Xem mẫu

  1. Mẹo để bé con học toán thông minh Khi bé bắt đầu biết đi, biết chơi và biết nói, bố mẹ có thể dạy bé tập đếm. Đơn giản thôi nhé! Dạy bé ôm từng người trong gia đình và đếm xem có tất cả bao nhiêu thành viên. Bé ăn hoa quả hoặc bánh kẹo, để bé cầm và đếm từng quả một. Bé đi chơi trên phố, dạy bé đếm từng cái cây... Khi bé được 3 - 4 tuổi, bé sẽ đếm được trong nhà có bao nhiêu bóng đèn, bao nhiêu bát đũa, bao nhiêu cửa sổ, giường tủ... Lưu ý, khi học đếm, bố mẹ nên để cho bé cùng một lúc: đếm bằng miệng, mắt nhìn, tay hoạt động. Sau khi đếm xong, mẹ dạy bé nói lại tổng số có bao nhiêu đồ vật. Khi mới học, bố mẹ cần cổ vũ bé bắt chước đếm giống bố (hoặc mẹ) như khi bé bắt đầu học nói. Dạy bé so sánh Cùng với việc học đếm, mẹ hãy dạy bé cách so sánh những đồ vật có sự khác biệt rõ ràng: ngắn - dài, cao - thấp, béo - gầy, to - nhỏ, dày - mỏng, rộng - hẹp, xa - gần, nặng - nhẹ... Nhận biết hình học Khi bé được 2 tuổi, hãy lấy bút màu hoặc phấn, vẽ và chỉ cho bé xem các hình khối, dạy bé hình dạng, đặc điểm của các hình học như hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Tùy theo khả năng tiếp thu của từng bé để bố mẹ điều chỉnh dạy các hình từ dễ tới khó. Thường xuyên chỉ cho bé hoặc hỏi bé các đồ vật trong nhà có hình gì hoặc những đồ vật nào trong nhà có hình vuông, hình tròn hoặc hình tam giác. Đến ba tuổi, bé có thể phân biệt quả bóng hình tròn và quả trứng gà hình bầu dục. Chia đồ vật
  2. Mẹ mua một gói kẹo về. Trước khi ăn kẹo, mẹ hãy bảo bé đếm xem có bao nhiêu kẹo và trong nhà có bao nhiêu người. Hỏi bé, mỗi người được ăn bao nhiêu kẹo. Có thể dạy bé: lấy 1 kẹo mời 1 người lớn, chia đều cho đến khi tất cả các thành viên trong gia đình đều cầm kẹo. Nếu vẫn còn kẹo, bé tiếp tục quay lại chia vòng 2. Có thể áp dụng cách chia này khi cả nhà ăn hoa quả, bánh, uống sữa... Làm quen với chữ số Bố mẹ cho bé làm quen với chữ số bằng cách so sánh, liên tưởng đơn giản và dễ nhớ nhất. Ví dụ: số 1 giống như chiếc roi đánh bé hư, số 2 như con vịt đang bơi, số 3 giống như cái tai ngoan của bé hay nghe lời, số 4 giống như lá cờ bay phấp phới, số 5 giống như chiếc móc câu có nét ngang trên đầu, số 6 giống quả lê có cuống xinh xinh, số 7 giống chiếc gậy biết đi, số 8 giống củ cà rốt thật to, số 9 giống quả lê quay ngược đầu, số 10 là chiếc roi đánh bé hư và có thêm 1 quả trứng. Nhận biết các con số Đưa bé đi xem xiếc hoặc xem kịch, ca nhạc dành cho tuổi mẫu giáo, mẹ hãy giảng giải cho bé về vị trí chỗ ngồi và số ghế ghi trên vé. Khuyến khích cho bé dẫn bố mẹ đi tìm chỗ ngồi. Để bé có thái độ đúng đắn về giới tính, bạn cần dạy con tôn trọng thân thể mình và người khác. Cách dạy tốt nhất là làm mẫu. Bạn thử cù con liên tục, chỉ ngừng lại khi bé yêu cầu mẹ chấm dứt và cảm thấy khó chịu. Bạn tranh thủ dạy bé: "Nếu mẹ chạm vào con mà khiến con khó chịu, con phải yêu cầu mẹ ngừng lại. Nếu ai chạm vào mà khiến con khó chịu, con cũng bảo người đó phải ngừng ngay". - Trò chơi thứ hai mang tên tìm hiểu chức năng cơ thể. Tùy độ tuổi của bé, cha mẹ có thể dạy con như đôi tay dùng để xúc cơm, làm việc nhà; miệng thì để nói và ăn cơm; "chim" thì để đi "tè" và để sinh ra em bé... Bạn đừng
  3. lo bé không hiểu biết. Điều quan trọng là bé nhớ được từng bộ phận có chức năng riêng và chỗ nào trên cơ thể cũng quan trọng. - Với bé lớn hơn (8-12 tuổi): Làm sao để bé vẫn mặc đẹp mà không bị hở đồ lót bên trong. - Nếu bé hỏi một câu nghiêm túc về giới tính mà cha mẹ chưa thể trả lời, cần nói với con: "Mẹ không chắc có câu trả lời ngay bây giờ. Nhưng mẹ sẽ tìm đáp án và nói với con sau". Nhớ là luôn trả lời con sau đó, tránh lãng quên hoặc lảng tránh.
nguon tai.lieu . vn