới vị trí đang được tuyển dụng. Một số gợi ý: “Tôi nghĩ là chúng ta không cần phải nói về điều này. Tôi muốn tập trung vào những vấn đền liên quan đến công việc và những yêu cầu của quý công ty”. “Tôi không rõ câu hỏi này liên quan tới vị trí công việc và khả năng làm việc của tôi đối với vị trí này ra sao. Quý công ty có thể nói rõ cho tôi biết tại sao câu hỏi này lại quan trọng và tôi sẽ cố gắng để cung cấp những thông tin có liên quan.” Những câu hỏi “khó” Nếu bạn có những vấn đề khúc mắc với người chủ trước (bị đuổi việc, hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp), hãy chuẩn bị tâm lý vì rất có thể bạn sẽ bị hỏi những câu hỏi có liên quan. Chiến lược tốt nhất là hãy trả lời thành thật, tích cực, và tránh chỉ trích những người chủ trước hoặc tỏ ra bực tức.
  4. Khi nhà tuyển dụng yêu cầu tôi đưa ra mức lương, thì tôi nên trả lời như thế nào? Trước khi đến phỏng vấn xin việc, bạn nên tìm hiểu về nơi tuyển dụng, công việc bạn sẽ làm khi được tuyển dụng. Khi nắm rõ các vấn đề đó, nếu bạn là người đã từng đi làm, kinh nghiệm sẽ cho bạn biết mức lương mà bạn và nhà tuyển dụng đều thấy thỏa đáng. Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm, bạn nên tham khảo từ anh chị, bạn bè,... để có thể đo lương đường mức lương mà bạn xứng đáng nhận. Hiếu học xin tặng bạn một câu trả lời của một sinh viên lần đầu đi phỏng vấn, bạn ấy đã trả lời nhà tuyển dụng câu hỏi về mức lương như sau: "Em vừa mới tốt nghiệp và chưa đi làm bao giờ nên em không biết được mức lương thế nào là hợp lí. Nhưng em mong là em sẽ nhận được mức lương đủ để em có thể nuôi sống bản thân em và có thể tái tạo được sức lao động của mình". Câu trả lời này đã được nhà tuyển dụng hôm đó đánh giá cao. Tuy nhiên Hiếu học cũng xin nói với bạn rằng, tùy vào từng trường hợp mà bạn có câu trả lời làm hài lòng nhà tuyển dụng, đồng thời không gây khó khăn cho bạn khi nhận việc. Những gợi ý của Hiếu học chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc bạn thành công Nếu trở thành một con vật bất lỳ, bạn muốn làm con gì? Đây là dạng câu hỏi tâm lý đánh vào phản xạ nên cần trả lời nhanh, thông qua đó cho thấy tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không. Phỏng vấn xin việc - 7 điều nên biết Là một sinh viên sắp ra trường nên tôi cũng rất quan tâm tới việc xin việc làm sau này. Bản thân cũng đã tham gia một số cuộc phỏng vấn đối với những công việc bán thời gian. Qua đó tôi cũng đã đúc kết được ít nhiều kinh nghiệm, cũng như thông qua tìm hiểu và học hỏi những người đi trước, tôi rất muốn được chia sẻ những kinh nghiệm này đối với các bạn sinh viên sắp ra trường như tôi để bạn có thể tự tin, và đạt được thành công trong các cuộc phỏng vấn. Bạn đã chuẩn bị rất kỹ trước khi đi phỏng và bạn nghĩ rằng sẽ chẳng có một sai sót gì xảy ra cả. Nhưng thực tế không phải điều gì cũng suôn sẻ từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận để tránh những rủi ro không đáng có đưới đây: 1. Không nên đến muộn Nếu bạn đến muộn, điều đó sẽ thể hiện bạn là người thiếu chu đáo trong công việc và thậm chí đó còn là một hành động khiếm nhã. Vậy liệu đây có phải là ấn tượng đầu tiên bạn muốn để lại cho nhà tuyển dụng? Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đi phỏng vấn. Cố gắng, lên kế hoạch đi sớm ít nhất là nửa tiếng đồng hồ để tránh những rủi ro do đi nhầm đường, ách tắc giao thông hay bất cứ một điều không may nào khác có thể xảy ra với bạn. Hơn nữa, nếu tới sớm, bạn có thể có thời gian để lấy lại bình tĩnh trước khi bước vào phòng phỏng vấn. 2. Không nên nói sai tên Nhiều ứng cử viên lo lắng đến nỗi nói sai tên người phỏng vấn. Để tránh xảy ra tai nạn không đáng có này, trước khi phỏng vấn hãy tìm hiểu xem ai sẽ là người phỏng vấn bạn. Nhớ tên của người đó (cả họ tên càng tốt). Hãy viết vào tờ giấy ghi chú ngay sau khi bạn ngồi xuống phỏng vấn. Nếu chẳng may điều này xảy ra, đừng bối rối, hãy nhanh chóng xin lỗi với một thái độ thân thiện và tiếp tục cuộc phỏng vấn.
  5. 3. Tránh hấp tấp Chọn từ ngữ cẩn thận. Tránh trả lời hấp tấp. Những suy nghĩ đầu tiên loé ra trong đầu bạn ngay khi người phỏng vấn đặt câu hỏi chưa chắc đã phải là câu trả lời tốt nhất. Tốt hơn hết là dừng lại một chút để dành thời gian suy nghĩ. Bằng cách này, không những bạn có thể chuẩn bị kỹ câu trả lời mà còn cho thấy bạn là người suy nghĩ chín chắn trước khi nói. 4. Không nên quá căng thẳng Cuộc phỏng vấn luôn luôn đẩy bạn vào những tình huống căng thẳng, ngay cả khi bạn là một người có kinh nghiệm. Nhiều khi sự căng thẳng này có thể làm cho bạn "đông cứng" suốt buổi phỏng vấn. Vì thế, hãy thực hành với những người bạn của bạn bằng một cuộc phỏngvấn giả để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lí. 5. Tránh những rủi ro về mặt sinh lí Nhiều khi bạn phải đối mặt với những điều xảy ra không theo ý muốn đó là những tại nạn về mặt sinh lí. Vì thế, để tránh gặp phải những bất tiện do cái bụng gây nên, tốt hơn hết là nên ăn trước khi đi phỏng vấn cách đó vài giờ, đồng thời phải thận trọng với những thức ăn đó, không nên ăn no quá hay ăn những thức ăn để lại dư vị khó chịu như tỏi, hành... 6. Không nên quá rụt rè, quá khiêm tốn Cuộc phỏng vấn không phải là nơi dành cho sự rụt rè, khúm núm. Bởi quá rụt rè, quá khiêm tốn có thể làm cho bạn xuất hiện một cách mờ nhạt và thiếu tự tin. Trước khi đi phỏng vấn, hãy tạo một danh sách những thành quả cả về mặt cá nhân và chuyên môn, sau đó thực hành nói về chúng với những người bạn của bạn. 7. Không nên thiếu nhiệt tình Sẽ chẳng ai muốn làm việc với một người ù ì, chậm chạp cả. Vì thế, hãy luôn nghĩ xem bạn có thể làm gì để xuất hiện một cách tự tin và mạnh mẽ? Cười và duy trì liên lạc bằng ánh mắt. Ngồi thẳng lưng. Tránh nói bằng một giọng đều đều. Trả lời rõ ràng, chắc chắn. Chúc các bạn thành công! 101 câu hỏi phỏng vấn thường gặp : 1. Bạn hãy giới thiệu về mình? 2. Thất bại lớn nhất mà bạn đã trải qua? 3. Gia đình của bạn có những ai? 4. Bạn là con thứ mấy trong gia đình? 5. Kể về kỷ niệm lần đầu tiên bạn kiếm được tiền? 6. Ước mơ của bạn là gì? 7. Điểm mạnh của bạn? 8. Điểm yếu nhất của bạn là gì? 9. Bạn có lý tưởng sống không? 10. Điều gì là quan trọng nhất với bạn? 11. Nếu được ví mình như một loài hoa thì bạn sẽ là hoa gì?
  6. 12. Con vật nào bạn thích nhất? 13. Con vật nào bạn ghét nhất? 14. Nếu trở thành một con vật, bạn muốn trở thành con vật gì? 15. Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào? 16. Khi ra quyết định, bạn thường tham khảo ý kiến của ai? 17. Thần tượng của bạn là ai? 18. Trong gia đình ai là người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất? 19. Hãy nói về quê hương bạn? 20. Bạn thường đọc sách gì? 21. Bạn bè của bạn là những người như thế nào? 22. Sở thích của bạn? 23. Kể ra 5 thói quen tốt của bạn? 24. Kể ra 3 đặc điểm mọi người hay chê bạn? 25. Hồi còn đi học, môn nào bạn học kém nhất? Vì sao? 26. Bạn đã từng làm việc ở những công ty nào? 27. Vì sao bạn lại bạn lại định bỏ chỗ làm hiện nay? 28. Tại sao bạn lại thay đổi nhiều nơi làm việc như vậy? 29. Bạn nhận xét như thế nào về đồng nghiệp của bạn? 30. Điều gì làm bạn thất vọng nhất? 31. Đồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn? 32. Đặc điểm nào ở bạn mà mọi người không thích khi tiếp xúc với bạn? 33. Sếp cũ của bạn có thích bạn không? 34. Điều nuối tiếc nhất mà bạn chưa làm được cho sếp của bạn? 35. Điều bạn còn trăn trở chưa làm được là gì? 36. Bạn nghĩ gì về những người sếp trước đây? 37. Bạn đã bao giờ bị buộc phải nghỉ việc? 38. Hãy kể về một số thành tích nổi trội của bạn trong công việc? 39. Nếu chỉ được lựa chọn giữa gia đình và công việc bạn sẽ chọn gì? 40. Bạn biết đến công ty này như thế nào? 41. Bạn đã biết gì về công ty rồi? 42. Theo bạn tại sao công ty này lại thành công? 43. Công ty này có gì chưa ổn không? 44. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây? 45. Công ty tôi đã có gì hấp dẫn bạn chăng? 46. Bạn đã gặp những ai ở công ty này? Họ nói gì với bạn? 47. Bạn đã được đào tạo những gì về lĩnh vực này? 48. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này rồi? 49. Bạn có đặt mục tiêu cho buổi phỏng vấn này? 50. Bạn hãy cho biết kế hoạch công việc nếu bạn trúng tuyển? 51. Đâu sẽ là khó khăn cản trở bạn trong công việc này? 52. Khi làm việc nhóm bạn thường đảm nhận vị trí nào, trưởng nhóm hay thành viên? 53. Trong nhóm làm việc, mọi người đánh giá năng lực của bạn như thế nào? 54. Bạn thường không thích làm việc với những người như thế nào? 55. Bạn cần thời gian bao lâu để thích nghi với công việc? 56. Đây có phải là nghề mà bạn thực sự mong muốn và quyết tâm theo đuổi? 57. Bạn có thích tính kỷ luật không? Vì sao? 58. Bạn đề cao yếu tố nào nhất trong công việc: kỷ luật, trung thực, tự do? 59. Bạn thích làm việc trong môi trường kỷ luật về giờ giấc hay tự do thời gian? 60. Bạn có ngại phải đi công tác xa nhà?
  7. 61. Theo bạn ai là người trả lương cho bạn? 62. Mức lương như thế nào thì bạn có thể làm việc? 63. Mức thu nhập như thế nào đủ để bạn trang trải cuộc sống và yên tâm công tác? 64. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào? 65. Những điều gì khiến bạn lo lắng khi bắt đầu công việc? 66. Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu nếu bạn được tuyển dụng? 67. Bạn có khả năng làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực? 68. Theo bạn công việc hiện nay đòi hỏi những kỹ năng nào? 69. Làm thế nào để tôi đánh giá bạn làm việc hiệu quả đây? 70. Những yếu tố nào sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất? 71. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ? 72. Bạn có khả năng làm việc vào ban đêm không? 73. Trong trường hợp đột xuất phải làm việc vào ngày nghỉ, bạn có đồng ý không? 74. Khi rời khỏi công ty bạn bàn giao như thế nào? 75. Theo bạn cá nhân phải tôn trọng tập thể hay tập thể phải vì cá nhân? 76. Bạn có nghĩ rằng công việc này sẽ phù hợp với bạn? 77. Bạn có kế hoạch gì để nâng cao chuyên môn? 78. Bạn tưởng tượng như thế nào về môi trường làm việc ở đây? 79. Bạn muốn có một người sếp như thế nào? 80. Bạn có khả năng đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu? 81. Triết lý của bạn trong công việc? 82. Tại sao tôi phải nhận bạn vào làm việc? 83. Các nguyên tắc của bạn trong công việc là gì? 84. Điều gì làm bạn mất tập trung trong công việc? 85. Bạn có dám đối mặt với những thử thách, khó khăn? 86. Công việc lý tưởng của bạn là như thế nào? 87. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì? 88. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp ứng xử của bản thân? 89. Bạn có khả năng nói trước công chúng? 90. Khó khăn của bạn khi trình bày trước mọi người? 91. Bạn đã thuyết phục được bao nhiêu người làm theo bạn? 92. Bạn có khả năng lãnh đạo không? 93. Hãy kể về công việc do bạn làm lãnh đạo? 94. Hãy kể về một tình huống khó khăn nhất và cách giải quyết của bạn? 95. Bạn biết gì về kế hoạch của công ty trong năm nay? 96. Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không? 97. Khi nào thì bạn có thể bắt đầu công việc? 98. Điều kiện làm việc như thế nào sẽ phù hợp với bạn? 99. Nếu bạn có đủ tiền bạc, ai đó khuyên bạn nên nghỉ sớm, bạn có đồng ý không? 100. Bạn nghĩ sao nếu bạn thất bại trong buổi phỏng vấn này? 101. Theo bạn trong cuộc phỏng vấn hôm nay tỷ lệ thành công của bạn là bao nhiêu? NHỮNG CÂU “ĐẮT GIÁ” NÊN HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng (NTD) thường sẽ hỏi “Anh/Chị còn câu hỏi nào nữa không?” Đừng nghĩ đơn giản rằng đây là dịp để bạn tìm hiểu thêm về công việc. NTD đang tìm cách đánh giá sự sắc sảo của bạn đấy. Một ứng viên chỉ biết lắng nghe và trả lời lần lượt các câu hỏi phỏng vấn sẽ bị đánh giá là không có gì nổi bật. Vậy bạn sẽ đặt câu hỏi gì để NTD phải “vị nể” và đánh giá đúng tầm vóc của bạn?
  8. Tìm hiểu về công ty Hãy thể hiện mong muốn của bạn được làm việc lâu dài với công ty, rằng cái bạn cần không phải là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự nghiệp lâu dài. - Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới? - Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta? - Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong tương lai? Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, bạn nên trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm trách, về sếp quản lý trực tiếp của bạn: - Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này? - Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây? - Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi? - Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên không? Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công. - Có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban này. - Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty? - Xin cho biết thành công nổi bật của phòng ban mà tôi sẽ tham gia (nếu có cơ hội) trong những năm gần đây? Thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp: NTD nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện lòng nhiệt tình và tâm huyết của bạn: - Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới? - Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần? Với những câu hỏi trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác cho sự lựa chọn của mình. Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty. CHÚC BẠN THÀNH CÔNG !
nguon tai.lieu . vn